Danh mục: Giáo dục

  • Lể ốc hay Lễ ốc là đúng chính tả?

    Lể ốc hay Lễ ốc là đúng chính tả?

    Lể ốc hay lễ ốc là từ đúng chính tả? Chuyên mục kiểm tra lỗi chính tả online giúp bạn sửa và kiểm tra lỗi chính tả miễn phí. Cùng tự tin hơn khi giao tiếp và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

    Lể ốc hay lễ ốc? Từ nào đúng?

    Lể ốc là từ đúng chính tả và có ý nghĩa còn lễ ốc là từ sai chính tả, không có trong từ điển tiếng Việt. Người dùng thường bị nhầm lẫn giữa hai từ này bởi phát âm dấu ngã và dấu hỏi tương tự nhau. Nhất là người miền Nam và miền Trung.

    Lể ốc nghĩa là gì?

    Lể ốc là động từ chỉ việc lấy nhân ốc ra khỏi vỏ ốc. Từ này được sử dụng nhiều tại khu vực miền Nam và miền Trung.

    Lể ốc hay Lễ ốc đúng chính tả

    Các câu ví dụ có sử dụng từ lể ốc:

    • Mẹ tôi đang lể ốc để nấu bún cho cả nhà.
    • Tôi thích ăn ốc nhưng rất ghét phải lể ốc.
    • Lể ốc cần dùng kim hoặc một dụng cụ nhỏ, nhọn.
    • Tôi chưa từng lể ốc, làm sao người ta có thể lấy nhân ốc ra khỏi chiếc vỏ bé xíu đó được nhỉ.

    Lễ ốc nghĩa là gì?

    Lễ ốc là từ sai chính tả và hoàn toàn không có ý nghĩa trong tiếng Việt. Bạn không nên sử dụng từ này trong giao tiếp nếu không muốn gây hiểu lầm.

    Các từ có liên quan

    Ngoài lể ốc thì còn một số từ đồng nghĩa chỉ hành động lấy nhân của ốc ra khỏi vỏ như: Nhảy ốc, khêu ốc.

    Từ lể ốc khác với từ ốc lể. Ốc lể hay ốc ruốc là tên của một loại ốc biển nhỏ bằng đầu ngón tay. Đây là đặc sản Đà Nẵng được rất nhiều người yêu thích nhờ hương vị thơm ngon.

    Lời kết

    Lể ốc là từ đúng và được dùng phổ biến tại khu vực miền Nam và miền Tây. Ở miền Bắc, ta dùng từ nhảy ốc hoặc khều ốc để miêu tả hành động này.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Chai mặt hay trai mặt đúng chính tả

    Chai mặt hay trai mặt đúng chính tả

    Chai mặt hay trai mặt, từ nào là đúng cần biết để sử dụng chuẩn. TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN với chuyên mục Kiểm Tra Chính Tả sẽ giải đáp thắc mắc cùng chia sẻ một số ví dụ để bạn dùng chính xác.

    Chai mặt hay trai mặt đúng chính tả

    Trai mặt là từ sai chính tả, và dễ nhầm lẫn trong giao tiếp hàng ngày nhưng thực tế, nó không mang ý nghĩa cụ thể nào trong ngôn ngữ chính thức.

    Ngược lại chai mặt là từ đúng chính tả, được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngữ cảnh khác nhau cả trong giao tiếp hay trong văn thơ.

    Chai mặt hay trai mặtChai mặt hay trai mặt mới là từ chính xác?

    Giải thích nghĩa của các từ

    Ở nhiều vùng miền của Việt nam, người dân thường dễ bị nhầm lẫn giữa hai âm “tr” và “ch” do phát âm địa phương. Vậy hai từ này có nghĩa là gì và được dùng như thế nào?

    Trai mặt nghĩa là gì?

    Trai mặt thực sự không phải là một cụm từ có trong từ điển tiếng Việt và có thể coi là một sự nhầm lẫn chính tả hoặc sử dụng từ ngữ.

    Chai mặt nghĩa là gì?

    Chai mặt được dùng để chỉ tình trạng mặt không biểu lộ cảm xúc hoặc không thay đổi biểu cảm trước những tình huống khác nhau, thể hiện sự lạnh lùng hoặc không dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.

    Chai mặt cũng được dùng để chỉ những người có khả năng chịu đựng, không ngại khó khăn hay thất bại và sẵn sàng đối mặt với những tình huống khó khăn mà không lùi bước.

    Ví dụ:

    • Cô ấy đã chai mặt trước mọi lời chê bai và khen ngợi của người xung quanh.
    • Anh ấy đã chai mặt khi tán tỉnh cô gái đó.

    Kết luận

    Chai mặt hay trai mặt đúng chính tả đã được làm sáng tỏ trong nội dung bài viết trên. Hãy luôn chú trọng đến việc sử dụng đúng ngôn ngữ để tạo ấn tượng tốt với người đọc hoặc người nghe.

    Chuyên mục Kiểm Tra Chính Tả sẽ cập nhật bài viết hàng ngày để giúp bạn biết thêm được nhiều cặp từ dễ sai chính tả khác.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Yên chí hay Yên trí là đúng chính tả?

    Yên chí hay Yên trí là đúng chính tả?

    Yên chí hay yên trí thường bị nhầm lẫn bởi phát âm chữ “ch” và chữ “tr” không giống nhau của người Việt. Tuy nhiên chỉ cần bạn hiểu rõ ý nghĩa, cách dùng thì hoàn toàn có thể phân biệt hai từ này. Hãy cùng chuyên mục kiểm tra lỗi chính tả online theo dõi những thông tin sau.

    Yên chí hay yên trí? Từ nào đúng chính tả?

    Yên trí là từ đúng chính tả và có ý nghĩa trong tiếng Việt, còn yên chí là từ sai chính tả. Dù không phải từ khó nhưng người dùng thường nhầm lẫn bởi cách phát âm tương đồng của chúng.

    Yên trí nghĩa là gì?

    Yên trí là động từ chỉ sử tin tưởng, không phải lo lắng hay suy nghĩ về bất cứ thứ gì. Từ này mang ý nghĩa tích cực, thường dùng để an ủi, động viên người khác.

    Yên chí hay Yên tríYên chí hay Yên trí đúng chính tả

    Các ví dụ có sử dụng từ yên trí giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa của nó:

    • Cứ yên trí, mọi việc cậu nhờ tôi đã nhớ rõ, chắc chắn không có sai sót gì.
    • Thi cử xong xuôi, em tôi được yên trí và bắt đầu kế hoạch du lịch mùa hè của nó.
    • Đã giao việc cho tôi thì cậu cứ yên trí, tôi sẽ hoàn thành tốt trong thời gian quy định.

    Yên chí nghĩa là gì?

    Yên chí là từ sai chính tả vì vậy không có ý nghĩa gì. Sở dĩ người dùng tiếng Việt bị nhầm lẫn giữa chí và trí bởi chúng đều chỉ các suy nghĩ, mục đích liên quan đến con người. Tuy nhiên chỉ có ý trí là từ đúng trong trường hợp này.

    Các từ có liên quan khác

    Ngoài yên trí, bạn có thể dùng một số từ có liên quan đến nó như:

    • Từ đồng nghĩa: Yên tâm.
    • Từ trái nghĩa: Lo lắng, bồn chồn.

    Lời kết

    Yên trí là từ đúng chính tả và được dùng để chỉ sự yên tâm, tin tưởng vào một người, một vật nào đó. Để tự tin hơn khi giao tiếp, đừng quên theo dõi thêm những bài viết kiểm tra chính tả miễn phí tại TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Rập rờn hay dập dờn đúng chính tả?

    Rập rờn hay dập dờn đúng chính tả?

    Rập rờn hay dập dờn là cách viết đúng thường gây khó khăn cho nhiều người. Nguyên nhân bởi sự nhầm lẫn trong cách sử dụng chữ “d” và “r”. Bên cạnh đó là không hiểu được ý nghĩa rõ ràng của từ này.

    Tìm hiểu cách viết nào đúng, ý nghĩa và cách sử dụng từ đúng thông qua một số ví dụ của The Poet tại chuyên mục kiểm tra chính tả.

    Rập rờn hay dập dờn? Từ nào đúng chính tả?

    “Dập dờn” là từ viết đúng chính tả và có ý nghĩa còn từ “rập rờn” là chưa chính xác. Điều này đã được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam công bố khi xảy ra tranh cãi về từ xuất hiện trong bài thơ “Việt Nam đất nước ta ơi” – Nguyễn Đình Thi.

    rập rờn hay dập dờnSử dụng rập rờn hay dập dờn đúng tiếng Việt?

    Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng thì cả 2 từ này vẫn xuất hiện. Mặc dù vậy tần suất của từ “dập dờn” vẫn cao hơn, thường thấy hơn (Theo Tiến sỹ Nguyễn Văn Tùng, Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).

    Dập dờn nghĩa là gì?

    “Dập dờn” nghĩa là sự chuyển động lúc lên xuống, ẩn hiện và theo nhịp độ nối tiếp nhau liên tục. Từ này dùng trong hoàn cảnh miêu tả sự di chuyển của một sự vật, hiện tượng.

    Ví dụ:

    • Biển lúa dập dờn
    • Ánh lửa dập dờn
    • Cánh bướm dập dờn

    Rập rờn nghĩa là gì?

    “Rập rờn” cũng có thể được sử dụng với ý nghĩa tương tự nhưng không phải là cách viết chính thống đúng chính tả theo tiếng Việt.

    Lời kết

    Rập rờn hay dập dờn đều có thể sử dụng nhưng để chính xác nhất phải dùng từ “dập dờn”. Trong các văn bản chính thống bạn đọc cũng sẽ thường xuyên bắt gặp từ đúng hơn. Theo dõi The Poet để cập nhật những thông tin liên quan thú vị khác.

    Xem thêm

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Giận giữ hay Giận dữ là đúng chính tả?

    Giận giữ hay Giận dữ là đúng chính tả?

    Giận giữ hay giận dữ là điều khiến nhiều người Việt phân vân khi sử dụng. Chuyên mục kiểm tra lỗi chính tả online sẽ cùng bạn khám phá ý nghĩa hai từ và tìm hiểu cách viết  đúng chuẩn theo từ điển.

    Giận giữ hay giận dữ? Từ nào đúng?

    Giận dữ là từ đúng, được viết rõ trong từ điển tiếng Việt và thường xuyên được sử dụng trong giao tiếp. Giận giữ là từ sai chính tả, không có ý nghĩa gì. Hai từ này bị nhầm lẫn bởi phát âm tương tự nhau.

    Giận dữ nghĩa là gì?

    Giận dữ là tính từ chỉ thái độ cáu giận, bực tức khiến người khác sợ hãi. Thông thường giận dữ sẽ đi kèm la hét, đập phá đồ đạc hoặc thậm chí là xô xát, đánh nhau.

    Giận giữ hay Giận dữGiận giữ hay Giận dữ đúng chính tả

    Một số câu có sử dụng từ giận dữ giúp bạn hiểu rõ ý nghĩa hơn:

    • Anh ta bắt đầu trở nên giận dữ và không kiểm soát được cảm xúc của mình.
    • Tình hình căng thẳng làm cho mọi người trong phòng trở nên giận dữ và không thể thấu hiểu lẫn nhau.
    • Gặp phải sự bất công, cậu bé cảm thấy giận dữ và muốn tìm cách bảo vệ bản thân.
    • Sự phản bội từ người thân khiến cô ấy cảm thấy giận dữ và đau lòng.
    • Lời nói cay độc của đối tác kinh doanh khiến anh ta trở nên giận dữ và muốn đập phá mọi thứ xung quanh.

    Giận giữ nghĩa là gì?

    Giận giữ không có nghĩa vì là từ sai chính tả. Giữ ở đây là giữ lại chứ không phải dữ tợn. Bạn đừng nhầm lần vì phát âm của chúng có phần tương tự nhau.

    Phân biệt dữ và giữ

    Ý nghĩa của hai từ này như sau:

    • Dữ: Chỉ sự dữ tợn và đáng sợ.
    • Giữ: Chỉ việc giữ lại.

    Lời kết

    Giận dữ là tính từ chỉ trạng thái cảm xúc của con người và động vật. Đây cũng là từ duy nhất viết đúng trong hai từ giận dữ và giận giữ. Để phân biệt bạn chỉ cần ghi nhớ ý nghĩa, cách dùng của dữ và giữ là được.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Chuyển mưa hay triển mưa đúng chính tả?

    Chuyển mưa hay triển mưa đúng chính tả?

    Chuyển mưa hay triển mưa đâu mới là cách viết đúng được nhiều độc giả quan tâm. TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN sẽ giúp bạn sửa sai chính tả và giải thích ý nghĩa của từ này.

    Chuyển mưa hay triển mưa? Từ nào đúng chính tả?

    Từ chuyển mưa mới đúng chính tả còn từ triển mưa là sai và hoàn toàn vô nghĩa. Lỗi này thường gặp do sự nhầm lẫn trong cách phát âm của một số vùng miền và bạn cần lưu ý khi sử dụng nó trong văn viết.

    chuyển mưa hay triển mưaChuyển mưa hay triển mưa là cách viết đúng chính tả

    Chuyển mưa nghĩa là gì?

    Chuyển mưa có nghĩa là hiện tượng trời nổi gió, kéo mây đen báo hiệu cơn mưa sắp đến. Bạn có thể dựa vào những điều này để dự đoán thời tiết sắp tới.

    Từ chuyển tức là di chuyển, biến đổi, trở nên còn mưa chỉ một hiện tượng thời tiết.

    Ví dụ:

    • Tôi đang đi chơi thì trời bất ngờ chuyển mưa.
    • Trời chuyển mưa bất ngờ khiến tôi không kịp tìm chỗ trú.
    • Trời chuyển mưa rồi, hãy mau cất quần áo vào nhà!
    • Cậu có mang ô không? Trời chuyển mưa rồi kìa.

    Triển mưa nghĩa là gì?

    Từ triển mưa không có ý nghĩa bởi nó là một từ sai chính tả và bạn cần lưu ý khi sử dụng.

    Tại một số địa phương, từ này được nói để chỉ hiện tượng trời chuyển mưa. Tuy nhiên nó không được công nhận trong từ điển tiếng Việt nên hoàn toàn vô nghĩa khi viết ra.

    Lời kết

    Biết chuyển mưa hay triển mưa đâu mới là từ đúng chính tả để sử dụng hợp lý. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác về ngữ pháp, bạn hãy để lại bình luận dưới bài viết và TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN sẽ nhanh chóng phản hồi bạn.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Tích cóp hay Tích góp là đúng chính tả?

    Tích cóp hay Tích góp là đúng chính tả?

    Tích cóp hay tích góp là từ đúng chính tả khiến rất nhiều người phải vò đầu bứt tai vì không biết. Hãy cùng chuyên mục kiểm tra lỗi chính tả online khám phá sự phong phú của tiếng Việt, đồng thời phân tích ý nghĩa, cách dùng chuẩn của hai từ này.

    Tích cóp hay tích góp? Từ nào đúng chính tả?

    Tích góp là từ đúng chính tả, được viết và giải thích rõ trong từ điển tiếng Việt. Còn tích cóp là khẩu ngữ của tích góp, từ này được người Việt tại một số vùng miền sử dụng.

    Tích góp nghĩa là gì?

    Tích góp là động từ chỉ sự dành dụm, tiết kiệm, gom góp từng chút một để ngày càng có nhiều hơn.

    • Tích góp tiền.
    • Tích góp voucher.
    • Tích góp quần áo.

    Từ đồng nghĩa với tích góp gồm: Cóp nhặt, gom góp, góp nhặt, tiết kiệm, để dành,…

    Tích cóp hay Tích gópTích cóp hay Tích góp đúng chính tả

    Một số ví dụ có sử dụng từ tích góp:

    • Mẹ tôi tích góp tiền cho tôi và chị học đại học. Chúng tôi rất biết ơn và yêu thương mẹ.
    • Bà già ấy phải tích góp từng đồng để mua thuốc, thật đáng thương.
    • Sau hơn 3 năm tích góp, cuối cùng tôi đã mua được nhà ở tuổi 25.

    Tích cóp nghĩa là gì?

    Tích cóp là khẩu ngữ của tích góp, từ này cũng có nghĩa là dành dụm, tiết kiệm để có nhiều hơn. Tuy nhiên, trong từ điển tiếng Việt không có từ này, để đảm bảo chính xác 100% khi viết các văn bản quan trọng thì bạn nên dùng từ tích góp hoặc các từ đồng nghĩa với nó.

    Lời kết

    Tích góp và tích cóp đều có ý nghĩa tương tự nhau nhưng tích góp là cách viết chính xác nhất. Bạn cũng có thể dùng những từ có liên quan để tăng sự đa dạng, phong phú cho văn bản của mình.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Rã rời hay dã dời là đúng chính tả?

    Rã rời hay dã dời là đúng chính tả?

    Rã rời hay Dã dời từ nào đúng chính tả? Người không phân biệt được chữ “R” và chữ “D” hay người địa phương còn bị ảnh hưởng nhiều bởi ngôn ngữ chính gốc sẽ hay mắc phải lỗi này. Trang web chính tả tiếng Việt sẽ phân tích để bạn hiểu rõ từ nào mới là từ chính xác trong từ điển Tiếng Việt.

    Rã rời hay Dã dời? Từ nào đúng chính tả?

    Rã rời là từ đúng chính tả và có ý nghĩa trong từ điển tiếng Việt, còn dã dời là từ sai chính tả. Hai từ này bị nhầm lẫn với nhau vì phát âm “d” và “r” thiếu chính xác.

    Rã rời nghĩa là gì?

    Rã rời là tính từ dùng để nói về sự mệt mỏi, không có sức làm việc hoặc nói về sự tan rã của một vật nào đó.

    • Mệt mỏi rã rời.
    • Toàn thân rã rời.

    Một số câu nói có dùng từ rã rời:

    • Sau một ngày dài làm việc, cơ thể tôi rã rời, không còn sức lực.
    • Cơn sốt cao khiến cho người cô ấy rã rời, mệt mỏi.
    • Chàng trai rã rời sau khi trải qua một cú sốc tinh thần lớn.
    • Nghe tin thất bại, anh ấy cảm thấy rã rời, chán nản.
    • Cô ấy rã rời sau khi biết được sự thật về người mình yêu thương.

    rã rời hay dã dờiRã rời hay dã dời đúng chính tả

    Dã dời nghĩa là gì?

    Dã dời là từ sai chính tả và không phải là một từ chính xác trong tiếng Việt. Nhiều người vẫn nghĩ đây là một từ đúng vì họ cho rằng Dã Dời là từ láy. Nhưng sự thật không phải vậy!

    Từ có liên quan khác

    Để tìm từ đồng nghĩa với từ rã rời, bạn có thể sử dụng từ rệu rã, ví dụng như:

    • Chuyến đi dài khiến cho cả đoàn rã rời, ai cũng muốn được nghỉ ngơi.

    Lời kết

    Qua các phân tích ở bài viết trên, TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN đã giúp bạn hiểu được Rã rời hay Dã dời từ nào là đúng chính tả. Không chỉ dừng lại ở cụm từ này, tôi còn cập nhật rất nhiều từ ngữ khác để bạn có thể nâng cao vốn từ vựng cho mình và sửa lỗi sai chính tả hiệu quả nhất.

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Lắp đầy hay Lấp đầy là đúng chính tả?

    Lắp đầy hay Lấp đầy là đúng chính tả?

    Lắp đầy hay lấp đầy là từ đúng chính tả khiến nhiều người hoang mang. Dù không phải từ khó nhưng cách phát âm tương đồng giữa lắp và lấp làm nổ lên cuộc tranh luận không ngừng về hai từ này. Hãy để chuyên mục kiểm tra lỗi chính tả online giải thích giúp bạn.

    Lắp đầy hay lấp đầy? Từ nào đúng chính tả?

    Lấp đầy là từ đúng chính tả và được giải thích ý nghĩa cụ thể trong từ điển còn lắp đầy là từ sai chính tả. Sở dĩ có sự nhầm lẫn này bởi vần “ă” và “â” có cách phát âm tương đồng với nhau.

    Lấp đầy nghĩa là gì?

    Lấp đầy là động từ chỉ việc làm đầy một khoảng trống nào đó bằng một vật nào đó. Ngoài ra lấp đầy cũng là tính từ miêu tả một không gian chứa đầy một thứ gì đó và không thể thêm vào nữa.

    • Lấp đầy khoảng trống.
    • Lấp đầy nhà kho.

    Lắp đầy hay Lấp đầyLắp đầy hay Lấp đầy đúng chính tả

    Các câu ví dụ có sử dụng từ lấp đầy:

    • Công trình xây dựng đang tiến hành để lấp đầy các hố hở trên con đường, tăng cường an toàn giao thông.
    • Trong vườn, tôi đã dùng đất để lấp đầy các khe hở giữa các viên gạch để tránh sự trượt chân.
    • Sau khi hỏng, tôi đã sử dụng bê tông để lấp đầy lỗ trên bề mặt đường để tránh tai nạn.
    • Cô ấy đã mua đủ bột để lấp đầy các vùng trống trong cái khuôn, để tạo ra chiếc bánh mousse hoàn hảo.
    • Thợ sửa ống nước đã lấp đầy lỗ hổng trong ống để chấm dứt sự rò rỉ nước.

    Lắp đầy nghĩa là gì?

    Lắp đầy là từ vô nghĩa bởi cách viết này sai, không có trong từ điển tiếng Việt. Người dùng chỉ nhầm lần giữa lắp và lấp bởi phát âm tương tự nhau giữa chúng, ngoài ra hai từ này không có bất cứ liên quan gì với nhau.

    Các từ có liên quan khác

    Có một số từ đồng nghĩa với lấp đầy mà bạn có thể sử dụng gồm:

    • Đầy ắp.
    • Lấp kín.
    • Đầy kín.

    Lời kết

    Phân biệt lấp đầy và lắp đầy không khó nếu bạn hiểu rõ ý nghĩa của hai từ này. Để giao tiếp hiệu quả hơn, đừng quên kiểm tra lỗi chính tả trước khi gửi văn bản.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Tổng hợp thơ Xuân Diệu về tình yêu đôi lứa, lãng mạn nhất

    Tổng hợp thơ Xuân Diệu về tình yêu đôi lứa, lãng mạn nhất

    Thơ Xuân Diệu về tình yêu luôn chứa đựng những câu từ đẹp nhất. Đôi khi những dòng thơ ấy chứa đựng nỗi niềm không nói nên lời, có khi là tình cảm mãnh liệt có lúc lại nhẹ nhàng, thoáng qua.

    Tuyển tập tất cả các bài thơ của “ông hoàng thơ tình” để cảm nhận định nghĩa thú vị của ông về những cung bậc cảm xúc về tình yêu đôi lứa.

    1. Yêu

    Yêu, là chết ở trong lòng một ít,Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu?Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu;Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết.

    Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt,Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu,Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu!– Yêu, là chết ở trong lòng một ít.

    Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt,Những người si theo dõi dấu chân yêu;Và cảnh đời là sa mạc cô liêu.Và tình ái là sợi dây vấn vít.Yêu, là chết ở trong lòng một ít.

    Những dòng thơ kinh điển trong tình yêu đôi lứa của Xuân Diệu

    2. Dại khờ

    Người ta khổ vì thương không phải cách,Yêu sai duyên, và mến chẳng nhằm người.Có kho vàng nhưng tặng chẳng tuỳ nơi,Người ta khổ vì xin không phải chỗ.

    Đường êm quá, ai đi mà nhớ ngó!Đến khi hay, gai nhọn đã vào xương.Vì thả lòng không kiềm chế dây cương,Người ta khổ vì lui không được nữa.

    Những mắt cạn cũng cho rằng sâu chứa;Những tim không mà tưởng tượng tràn đầy;Muôn ngàn đời tìm cớ dõi sương mây,Dấn thân mãi để kiếm trời dưới đất.

    Người ta khổ vì cố chen ngõ chật,Cửa đóng bưng nên càng quyết xông vào.Rồi bị thương, người ta giữ gươm dao,Không muốn chữa, không muốn lành thú độc.

    3. Vì sao

    Bữa trước, giêng hai dưới nắng đào,Nhìn tôi cô muốn hỏi “vì sao?”Khi tôi đến kiếm trên môi đẹpMột thoáng cười yêu thoả khát khao.

    – Vì sao giáp mặt buổi đầu tiên,Tôi đã đày thân giữa xứ phiền,Không thể vô tình qua trước cửa,Biết rằng gặp gỡ đã vô duyên? –

    Ai đem phân chất một mùi hươngHay bản cầm ca! Tôi chỉ thương,Chỉ lặng chuồi theo dòng xảm xúc,Như thuyền ngư phủ lạc trong sương.

    Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!Có nghĩa gì đâu, một buổi chiềuNó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu…

    Cô hãy là nơi mấy khóm dừaDầm chân trong nước, đứng say sưa,Để tôi là kẻ qua sa mạcTạm lánh hè gay; – thế cũng vừa.

    Rồi một ngày mai, tôi sẽ đi.Vì sao, ai nỡ bỏ làm chi!Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá,Chỉ biết yêu thôi, chẳng hiểu gì.

    3. Đợi mùa thu tới

    Tặng Nhất Linh

    Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng:Đây mùa thu tới – mùa thu tớiVới áo mơ phai dệt lá vàng.

    Hơn một loài hoa đã rụng cànhTrong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;Những luồng run rẩy rung rinh lá…Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.

    Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ…Non xa khởi sự nhạt sương mờ…Đã nghe rét mướt luồn trong gió…Đã vắng người sang những chuyến đò…

    Mây vẩn từng không, chim bay đi.Khí trời u uất hận chia ly.Ít nhiều thiếu nữ buồn không nóiTựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì.

    4. Vội vàng

    Tặng Vũ Đình Liên

    Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mất;Tôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi.

    Của ong bướm này đây tuần tháng mật;Này đây hoa của đồng nội xanh rì;Này đây lá của cành tơ phơ phất;Của yến anh này đây khúc tình si.Và này đây ánh sáng chớp hàng mi.Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa;Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,Không cho dài thời trẻ của nhân gian,Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại!Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt…Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

    Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,Ta muốn ômCả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiềuVà non nước, và cây, và cỏ rạng,Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,Cho no nê thanh sắc của thời tươi;– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

    5. Anh đã giết em

    Anh đã giết em, anh chôn em vào trái tim anhTừ đây anh không được yêu em ở trong sự thậtMột cái gì đã qua, một cái gì đã mấtTa nhìn nhau, bốn mắt biết làm sao?Ôi! Em mến yêu! Em vẫn là người anh yêu mến nhấtCho đến bây giờ ruột anh vẫn thắtTim anh vẫn đập như vấp thời gianNhớ bao nhiêu yêu mến nồng nàn,Nhớ đoạn đời hai ta rạng rỡNhớ trời đất cho anh mởNhớMuôn thuở thần tiên.Ôi! Xa em, anh rơi vào vực không cùngĐời anh không em, lạnh lùng tê buốtNhưng còn anh, còn em, mà đôi ta đã khácTa: hai người xa lạ – phải đâu ta!Anh đã giết em, anh chôn em vào trái tim anhĐêm nào anh cũng đi quanh em mà khócAnh vẫn ước được em tha thứAnh vẫn yêu em như thuở ban đầuThế mà tại sao ta vẫn xa nhau?Tại em cố chấpTại anh đã mấtCon đường đi tới trái tim emAnh đã giết em rồi, anh vẫn ngày đêm yêu mến.Em đã giết anh rồi, em vứt xác anh đâu.

    6. Anh là người bạc bẽo

    Ngẫm cho kỹ anh là người bạc bẽo,Em yêu rồi, anh đã vội quên ngayMới hôm kia tình tự đến mê saySang bữa nay anh làm như mất hếtAnh đòi mãi như một kẻ keo kiệt,Trong hồn anh tình ái chẳng lâu sao?Anh không chắt chiu dành dụm tí nào,Là đất xấu hạt gieo không nảy nởNên anh mới luôn luôn nghèo khổGiận hờn như anh chẳng được em yêuMà thật ra em yêu dấu rất nhiềuNgẫm cho kỹ anh là người bạc bẽo.

    7. Biết tạc đâu ra em của anh?

    Đôi ta dừng. Em đi vào lối cỏAnh nhìn theo dáng nhỏ bước xa dầnAnh thuộc tay em, anh thuộc bàn chânEm như từ trong anh bước ra đường cái…

    Anh thuộc mắt em, anh thuộc tóc emAnh như vỏ mà em là ruột quảÔi một trái luôn chia làm hai nửaMỗi lúc em về rồi lại đi

    Đó là một sớm mai cách đây tuần lễHình em đi – anh bỗng nghĩ bàng hoàng:Nếu ngày nào em hết ở cùng anhNếu đến khi anh không còn em nữa.

    Anh biết tạc đâu ra một người như thế,Anh ấp iu mang mẻ làm saoAnh biết lấy đâu ra, anh biết lấy đâu vàoAnh biết mượn đất trời sao cho được?

    Anh lấy thịt xương đâu chứa đầy mộng ướcAnh lấy gì biến hoá để thành em?Anh bóp vụn ngày, anh xé nát đêmAnh vá víu những người trên trái đất

    Người ta có thể vô cùng xinh đẹpCó thể thông minh, có thể rạng ngời,Có thể yêu anh đi nữa, em ơi!Anh không thể kiếm tìm em đâu cả!

    Đó là một sớm mai cách đây tuần lễDáng em đi – in mai mãi bóng hìnhNếu ngày em chẳng cùng anh nữaBiết tạc đâu ra em của anh?

     

    8. Bữa tiệc đôi ta sáng nước mây…

    Bữa tiệc đôi ta sáng nước mây,Ta mời trời dự đất vui lây.Trải hàng cây cả xăm xăm biếc,Lượn khúc đường non thắm thắm hây.

    Cá bạc thung thăng lội dưới dòng,Bỗng con chiền chiện hót từng không;Sớm nay ta đã ra ngoài nội,Mở tiệc tâm hồn đãi núi sông.

    Bữa tiệc đôi ta mới mẻ hoài,Thêm màu lên cả sắc hoa tươi.Nghe say tiếng nói người trên bến,Say bước người đi chợ sớm mai.

    Bữa tiệc đôi ta sao lấp lánh,Bởi vì đôi mắt em đen nhánh,Hàng mi chớp chớp ánh dương tung,Lá cỏ, hạt sương đều mọc cánh…

    9. Có em

    Có em tồn tại trên đờiCho anh còn được có người để yêu,Thế thôi, thôi thế cũng nhiềuEm ơi! Quấn quít mai chiều được đâu.

    Những gì cao đẹp thẳm sâuAnh cho em hết, lòng đau còn gì.Chỉ còn cái bóng anh đi.Cái gan cái ruột tình si khoét rồi!

    Có em trên cõi đời nàyCòn là hạnh phúc vui vầy cho anh.Em ơi! Khoẻ mạnh tốt lànhẤm êm, vui đẹp, cho anh khỏi buồn.

    thơ xuân diệu về tình yêu đôi lứathơ xuân diệu về tình yêu đôi lứaThơ Xuân Diệu về tình yêu mang nhiều cảm xúc

    10. Bức tượng

    Em đến thăm anh trên đôi dép cao suEm đã vào nhà mà anh còn thấy bóng em in trên trời rộng

    Khuôn mặt nhìn nghiêng dáng mũi caoBấy lâu trong nhớ đẹp làm sao

    Anh đã gặp em ở một bến đòThương nhớ bao la – trên dòng sông vắngPhong cảnh đã vào chiều, trời hiu hiu nắngCây đôi bờ đứng lặng, nặng hồn xa…

    Anh đã gặp em ở chân ngọn núi xanhNúi sẫm biếc như mùa thu đọng lạiTrong thung lũng hoang sơ, ngô lay cờ – rộng rãiPhân ngô còn đượm mãi hồn ta.

    Anh đã gặp em bên bờ biển sóng xaoPhi lao rì rào hồn trao cho gióBờ cát mịn dạt dào sóng vỗNiềm ân tình vạn thuở chẳng hề vơi.

    Anh đã gặp em dưới một trời saoVà đôi mắt em in vào vũ trụAnh ngợi giữa muôn vàn tinh túĐêm mơ màng thơm hương áo của em…

    Từ lúc yêu em, ngay sau buổi gặp đầu tiênAnh đã tạc hình ảnh của em trên nền thương nhớở đâu có nhớ thương, anh đã đặt tượng em vào đóNên bây giờ anh nhớ: đã gặp em

    11. Chén nước

    Em cho anh chén nước,Anh biến thành rượu nhoRượu triền miên mộng ướcRượu nồng nàn thơm tho.

    Cái men trong mắt emAnh để vào chén nước;Hương hơi thở của mìnhĐã hoá thành rượu chuốc.

    Anh thêm vào chén nướcRượu cất của hồn anh,Rượu cười sao lấp lánhNhư ánh mắt trời xanh.

    Ôi! Chén rượu ân tìnhTừ bình minh sự sốngRót mãi tới vô cùngCủa cuộc đời lồng lộng.

    Anh lại nâng chén nướcMời em nhắp môi choEm ơi, đừng uống hếtKẻo say chết bây giờ.

    Sài Gòn – Mĩ Tho 17-8-1975

    12. Dỗi

    Mặt trăng anh trả cho trờiVườn hoa anh trả cho người tới thămHồ Tây chiều ấy mưa dầmAnh xin trả lại cho năm tháng dài

    Nhìn em trong phút giây thôiMà anh đã ngỡ đất trời buồn tênhCõi đời anh thấy nhạt thênhTưởng anh không được cùng em chung nhìn.

    13. Đa tình

    Nghìn buổi sáng, bình minh xe chỉ thắmĐem lòng tôi ràng rịt với xuân tươi.Thuở xưa kia là con của mặt trời,Tôi có lửa ở trong mình nắng đọng.

    Đời muốn chữa cho tôi lành bệnh sống,Đem tuyết sương lời lẽ buốt vào gan;Tuyết sương mòn, băng giá phải trôi tan,Tôi là lửa chẳng bao giờ biết nguội.

    Tôi đã yêu từ khi chưa có tuổiLúc chưa sinh, vơ vẩn giữa vòng đời;Tôi đã yêu khi đã hết tuổi rồi,Không xương vóc, chỉ huyền hồ bóng dáng.

    Vào đêm tối tôi sẽ làm đuốc sángRọi u minh tỏ rạng ánh hồn sâu;Đến ru thơ bao kẻ hãy buồn đau;Tìm ấp mộng những hồn sầu rã mục.

    Hồn đông thế, tôi sợ gì cô độc!Ma với nhau thì ôm ấp cùng nhau.Chuyện yêu đương bấy giờ đã hết đâu,Niềm tâm sự vẫn còn như thuở sống.

    Trong cõi lòng lan đi bao ấm nóng,Giữa hồn thường thắm thiết một ma thơĐem nhớ nhung an ủi dưới trăng mờ,Và trong gió phất phơ đi có bạn…

    Kẻ đa tình không cần đủ thịt da;Khi chết rồi thì tôi sẽ yêu ma.

    14. Nằm đêm anh cứ thương em

    Nằm đêm anh cứ thương emRơi nghiêng nước mắt một đêm gối nằmThế này cho hết trăm nămĐến muôn năm vẫn âm thầm thương em.

    15. Nhớ nhỏ đôi tay

    Nhớ em, nhớ nhỏ đôi tayHơi hương nhớ dịu, lông mày nhớ thanh.Mắt trong, anh nhớ long lanh,Hàm răng, anh lại nhớ anh hay nhìn.

    16. Trách em

    Em không có gì đáng tráchNhưng anh muốn trách emTrách bởi sao yêu mếnRồi lại đến yêu thêm.

    Trách: sao anh nhớ emĐến nỗi hồn xẻ nửa,Trách: sao em đi rồiAnh như ngồi trên lửa.

    Trách chiếc răng nho nhỏBên một khóe môi cười.Anh trách nhiều em đóĐôi mắt đen, em ơi.

    Thương em sợ trễ tàuQuên trái cam để lại.Giận anh tối hôm quaPhải viết bài, thức mãi.

    Thương em đi vội vãTem không kịp mua dànhVề làng xa bưu điệnLà chậm thư cho anh.

    Anh còn muốn trách emBỗng gió mùa đông bắcEm đi chăn mỏng manhChợt trên đường công tác.

    Anh vừa thương vừa tráchCàng trách lại càng thươngTìm theo anh xa cách,Lòng anh đi giữa đường…

    17. Vợ chuẩn bị hành trang cho chồng vào hoả tuyến

    Em choàng lưới mũ cho anh,Áo anh em nhuộm màu xanh lá rừngChiếc ba lô cũ đã dùng,Tay em khéo léo chữa từng đường kim;Gọn gàng túi buộc gạo đem;Muốn hôn nghìn bận tay em đậm đà

    Anh đi công tác đường xaNhững nơi bom đạn hay là hiểm nguyCó tình em dõi theo điẤm trên trăm dặm sợ gì chông gaiHang chẳng thẳm, núi không dàiMột người chiến đấu với hai tâm hồn

    Trên đường mát bóng chiều hômNhớ em anh lại bước dồn thêm nhanhLá cây cài mũ nhớ mìnhKhoác ba lô lại đeo tình trên vaiKhải hoàn hát khúc ngày maiCó em rực rỡ tươi hoài bên anh.

    18. Hẹn hò

    Anh đã nói, từ khi vừa gặp gỡ:“Anh rất ngoan, anh không dám mong nhiều.Em bằng lòng cho anh được phép yêu;Anh sung sướng với chút tình vụn ấy”.

    Em đáp lại: “Nói gì đau đớn vậy!Vừa gặp anh, em cũng đã mến rồi.Em phải đâu là ngọn nước trôi xuôi;Chưa hi vọng, sao anh liền thất vọng?”

    Lời nói ấy về sau đem gió sóngCho lòng anh đã định chỉ yêu thôi;Anh tưởng em là của anh rồi,Em mắc nợ, anh đòi em cho được.

    Đấy, ai bảo em làm anh mơ ước!Lúc đầu tiên, anh có mộng gì đâu!Tưởng có nhau ai ngờ vẫn xa nhau,Em ác quá! Lòng anh như tự xé…

    19. Biệt ly êm ái

    Tặng Nguyễn Xuân Khoát

    Chúng tôi ngồi, vây phủ bởi trăng thâu,Sương bám hồn, gió cắn mặt buồn rầu.

    Giờ biệt ly cứ đến gần từng phút.Chúng tôi thấy đã xa nhau một chút…

    Người lặng im, và tôi nói bâng quơ,Chúng tôi ngồi ở giữa một bài thơ.

    Một bài thơ mênh mông như vũ trụ,Đầy khói hương xưa, tràn ân ái cũ.

    Chúng tôi ngồi, vây phủ bởi trăng thâu,Tay trong tay, đầu tựa sát bên đầu.

    Tình Yêu bảo: “thôi các ngươi đừng khóc,Các ngươi sẽ đoàn viên trong mộng ngọc”.

    Cứ nhìn nhau rồi lại vẫn nhìn nhau,Hạnh phúc ngừng giữa đôi trái tim đau.

    20. Tương tư, chiều…

    Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm;Anh nhớ em, em hỡi! anh nhớ em.Không gì buồn bằng những buổi chiều êm.Mà ánh sáng đều hoà cùng bóng tối.Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối;Vài miếng đêm u uất lẩn trong cành;Mây theo chim về dãy núi xa xanhTừng đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽKhông gian xám tưởng sắp tan thành lệ.

    Thôi hết rồi! còn chi nữa đâu em!Thôi hết rồi, gió gác với trăng thềm.Với sương lá rụng trên đầu gần gũi,Thôi đã hết hờn ghen và giận tủi.(Được giận hờn nhau! sung sướng bao nhiêu!)Anh một mình, nghe tất cả buổi chiềuVào chậm chậm ở trong hồn hiu quạnh.

    Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh.Anh nhớ em, anh nhớ lắm! em ơi!Anh nhớ anh của ngày tháng xa khơi,Nhớ đôi môi đang cười ở phương trời.Nhớ đôi mắt đang nhìn anh đăm đắm.Em! xích lại! và đưa tay anh nắm!

    Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc.

    thơ tình yêu của xuân diệuthơ tình yêu của xuân diệuMột bài thơ nổi tiếng của Xuân Diệu đã được phổ nhạc

    21. Với bàn tay ấy…

    Tặng Huy Cận

    Với bàn tay ấy ở trong tay,Tôi đã nguôi quên hận tháng ngày,Một tối trăng cao gieo mộng tưởngVào lòng gió nhẹ thẩn thơ bay.

    – Một tối bầu trời đắm sắc mây,Cây tìm nghiêng xuống nhánh hoa gầy,Hoa nghiêng xuống cỏ, trong khi cỏ,Nghiêng xuống làn rêu, một tối đây.

    Những lời huyền bí toả lên trăng,Những ý bao la rủ xuống trần,Những tiếng ân tình hoa bảo gió,Gió đào thỏ thẻ bảo hoa xuân.

    Bóng chiều đi vụt. Bỗng, đêm nay,Tôi lại đa mang hận tháng ngày.Dưới ánh trăng cười, tôi kiếm mãiDấu bàn tay ấy ở trên tay.

    22. Đơn sơ

    Tặng Nguyễn Gia Trí

    Em nói trong thư: “Mấy bữa rày,Sao mà bươm bướm cứ đua bay;Em buồn, em nhớ, chao! em nhớ!Em gọi thầm anh suốt cả ngày.

    Ngoài ấy vui không, anh của em?Trong này đã có nắng vàng êm:Mỗi lần nắng rọi, em ra cửa,Em nghĩ gì đâu, đứng lặng im.

    Mùa xuân khó chịu quá đi thôi!Cảnh đẹp làm em thấy lẻ loi,Chim hót xui em nghe quạnh quẽ:– Hay là anh đã bỏ em rồi?

    Ồ! mới nghiêng mình xem nước trong,Vui mừng em thấy má em hồng…”Em tôi ăn nói vô duyên quá!Em đốt lòng anh, em biết không?

    23. Hoa nở để mà tàn

    Hoa nở để mà tàn;Trăng tròn để mà khuyết;Bèo hợp để chia tan;Người gần để ly biệt.Hoa thu không nắng cũng phai màu;Trên mặt người kia in nét đau.

    24. Muộn màng

    Anh biết yêu em đã muộn màng,Nhưng mà ai cưỡng được tình thương!Ngậm ngùi tặng trái tim lưu lạc,Anh chỉ xin về một chút hương.

    Một chút hương phai của ái tìnhMà em không thể gửi cùng anh;Để lòng ướp với tình phai ấy,Anh tưởng từ đây bớt một mình.

    Mắt ướt trông nhau lệ muốn tuôn,Gượng cười anh phải khóc thầm luôn:Em là người của ai ai đấy,Lưu luyến chi nhau để sớt buồn.

    Dầu chiếm tay em, anh vẫn hayRằng anh chỉ nắm cánh chim bay;Bao giờ có được người yêu dấu!Chất chứa trong lòng vạn đắng cay.

    Anh chỉ như con chim bơ vơLạnh lùng bay giữa gió, sương, mưa;Qua gần tổ ấm đôi chim bạn,Bỗng thấy lòng cuồng yêu ngẩn ngơ.

    Yêu ngẩn ngơ rồi đau xót xa,Số anh là khổ, phận anh làSuốt đời nuốt lệ vào trong ngực,Đem ái tình dâng kẻ phụ ta.

    Chưa đi mà đã xa cách nhau,Lúc biệt ly rồi, xa đến đâu?Thôi hãy để anh đi hốt hoảng,Gấp đem thương nhớ khuất mây mù.

    Thôi hãy để anh đi thất thơ,Mặc luồng gió mạnh, mặc mưa toĐánh vào thân thể run như sậy.– Tôi chẳng cần ai thương hại cho.

    25. Thở than

    Tôi là một kẻ điên cuồngYêu những ái tình ngây dại.Tôi cứ bắt lòng tôi đau đớn mãi,Đau vô duyên, đau không để làm gì.Ôi! tình siKhông có một giờ yên ổn!

    Nếu bỏ được trải lòng cho gió cuốn,Đem vứt đi, như là trái chua cay!Nếu một chiều có thể rải tung bayTất cả linh hồn thổn thức!Nhưng mỗi lần đưa tay lên nén ngực,Lại nghe tình nhiều hơn số ngón tayVới mi kia, mắt nọ, với môi này,Với chuỗi tên người liên tiếp…

    Yêu với mến! mến và yêu! tiếng điệpCủa khúc ca nào vừa cắt, vừa say?Lòng tôi lạnh lẽo, đêm nay,Theo một con đường mấy nẻo.

    Và đêm nay, lòng tôi lạnh lẽo…Như sáng trăng trên mặt nước thu lờ.Tôi là một kẻ bơ vơYêu những ái tình quạnh quẽ.

    26. Bên ấy bên này

    Lòng ta trống lắm, lòng ta sụpNhư túp nhà không bốn vách xiêu;Em chẳng cứu giùm, em bỏ mặcMưa đưa ta đến bến Đìu hiu.

    Em ở bên mình; ta ngó say,Song le bên ấy với bên nàyCũng xa như những bờ xa cách,Không có thuyền qua, không cánh bay.

    Ta thấy em xinh, khẽ lắc đầu.Bởi vì ta có được em đâu!Tay kia sẽ ấp nhiều tay khác,Môi ấy vì ai sẽ đượm mầu.

    Họ sẽ ôm em với cánh tay;Và em yêu họ đến muôn ngày;Thôi rồi! Em chẳng thờ ơ nữaNhư đối cùng ta tự bấy nay;

    – Như đối cùng ta giữa cảnh mưaMà lòng không hiểu, trán bơ vơ,Không tăng âu yếm trong câu nói,Trong mắt còn nguyên vẻ hững hờ.

    thơ xuân diệu tình yêu lãng mạnthơ xuân diệu tình yêu lãng mạnNhững dòng thơ da diết về mối tình không đạt được kết quả

    27. Dối trá

    Tặng Lương Xuân Nhị

    Nói chi nữa tiếng buồn ghê gớm ấyĐể lòng tôi sung sướng muốn tiêu tan?Tất cả tôi run rẩy tựa dây đànNghe thỏ thẻ chính điều tôi giấu kỹ,Sợ đôi mắt điềm nhiên và diễm lệ.Vâng, nói chi để khêu lại nguồn sầuTôi ngỡ đã cạn hẳn trong bấy lâu,Để lại nhóm cho cháy thêm ngọn lửaTưởng gần tàn. – Yêu? yêu nhau? làm chi nữa!

    Tôi vẫn biết rằng tôi chẳng xứng người;Mùa xuân tôi chưa hề có hoa tươi;Tôi như chiếc thuyền hư, không bến đỗ;Tôi là một con chim không tổ,Lòng cô đơn hơn một đứa mồ côi,Nhặt nụ cười của thiên hạ, than ôi,Để tự nhủ: “ta được yêu đấy chứ”.Tôi chỉ sống để hoài hoài tưởng nhớ,Mãi mãi yêu, nhưng giấu giếm luôn luôn;Mà người thì, lơ đãng, giậm trên buồn,Bận đi hái những cành vui xanh thắm.

    Tôi biết lắm, trời ơi, tôi biết lắm!

    Hỡi lòng dạ sâu xa như vực thẳm!Tôi biết rằng người nói vậy cười chơiTiếng đã làm tôi tê tái cả người,Tim ngừng đập, để thu hồn nghe lắng,Máu ngừng chạy, để cho lòng bớt nặng,Tôi biết rằng, chỉ cách một ngày sau,Cây bên đường sẽ trông thấy tôi sầu,Đi thất thểu, đi lang thang, quạnh quẽ.

    Vì vội đến kiếm tìm nhau, tôi sẽChỉ thấy người thương nhưng chẳng thấy tình thương,Và như màu theo nắng nhạt, như hươngTheo gió mất, tình người đà tản mác.Tôi sẽ trốn, thẫn thờ, ngơ ngác,Trái tim buồn như một bãi tha ma,Gượng mỉm cười: “người quên nghĩ rằng taSẽ đau đớn bởi một lời nói vội”.

    Vì, khốn nạn! tôi vẫn còn tin mãiSự nhầm kia; – tôi không thể không yêu.Dầu không tin, tôi càng cứ yêu nhiều:Khi người nói, tiếng người êm ái quá…Có lúc, tưởng chỉ để rơi tàn lửa,Tay vô tình gieo một đám cháy to;Người tưởng buông chỉ đôi tiếng hẹn hò,Tôi hưởng ứng bằng vạn lời say đắmĐang rạo rực, thì thào, rối rắm,Ngập lòng tôi. – Mà ai ngó tới đâu!Tôi điên cuồng, tất nhiên phải khổ đau,Tôi biết lắm, trời ơi, tôi biết lắm!

    Vậy trót lỡ, tôi sẽ đành lẳng lặngChịu mối tình gây lại bởi tay ai,Không cầu xin, không trách móc, vì – ôi!Tôi chẳng biết làm cho lòng cứng cỏi.Cứ như thế cho đến giờ đen tốiHoa ái tình chung phận đoá hồng khô,Mà trái tim đã ghê dáng hững hờSẽ chung phận của tro tàn bếp lạnh.

    Tôi giấu sẵn một linh hồn hiu quạnh,Cho nên, liền chiều đó, tôi hết vui.Không thấy người bằng không thấy mặt trời,Tôi ôm ngực thử tìm xem biên giớiCủa sầu tủi. Nhưng, hỡi người yêu hỡi!Nó mênh mông, vô ảnh, bủa vây tôi;Yên ổn đi, thắc mắc đến đây rồi,Mơ ước tới, mà chán chường cũng lại.Và mơn trớn cả một kho ân ái,Tôi một mình đối diện với tình khôngĐể lắng nghe tiếng khóc mất trong lòng.

    1935

    28. Buồn trăng

    Gió sáng bay về, thi sĩ nhớ;Thương ai không biết, đứng buồn trăng.Huy hoàng trăng rộng, nguy nga gió,Xanh biếc trời cao, bạc đất bằng.

    Mây trắng ngang hàng tự thuở xưa,Bao giờ viễn vọng đến bây giờ.Sao vàng lẻ một, trăng riêng chiếc;Đêm ngọc tê ngời men với tơ…

    Khắp biển trời xanh, chẳng bến trời.Mắt tìm thêm rợn ánh khơi vơi.Trăng ngà lặng lẽ như buông tuyết,Trong suốt không gian, tịch mịch đời.

    Gió nọ mà bay lên nguyệt kiaThêm đem sương lạnh xuống đầm đìa.Ngẩng đầu ngắm mãi chưa xong nhớ,Hoa bưởi thơm rồi: đêm đã khuya.

    29. Gửi hương cho gió

    Biết bao hoa đẹp trong rừng thẳmĐem gửi hương cho gió phũ phàng!Mất một đời thơm trong kẽ núi,Không người du tử đến nhằm hang!

    Hoa ngỡ đem hương gửi gió kiều,Là truyền tin thắm gọi tình yêu.Song le hoa đợi càng thêm tủi:Gió mặc hồn hương nhạt với chiều.

    Tản mác phương ngàn lạc gió câm,Dưới rừng hương đẹp chẳng tri âm;Tên rừng hoa đẹp rơi trên đá,Lặng lẽ hoàng hôn phủ bước thầm.

    Tình yêu muôn thủa vẫn là hương;Biết mấy dòng thơm mở giữa đường,Đã mất tình yêu trong gió rủi,Không người thấu rõ đến nguồn thương!

    Thiên hạ vô tình nhận ước mơ,Nhận rồi không hiểu mộng và thơ…Người si muôn kiếp là hoa núi,Uổng nhuỵ lòng tươi tặng khách hờ!

    30. Những kẻ đợi chờ

    Hỡi các anh đi dáng hững hờ,Đầu cao, tóc ngược, mắt theo mơ,Để dành một phút thương ai với!Ôi! biết bao nhiêu kẻ đợi chờ.

    Họ chưa hề đẹp; lúc xuân sangĐem sắc, đem duyên điểm mọi nàng,Đôi chút hồng đào lên má nở,Rồi thôi; – họ chẳng dám nhìn gương…

    Son phấn bao giờ đủ tốt tươi;Sắc màu đẹp quá, áo hơn người.Thư tình không lạc trong tay mỏiĐã nản thêu thùa, kim chỉ ơi!

    Mỗi ngày, trông những thiếu niên quaGót vặm kêu nhanh trước cửa nhà,Họ chứa nhớ thương; – và mỗi tối,Ấy là sa mạc của buồng hoa…

    Mùa đông trên gối rét tê bông;Múa giữa lòng đơn uổng ấm nồng;Hồn ước chung đôi; thân lặng lẽVào nằm chia lạnh với chăn không.

    Họ nói: thôi mong gặp gỡ gì!Xuân mình tất cả đã trôi đi…– Thế rồi họ khóc không nghe tiếngTrong lúc trăng tàn bạt gió khuya.

    31. Bá Nha, Trương Chi

    Anh là người thuyền chài Trương ChiTrong trái tim mang em đọng lại.Anh là người gảy đàn Bá NhaĐã đặt em thành khúc nhạc ca.

    Khúc ca khi nắng và khi gióLúc nhặt khoan và lúc lặng im;Mang em ngày thắm và đêm biếcTrong trái tim – nhưng vẫn còn tìm…

    Ngọn sáo anh vừa chuốt trong lau,Lắng nghe ngọn sáo tiếng vi vu…Bức hình anh mới in trong dạ,Xem thử bức hình trong như châu…

    Một chiếc thuyền bồng đi lại điAnh là người thuyền chài Trương Chi

    Một khúc mê đời ca lại caAnh là người gảy đàn Bá Nha.

    32. Ước chi…

    Ước chi không phải là xa,Sớm mai tung cánh cửa đà thấy emCười làm trái đất đẹp thêm,Chân qua trăm dặm còn nhem bụi đường.

    Ước phòng anh ngát mến thương,Ngừng trang sách mở, nghe hương tâm tình;Nhìn gương ta bỗng thấy mình,Đôi ta bóng chuyện với hình bên vai.

    Ước em như nước, như trờiDù nơi đâu cũng bên người, thuỷ chung.Một tuần công việc tạm xong,Cầm tay chủ nhật hoà trong phố người.

    4-1961

    33. Anh đến thăm em

    Được nhìn thấy em, anh chở em về trong mắtAnh đưa em về trên đường ca hátMột mình anh đi, với mắt của em,Anh đã đem về đôi mắt của em.

    Anh băng đường cái, anh trải cánh đồng.Anh qua nhà của buổi chiều rét mướtAnh qua rộng rãi nhà của mùa đông,Hỏi một lời: em có thật yêu không?

    Cây ở bên đình xanh đắm say,Dừng xe, anh đứng lại nơi đây…Một lời anh hỏi không ra tiếng:Em thật yêu không? hỡi những ngày…

    Anh hỏi và anh chẳng nói ra,Lòng nát như tương, héo như lửa.Gặp em như suối – ngọt, êm, hoà,Anh bỗng thấy không cần hỏi nữa.

    Trong bao nhiêu phút, bao nhiêu đời?Dưới tàn cổ thụ ta kề vai.Mới hay anh thiếu em nhiều lắm,Dẫu có hôm mai được gặp hoài.

    Đêm sắp đến rồi, sương sắp che,Thăm em, anh lại phải ra về.Muôn trùng anh chở em vô tậnTrong mắt anh nhìn, tai anh nghe.

    Chiều 10-1-1962

    34. Chưa hiểu

    Trên trời, dưới đất, ở giữa loài người,Anh vẫn chưa hiểu từ đâu đưa lạiMột con ngườiTên là em, hay tên là thế giới,Tên là em, hay tên gọi chân trời…

    Anh vẫn chưa hiểu tự đâu mẹ chaMột ông đồ nghèo, một người thợ mộc,Một bà nội trợ, một bác gái càyĐã sinh chúng ta để thành hoà hợpĐôi cây trong vườn, một cặp chim bay…

    Anh vẫn chưa hiểu vì đâu, tại saoNhư đánh que diêm bỗng xoè trận lửa,Như tay ẩy cửa bỗng loá trăng ngà,Trong tháng ngày, có một ngày gặp gỡ,Ta đụng vào đâu, mà đổ xuống cả rừng hoa…Một con người, điệp khúc của bài ca…

    – Anh có cảm tưởng như là em hiểu.

    24-6-1961

    35. Mưa

    Lâm râm mưa chuyện trên cành,Thì thầm lá nói trong mành nước xe.Phòng anh nghe tiếng mưa đi,Em xa – chẳng hiểu làm chi giờ này.

    Khí đêm man mát qua tay,Có mưa thưa nhẹ, thêm ngây vị hè.Ve im, lặng vắng tứ bề:Em xa – mưa có bay về chốn em?

    Hơn là nhắn cá gửi chim,Nhờ mưa đưa bức chăn êm tới người.Thôi em nghỉ việc, khuya rồi;Chăn mưa em đắp cùng trời – với anh.

    5-1961

    36. Những suối trời

    Em có yêu không những suối trờiTrong con chiền chiện líu lo hoài,Mình ném thia lia lên khoảng biếc,Tiếng ca thanh, lọc cả đồng vui?

    Em có yêu không trên mái gianhTiếng chim se sẻ gảy đàn tranh;Có yêu cu đất gù trưa nắng,Và tiếng cò kêu qua lúa xanh?

    Anh kể em nghe những chuyện chimTrên trời; chuyện những cánh bay tìm…Con chim đẹp nhất và yêu nhấtĐang đậu trên vai anh, đó em.

    6-6-1961

    37. Tình yêu san sẻ

    I – VUI

    Là hoa, là nụ, hay là cànhLà cả mùa xuân em tặng anh.Ôi những lá sương ôm lóng lánhTay em đưa đến với ngày xanh.

    Phải chăng chim, gió mới qua đèo,Hay suối, hay thông đang hoạ reo?Nghe bước mầm đi như tiếng nhạcCũng vì muôn vạn hạt em gieo.

    Vườn hồn hoa chậm hay hoa ủTrước sức xuân sang chợp nở đều…Đêm hoá bếp hồng em chụm thổi,Ngày thành lụa tuyết để em thêu.

    II – MONG

    Em hẹn hai lần đặt bước xinh,Hai lần hoa đã đợi trong bình.Chiếu son anh trải bằng tâm tưởngĐón tự nơi em sang chốn anh.

    Một ngày mong đợi ấy ba năm,Một khắc xa nhau là thế kỷ.Biết em công việc vẫn đang dồn,Anh cũng liền tay chưa lúc nghỉ.

    Trời lạnh, trời sương cũng chẳng sầu.Không gian, em ạ! bỗng trong thâuNhư nghe suốt được tình yêu mến:Dẫu mong chờ – anh không trách đâu.

    III – HIỂU

    Nét mặt hay là nét cảm thương,Nhìn em anh tưởng tự soi gương.Tay anh hay cũng tay em nhỉ,Hương của tình hay hương của hương…

    Chuyện trước ta chưa kể một lời,Mà anh đã hiểu tận sâu khơi;Vai anh khi để đầu em tựaCân cả buồn, vui của một đời.

    Cảm ơn tuổi trẻ bay về lại,Hay cảm ơn em đẹp tuyệt trần;Tôi cảm ơn đời thương mến lắm,Cho tôi lại thấy mặt ngày xuân.

    1961

    38. Hoa đẹp là hoa nhìn với mắt em…

    Hoa đẹp là hoa nhìn với mắt emCửa sổ là khung có hình em ở giữaTách nước – là ngón tay em cầmQuyển sách chao đèn là bóng em đọc mở…

    Đường nhựa là đường in dấu vạn chân,Duy có một dấu chân – em yêu dấu.Tàu điện là tàu một đêm anh tiễn em đi.Em có nhớ một buổi chiềuta dạo trong sân Văn Miếu?

    Vũ trụ là chốn anh được gặp emThời gian là nơi anh với em sinh cùng thời đại.Em ơi! Em đã mở cho anhCánh cửa vô cùng xin chớ bao giờ khép lại.

    Đêm 10-1-1962

    39. Uống xong lại khát…

    Uống xong lại khát, là tình;Gặp rồi lại nhớ, là mình của ta.Dù cho ngày tháng trôi qua,Mến yêu không thể thành ra hôm nào.Nắng mưa lớp lớp khơi tràoTrăm sông nghìn suối đổ vào lòng anh!

    1-1-1962

    40. Tình yêu muốn hoá vô biên…

    Tình yêu muốn hoá vô biên,Một ngày yêu, muốn kết liền ngàn năm.Kể từ khi có trái tim,Những đôi người vẫn triền miên với đời.

    Đó là như thế, em ơi,Hai ta có sống trên đời mãi đâu;Nhưng từ may mắn yêu nhau,Đôi tim gắn với dài lâu triệu người.

    Nhận thêm thắm đất xanh trời,Lại cho trời đất rạng ngời ngày đêm;Của đời ta nhận ấm êm,Hồn trao âu yếm ta thêm nặng đời.

    Vô biên là của đất trời,Chờ vô biên của con người tạo ra.Dẫu rằng hữu hạn đôi ta,Yêu đương một thuở thành ca muôn đời.

    12-12-1961

    41. Hoa nở sớm

    Hoa chẳng chờ em, nở sớm hơn,Một vùng xao xuyến dạ lan hương.Bỗng đêm ngào ngạt qua khung cửa,Ấy dạ lan hoa hội giữa vườn.

    Từ khi hoa trổ những chùm xinh,Trong ý thương yêu đã để dànhNghĩ đến em về, hoa độ nởVì em, hương đượm cả mi thanh.

    Mấy ngày đông ấm giục hoa sinh,Đêm đến tin hương bỗng giật mình!Như sóng ngạt ngào từng đợt một,Dạ lan kỳ ảo thấm năm canh.

    Muốn cầm hương quý, đợi em anh,Anh cất hoa hương giữa ái tình.Muôn vạn hương triều thơm tựa biển,Em về trở lại giữa hồn anh.

    42. Anh nhớ thương ai

    “Anh nhớ thương ai, đôi mắt lim dim”Anh nhớ thương ai, anh nhớ thương em.

    Ngó lên trời đẹp muốn xem,Hồ dâng sắc nước, trăng đem ánh ngà.Trúc thanh trúc cũng la đà,Gió hương dường đã chan hoà trong đêm.

    Anh nhớ thương em, anh nhớ thương em.

    Tiếng còn đồng vọng xa êm,Bóng hình còn giữa trái tim vọng hoài.Trông ra nhưng chẳng thấy người,Tẻ hơi trà nước, nhạt mùi thuốc diêm.

    Anh nhớ thương ai, anh nhớ thương em.

    Nhớ người, thương mặt nhớ thêm;Chiều trong vắt chuyển thành đêm mịn màng,Sang mai, lại đến chiều vàng;Xuân đầy mặt đất, thu ngang bức rèm.

    Anh nhớ thương ai, anh nhớ thương em…

    9-1961

    43. Tương tư, chiều

    Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm;Anh nhớ em, em hỡi! anh nhớ em.Không gì buồn bằng những buổi chiều êm.Mà ánh sáng đều hoà cùng bóng tối.Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối;Vài miếng đêm u uất lẩn trong cành;Mây theo chim về dãy núi xa xanhTừng đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽKhông gian xám tưởng sắp tan thành lệ.

    Thôi hết rồi! còn chi nữa đâu em!Thôi hết rồi, gió gác với trăng thềm.Với sương lá rụng trên đầu gần gũi,Thôi đã hết hờn ghen và giận tủi.(Được giận hờn nhau! sung sướng bao nhiêu!)Anh một mình, nghe tất cả buổi chiềuVào chậm chậm ở trong hồn hiu quạnh.

    Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh.Anh nhớ em, anh nhớ lắm! em ơi!Anh nhớ anh của ngày tháng xa khơi,Nhớ đôi môi đang cười ở phương trời.Nhớ đôi mắt đang nhìn anh đăm đắm.Em! xích lại! và đưa tay anh nắm!

    44. Ngút ngàn

    Khi nỗi yêu thương quá nặng tràn,Tiếng reo có lúc giả lời than…Tình yêu những lúc mênh mông quá,Như hắt hiu xa – bởi ngút ngàn!

    45. Quả trứng và lòng đỏ

    Có em, nên mới là anh;Có em, anh mới hai mình giàu thêm.Thêm mình, vì có thêm em;Mình thêm em nữa, cho nên thật mình.

    Em là hoa thắm lá xanh,Anh như đất ủ muốn thành mùa xuân;Mang em trong dạ như mầm,Ngày đi suy nghĩ, đêm nằm mến thương.

    Thời gian hoá sợi tơ trường,Vì em quay sợi, anh vương vấn hoài.– Anh như quả trứng tươi ngời,Em là lòng đỏ bồi hồi của anh!

    8-1960

    46. Mặt người thương

    Muốn vẽ mà chơi, vẽ được nàoNguyễn Công Trứ

    Thơ chẳng nên câu, bút cũng thường,Vẽ sao cho được mặt người thương!Hữu hình gắn bó là xương thịt,Lại cả vô hình tựa gió, hương.

    Anh tưởng như anh thuộc mặt người,Ôi ngôi sao nhỏ chiếu trong ngời!Khi gần đã thấy thành vô hạn,Nay cách xa nên hiện giữa trời.

    Sao đã nhập tâm mà chửa thuộc,Ôm như hoa đỏ – giữa lòng ta!Em như đời sống sinh, sinh mãiĐời cũng như em bất tận mà.

    27-8-1961

    50. Tình trai

    Tôi nhớ Rimbaud với Verlaine,Hai chàng thi sĩ choáng hơi men,Say thơ xa lạ, mê tình bạn,Khinh rẻ khuôn mòn, bỏ lối quen.

    Những bước song song xéo dặm trường,Đôi hồn tươi đậm ngát hoa hương,Họ đi, tay yếu trong tay mạnh,Nghe hát ân tình giữa gió sương.

    Kể chi chuyện trước với ngày sau;Quên gió môi son với áo màu;Thây kệ thiên đường và địa ngục!Không hề mặc cả, họ yêu nhau.

    51. Thơ tình mùa xuân

    Mùa xuân về trong tiếng ca chim,Trên nước xanh sông, trong liễu rèm.Chưa hái được hoa mang tặng emNên một cành thơ em tạm đem.

    Ánh xuân mỗi sớm hồng tươi mướt,Những ống khói cao bèn nhận trước.Ruộng xanh đã cấy đến châi trờiLóng lánh mạ soi mình xuống nước.

    Chưa hái được hoa mang tặng emNên một cành thơ anh tạm đem.

    Cây trồng – ta chẳng trồng nêu tết –Những lá đầu tiên vừa nhú biếc.Người đi chợ búa tiếng chân ran,Quần láng mới thâm còn sột soạt.

    Chưa hái được hoa mang tặng emNên một cành thơ anh tạm đem.

    Trên cảnh đồng quê thấy xếp hàngChạy dài như tận cuối không gianNhững dàn sắt dựng như ren sắtDẫn điện chuyền đi xây hạnh phúc…

    Chưa hái được hoa mang tặng emNên một cành thơ anh tạm đem.

    Anh muốn mời em bước xuống thuyền,Thuyền của đôi ta vào hiện thựcDựa thế đêm tan, ngày sáng rực,Thuyền ta đi dựng lấy thần tiên…

    Đây một cành thơ anh tạm đemNhư nước xanh sông, như liễu rèm…

    14-1-1962

    52. Sao em lại như thế

    Sao em lại như thế –Em, em là mặt bể,Em, em là đỉnh nonXanh chót vót chon von…

    Em cho tình yêu dấuAnh đựng hết tâm hồnAnh đựng tràn da thịt,Vẫn hãy còn vô biên.

    Sao em lại như thế –Em là chùm hoa camMuốt cánh và vàng nhịNgây ngất dạ vì thơm…

    Khi mắt em êm nhìnChiếu muôn nghìn thân thiết,Anh muốn làm muôn việcNâng cả cuộc đời lên…

    Sao em lại như thế –Em là viên muối bểKhiến đậm bữa cơm đời.

    Em là cánh của người,Em sao em như thế –

    14-1-1962

    53. Tình yêu muốn hoá vô biên…

    Tình yêu muốn hoá vô biên,Một ngày yêu, muốn kết liền ngàn năm.Kể từ khi có trái tim,Những đôi người vẫn triền miên với đời.

    Đó là như thế, em ơi,Hai ta có sống trên đời mãi đâu;Nhưng từ may mắn yêu nhau,Đôi tim gắn với dài lâu triệu người.

    Nhận thêm thắm đất xanh trời,Lại cho trời đất rạng ngời ngày đêm;Của đời ta nhận ấm êm,Hồn trao âu yếm ta thêm nặng đời.

    Vô biên là của đất trời,Chờ vô biên của con người tạo ra.Dẫu rằng hữu hạn đôi ta,Yêu đương một thuở thành ca muôn đời.

    12-12-1961

    54. Anh nhớ thương ai

    “Anh nhớ thương ai, đôi mắt lim dim”Anh nhớ thương ai, anh nhớ thương em.

    Ngó lên trời đẹp muốn xem,Hồ dâng sắc nước, trăng đem ánh ngà.Trúc thanh trúc cũng la đà,Gió hương dường đã chan hoà trong đêm.

    Anh nhớ thương em, anh nhớ thương em.

    Tiếng còn đồng vọng xa êm,Bóng hình còn giữa trái tim vọng hoài.Trông ra nhưng chẳng thấy người,Tẻ hơi trà nước, nhạt mùi thuốc diêm.

    Anh nhớ thương ai, anh nhớ thương em.

    Nhớ người, thương mặt nhớ thêm;Chiều trong vắt chuyển thành đêm mịn màng,Sang mai, lại đến chiều vàng;Xuân đầy mặt đất, thu ngang bức rèm.

    Anh nhớ thương ai, anh nhớ thương em…

    9-1961

    55. Tình thứ nhất

    Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất,Anh cho em, kèm với một lá thơ.Em không lấy, và tình anh đã mất.Tình đã cho không lấy lại bao giờ.

    Thư thì mỏng như suối đời mộng ảo;Tình thì buồn như tất cả chia ly.Giấy phong kỹ mang thầm trong túi áo;Mãi trăm lần viết lại mới đưa đi.

    Lòng e thẹn cũng theo tờ vụng dại,Tới bên em, chờ đợi mãi không về.Em đã xé lòng non cùng giấy mới,– Mây đầy trời hôm ấy phủ sơn khê.

    Cũng may mắn, lòng anh còn trẻ quá.Máu mùa xuân chưa nở hết bông hoa;Vườn mưa gió còn nghe chim rộn rã,Anh lại còn yêu, bông lựu, bông trà.

    Nhưng giây phút đầu say hoa bướm thắm,Đã nghìn lần anh bắt được anh mơĐôi mắt sợ chẳng bao giờ dám ngắm,Đôi tay yêu không được nắm bao giờ.

    Anh vẫn tưởng chuyện đùa khi tuổi nhỏ,Ai có ngờ lòng vỡ đã từ bao!Mắt không ướt, nhưng bao hàng lệ nhỏLen tỉ tê thầm trộm chảy quay vào.

    Hoa thứ nhất có một mùi trinh bạch;Xuân đầu mùa trong sạch vẻ ban sơ.Hương mới thấm bền ghi như thiết thạch;Sương nguyên tiêu, trời đất cũng chung mờ.

    Tờ lá thắm đã lạc dòng u uất,Ánh mai soi cũng pha nhạt màu ôi,Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất,Anh cho em, nên anh đã mất rồi!

    56. Tặng bạn bây giờ

    Ta biết ngày mai em có vợ,Đi làm hai bữa, tối về thăm.Cơm xong, chén nước chờ bên cạnhEm bế thằng con được mấy năm.

    Chỉ mấy năm thôi, đủ phận chồng,Chàng trai tơ mởn đã thành ông.Không còn mộng dễ ngày tươi trẻ,Mắt sáng phai rồi, má hóp không.

    Ta cũng như em hết trẻ rồi,Nhưng lòng ta vẫn hát không thôi.Xuân ta đã cất trong thơ phú,Tuổi trẻ trong thơ thắm với đời.

    Em ngồi trông vợ, thấy nàng tiênLà một người thôi, mộng hão huyền!Ta bước bên đường kêu gọi mãi,Nhớ người bạn cũ thuở anh niên.

    Em nghe tê tái dưới hàng mi,Tiếc thuở say nồng, nhớ bạn si.Khép mắt buồn xa, em sẽ bảo:– Có chàng Xuân Diệu, thuở xưa kia…

    57. Đời anh em đã đi qua…

    Đời anh em đã đi qua,Sáng thơm như một luồng hoa giữa đời.Hiểu làm sao hết, em ơi,Bốn năm kỳ diệu đất trời nhờ em.Ngôi nhà, cánh cổng, trái tim,Khóm cây, con mắt ngày đêm đón mừng.

    Em đi, anh ngóng trông chừng;Anh về, miệng đã gọi lừng: em ơi!Bữa ăn thành một hội vui,Có em gắp với, rau thôi cũng tình,Cảnh thường cũng hoá ra xinh;Có em, anh hết ngẫm mình bơ vơ

    Bốn năm đầm ấm, say sưa,Tình yêu có biết hạn bờ nào đâu.Bốn năm nhưng cũng qua mau,Cõi trần ai có ở lâu thiên đường;Giã từ, từ biệt đôi phương,Đôi nơi, đôi ngả, đôi đường: khổ anh!

    Bốn năm, lại khép trời xanh;Nhớ em như một mộng lành mà thôi.Từ đây anh lại trong đời,Bữa cơm ngồi với một đôi đũa cầm;Giường kia một bóng anh nằm;Phòng văn một sách đăm đăm sớm chiều.

    Muôn vàn cảm tạ em yêu,Chất cho anh biết bao nhiêu ân tình!Ai hay anh đã để dành,ánh hương một thuở, thơm thanh suốt đời.Sống bằng nhớ lại nguồn vui,Nhớ khi ôm cả đất trời cùng em…

    58. Khung cửa sổ

    Anh có nhà có cửa,Nhưng không vợ không con,Sợ cái bếp không lửa,Sợ cái cửa không đèn.

    Những đêm đi xa về,Tận xa nhìn cửa đóng,Không ánh sáng đón mình,Không có ai trông ngóng.

    Từ khi em đến anh,Cửa sổ ánh đèn xanh.Xa xa anh thấy sáng,Trong đêm khung cửa lành.

    Biết có em trong phòngViết bài hay đọc sách,Như trong bếp nấu cơmCó lửa hồng tí tách.

    Ôi cái khung cửa sổ,Em thường đứng nhìn ra:Em là sao của cửa,Em là hồn của nhà.

    Giờ nghĩ chuyện em đi,Anh sợ khung cửa sổ,Sợ những lúc xa về,Không thấy đèn sáng cửa.

    Ôi cái khung cửa sổ,Của kiếp anh, đời anh!Tay em không đến mở,Thôi còn gì tươi xanh?

    Kết luận

    Xuân Diệu là danh tác gắn liền với những bài thơ về tình yêu đôi lứa. Cạnh đó, trong hàng loạt các tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu, không ít những dòng thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước, quê hương, yêu con người.

    Những dòng thơ Xuân Diệu về tình yêu đã chạm đến cảm xúc của không ít độc giả thời bấy giờ. Đến ngày nay, những dòng thơ của ông hoàng thơ tình vẫn thường được nhắc đến và không ít quan điểm của ông trong tình yêu cũng được độc giả tôn vinh đến hiện tại.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Xua tan hay Sua tan là đúng chính tả?

    Xua tan hay Sua tan là đúng chính tả?

    Xua tan hay sua tan là từ viết đúng chính tả? Nếu bạn chưa thể phân biệt hai từ này, hãy theo dõi giải nghĩa và hướng dẫn cách viết chuẩn từ chuyên mục kiểm tra lỗi chính tả online.

    Xua tan hay sua tan? Từ nào đúng chính tả?

    Xua tan là từ đúng chính tả và có trong từ điển tiếng Việt, còn sua tan là từ sai chính tả, không có ý nghĩa. Người dùng bị nhầm lẫn giữa hai từ bởi chúng có cách viết và phát âm xua, sua tương đồng nhau.

    Xua tan nghĩa là gì?

    Xua tan là động từ chỉ việc làm mờ đi, làm tan đi, làm mất hẳn đi. Từ này được sử dụng nhiều trong cả văn nói lẫn văn viết. Xua tan mang nhiều ý nghĩa tích cực hơn tiêu cực.

    • Xua tan bóng tối.
    • Xua tan mệt mỏi.

    Xua tan hay Sua tanXua tan hay Sua tan đúng chính tả

    Một vài ví dụ có dùng từ xua tan:

    • Nụ cười của em bé nhỏ xua tan mọi mệt mỏi trong lòng tôi.
    • Bài hát vui vẻ xua tan đi bầu không khí buồn tẻ trong buổi tiệc.
    • Ánh nắng mặt trời ấm áp xua tan đi sự lạnh lẽo của mùa đông.
    • Những lời chúc tốt lành từ bạn bè xua tan đi nỗi lo trong lòng tôi.
    • Hành động nhân từ và tử tế của người khác có thể xua tan đi sự căng thẳng và stress trong cuộc sống hàng ngày.

    Sua tan nghĩa là gì?

    Sua tan là từ sai chính tả, vì vậy từ này hoàn toàn không có ý nghĩa gì. Khi đứng một mình thì sua vô nghĩa nên khi kết hợp cùng tan sẽ tạo thành một cụm từ sai.

    Lời kết

    Xua tan được dùng khá phổ biến nhưng vẫn có một số người Việt bị nhầm từ này với sua tan. Bạn có thể ghi nhớ các ví dụ minh họa để hiểu ý nghĩa cũng như cách dùng chuẩn của từ, tránh hiểu lầm khi giao tiếp.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Tuyển tập 99+ bài thơ về mùa thu đi vào lòng người

    Tuyển tập 99+ bài thơ về mùa thu đi vào lòng người

    Bài thơ về mùa thu thể hiện nhiều khung bậc cảm xúc khác nhau, từ nỗi nhớ, sự lãng mãn đến cô đơn và suy tư. Khi theo dõi những vần thờ hay bạn sẽ tìm thấy niềm vui cùng sự ngọt ngào trong từng câu chữ. Hãy cùng TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN khám phá 99+ bài thơ mùa thu đặc sắc.

    Những bài thơ về mùa thu bất hủ của tác giả nổi tiếng

    10 bài thơ về mùa thu từ các tác giả nổi tiếng như Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử,…luôn là nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ và vẫn còn vạng vọng đến ngày nay.

    1. Tiếng Thu (Lưu Trọng Lư)

    Em không nghe mùa thu

    Dưới trăng mờ thổn thức

    Em không nghe rạo rực

    Hình ảnh kẻ chinh phu

    Trong lòng người cô phụ

    Em không nghe rừng thu

    Lá thu kêu xào xạc

    Con nai vàng ngơ ngác

    Đạp trên lá vàng khô.

    2. Sang Thu (Hữu Thỉnh)

    Bỗng nhận ra hương ổi

    Phả vào trong gió se

    Sương chùng chình qua ngõ

    Hình như thu đã về.

    3. Đây Mùa Thu Tới (Xuân Diệu)

    Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tan

    Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng

    Đây mùa thu tới – mùa thu tới

    Với áo mơ phai dệt lá vàng.

    Danh sách những bài thơ về mùa thu nổi tiếng nhất mọi thời đại sẽ thiếu sót nếu không có kiệt tác này.

    4. Thu (Xuân Diệu)

    Nõn nà sương ngọc quanh thềm đậu

    Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì

    Hư vô bóng khói trên đầu hạnh

    Cành biếc run run chân ý nhi.

    Bài thơ về mùa thuThơ Thu bất hủ

    5. Thu Điếu (Nguyễn Khuyến)

    Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

    Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

    Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

    Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.

    6. Cuối Thu (Hàn Mặc Tử)

    Lụa trời ai dệt với ai căng

    Ai thả chim bay đến Quảng Hàn

    Và ai gánh máu đi trên tuyết

    Mảnh áo da cừu ngắm nở nang.

    7. Tình Thu (Hàn Mặc Tử)

    Hôm qua ả Chức với chàng Ngâu

    Nhắc chuyện yêu đương ở dưới cầu…

    Kể lể một năm tình vắng vẻ

    Sao em buồn bã suốt canh thâu.

    Đây là một trong các câu thơ hay về mùa thu của Hàn Mặc Tử mà bạn không thể bỏ qua.

    8. Mùa Thu Chết (Hàn Mặc Tử)

    Gió may nổi bờ tre buồn xao xác

    Trên ao bèo tàn lụi nước trong mây

    Hoa mướp rụng từng đoá vàng rải rác

    Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay

    9.Thu Vàng (Nguyễn Khuyến)

    Lá vàng rơi rụng đầy sân

    Thu đi, nắng vẫn hanh vàng trên đồi

    Có chút gió lạnh se lời

    Lòng người xao xác, bồi hồi nhớ nhung

    10. Thu Sang (Nguyễn Du)

    Thu sang nắng úa trên cành

    Lá vàng lay động, gió lành lướt qua

    Bên trời góc bể sương sa

    Hồn thu dịu dàng, mơ màng sắc màu.

    Bên cạnh Truyện Kiều thì đại thi hào Nguyên Du cũng nổi tiếng với những tuyển tập thơ hay mùa thu như trên.

    11. Chiều Thu (Anh Thơ)

    Mây sầm lại trên ao đầy khói lướt

    Bụi chuối vàng run đón gió bay qua.

    Tiếng dế kêu rì rào bên rãnh nước

    Nhịp chuông chiều văng vẳng mái chùa xa.

    Ngoài ngõ lội, ông già lần bước gậy

    Thăm đồng về lo lắng nước không vơi.

    Trong bếp ướt mẹ cu ngồi sàng sẩy

    Mắt băn khoăn thỉnh thoảng ngước trông trời.

    Trên đê gió, mục đồng từng gã một

    Dắt dây trâu lơ đãng bước, quên đùa.

    Trong khi ấy hai bên đồng ễnh ộp

    Vang trời chiều đưa những tiếng kêu mưa.

    12. Bài Thơ Thu (Chế Lan Viên)

    Chao ôi! Thu đã tới rồi sao?

    Thu trước vừa qua mới độ nào!

    Mới độ nào đây, hoa rạn vỡ

    Nắng hồng choàng ấp dãy bàng cao

    Cũng mới độ nào trong gió lộng

    Nến lau bừng sáng núi lau xanh

    Bướm vàng nhè nhẹ bay ngang bóng

    Những khóm tre cao rủ trước thành

    Thu đến đây! Chừ, mới nói răng?

    Chừ đây, buồn giận biết sao ngăn?

    Tìm cho những cánh hoa đang rụng

    Tôi kiếm trong hoa chút sắc tàn!

    Tìm cho những nét thơ xanh cũ

    Trong những tờ thơ lá võ vàng

    Ai nỡ tìm môi người quả phụ

    Sắc màu hầu nhạt cả tình xuân

    Trời ơi! Chán nản đương vây phủ

    Ý tưởng hồn tôi giữa cõi Tang!

    13. Mùa Thu Của Em (Quang Huy)

    Mùa thu của em

    Là vàng hoa cúc

    Như nghìn con mắt

    Mở nhìn trời êm.

    Mùa thu của em

    Là xanh cốm mới

    Mùi hương như gợi

    Từ màu lá sen

    Mùa thu của em

    Rước đèn họp bạn

    Hội rằm tháng tám

    Chị Hằng xuống xem.

    Ngôi trường thân quen

    Bạn thầy mong đợi

    Lật trang vở mới

    Em vào mùa thu.

    Xem thêm: Bộ thơ về mùa xuân hay nhất mọi thời đại từ các tác giả nổi tiếng.

    Thơ về mùa thu của các tác giả trẻ

    Dưới đây là tổng hợp 5 bài thơ về mùa thu tự sáng tác bạn không thể bỏ qua:

    1. Thu Của Nhớ (Sưu Tầm)

    Lá rơi lả tả, gió thu se lạnh

    Mỗi chiếc lá rụng, một nỗi nhớ mang

    Phố xưa lặng lẽ, bóng ai vương vấn

    Thu về, lòng vẫn mãi miên man

    2. Mùa Thu Vàng (Sưu Tầm)

    Thu vàng óng ánh trên từng cành cây

    Nắng hanh vàng vọt, gió heo may

    Lòng người lâng lâng theo lá úa

    Mùa thu điệp khúc, tình sâu say

    3. Chiều Thu (Sưu Tầm)

    Chiều thu thủy mặc nước trong veo,

    Cánh diều xa vắng, bóng dáng teo

    Lòng người chơi vơi theo gió nhẹ

    Thu về, hồn nặng nỗi chơi vơi

    4. Tháng Mười Về (Minh Tâm)

    Tháng mười về còn một nửa mùa Thu

    Gió nhè nhẹ nắng rơi vàng trên phố

    Hương hoa sữa nồng nàn trong nhịp thở

    Ta nắm tay nhau bước tiếp đường đời

    Tháng mười về lá đã ít rụng rơi

    Bài thơ viết rộn ràng trong đêm vắng

    Em vẫn thế dịu dàng trong hoa nắng

    Tỏa hương say dào dạt ở bên đời

    Tháng mười về chẳng còn thấy chơi vơi

    Cúc Họa mi sắp đến mùa bung nở

    Tháng mười ơi chầm chậm trôi

    Để nỗi nhớ ngập tràn những vần thơ

    5. Em Ở Đâu? Mùa Thu (Đợi Chờ)

    Mùa thu qua nhè nhẹ

    Tiết trời nghe se se

    Hàng me vàng trút lá

    Bước em qua nhẹ nhàng

    Em bên làng xa lắm

    Nẻo về thêm xa xăm

    Anh một thời cọ vẽ

    Bóng hình em lặng thầm

    Con đường em hay qua

    Có thu về rơi lá

    Có hồn anh thợ hoạ

    Dáng hình em thu xoà

    6. Chiều Thu (Nguyễn Đức)

    Lặng lẽ ngắm thu trôi nhè nhẹ

    Nét kiêu sa … thu khe khẽ tặng người

    Thu mỉm cười…nụ cười ấy thật tươi

    Hãy ban tặng cho đời thu nhé

    Gió mùa thu lay cành vàng khe khẽ

    Lá nhẹ bay mang nỗi nhớ chia xa

    Nắng hoàng hôn … chiều buông tím nhạt nhoà

    Xa và nhớ cứ nối dài mãi thế

    Để cho người ôm nỗi buồn rơi lệ

    Nét thu xưa cứ thế lại quay về

    Chiều thu vàng kéo dài mãi lê thê

    Trong nỗi nhớ thu về bên an ủi

    Vẫn biết rằng thu đi trong hờn tủi

    Chơi vơi buồn…gió núi cũng buồn theo

    Thơ về mùa thuThơ về mùa thuChiều Thu

    7. Thu Về (Thầy Giáo Hải)

    Hòa vào trong gió làn hương,

    Thoảng mùi hoa sữa con đường ta qua.

    Giao mùa mới lốm đốm hoa,

    Nơi nào tình ngỏ vỡ òa con tim.

    Hạ đi thu mãi trốn tìm,

    Heo may se lạnh, lũ chim vội vàng.

    Tiết trời đang kéo thu sang,

    Làm cho cảnh vật ngỡ ngàng đổi thay.

    Buổi sớm sương nhè nhẹ bay,

    Lá xanh mùa hạ, giờ thay lá vàng.

    Mây che làm nắng mơ màng,

    Tất cả hội tụ để mang thu về.

    Không gian nới rộng bốn bề,

    Lẽ nào thu đã tìm về chẳng hay!

    8. Mùa Thu Bình Yên (Phú Sĩ)

    Ta thả hồn theo cơn gió hiu hiu

    Bỗng nghe lòng sao bình yên đến lạ

    Cuộc sống số nơi phù hoa đô hội

    Chút heo may cuốn trôi hết muộn phiền.

    Ta tìm mình trong một sáng bình yên

    Cơn mưa nhẹ ru miền xa thương nhớ

    Gió chớm lạnh xua đi ngày hoang vỡ

    Thuở xa rồi duyên nợ vẫn chờ nhau.

    Ta mãi nhìn cánh chim dạo xa xôi

    Cà phê đắng màn sương còn bốc khói

    Kỷ niệm xưa dĩ vãng còn nhắn gởi

    Lá vẫy chào vọng gợi tiếng yêu thương.

    Ta nghĩ đời với bao nỗi vấn vương

    Hoài niệm mãi một thời hương dĩ vãng

    Ta chẳng nhớ hay muộn màng hối tiếc

    Hương ngọt ngào lưu luyến quyện hồn ta.

    Thu nhớ – Hồng Cẩm

    Thu về sắc lá chẳng còn xanh

    Chậm chậm cô đơn bước độc hành

    Nỗi nhớ nên câu sầu chất ngất

    Niềm thương gói gọn chữ yêu anh

    Mây ơi! Hãy giúp tìm tin nhạn

    Gió hỡi! Lang thang kiếm yến oanh

    Mộng ước tương phùng nay đã vỡ

    Giọt sầu mặn đắng suốt năm canh.

    9. Nắng Thu (Chu Long)

    Nắng Thu gió với lao xao

    Màu vàng non nhẹ đầy trào khoảng không

    Con đò đợi khách bên sông

    Nước mềm như dải lụa hồng vắt ngang.

    Thơm thơm hoa bưởi cúc vàng

    Quyện hương xanh cốm dịu dàng lâng lâng

    Tiếng ve tiếc hạ mắt quầng

    Để cành phượng vĩ lá bâng khuâng buồn.

    Áo dài ôm chiếc lưng thon

    Thướt tha mềm mượt nét son dịu dàng

    Tay nhặt sợi nắng Thu vàng

    Thả lên đồng ruộng sắp sang vụ cày.

    Nắng Thu nhẹ lá vàng bay

    Em là ánh nắng Thu say bao người

    Em mãi là nắng Thu ơi

    Nắng Thu em mãi trọn đời xuân tôi!

    Những bài thơ về mùa thu có chủ đề tình yêu

    Thơ về mùa thu tình yêu mang đến cho người đọc nỗi nhớ trong sáng, nhẹ nhàng và da diết. Hãy cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của tình yêu đôi lứa qua những áng thơ sau.

    1. Mùa Thu Bên Em (Nam Nguyễn)

    Anh sẽ về sau bao tháng năm xa

    Dù bão giông không xóa nhòa kỷ niệm

    Trong tim anh bóng em luôn hiển hiện

    Ánh mắt nhìn nụ cười hiện trên môi

    Thu về rồi anh vẫn ở xa xôi

    Vẫn đơn côi mỗi Thu về cô lẻ

    Lúc nhớ em anh vẫn thường lặng lẽ

    Day dứt lòng thương nhớ gõ buồng tim

    Anh nhớ em căn phòng nhỏ lặng im

    Nhìn lá rơi khi trời mưa lã chã

    Nhớ về em khiến lòng ta rộn rã

    Thu như chừng đã hiểu kẻ đang yêu

    2. Nỗi Nhớ (Nguyễn Đức)

    Dù vẫn biết muôn ngàn lần không thể

    Nhưng vẫn yêu, vẫn nhớ, vẫn mong

    Vẫn cứ thương tha thiết mãi trong lòng

    Xao xuyến nhớ nụ cười yêu đến lạ

    Mùa thu vàng gió khẽ lay cành lá

    Làm tim ta xao động giữa ngàn hoa

    Nhưng tình ơi! Sao cứ mãi nhạt nhoà

    Để ta cứ mọng mơ thương nhớ

    Ta vẫn biết cuộc tình đầy cách trở

    Chỉ âm thầm lặng lẽ nhớ mong thôi

    Để con tim cứ loạn nhịp bồi hồi

    Trong thanh vắng buồn vương nỗi nhớ

    3. Trả Lại Em Mùa Thu Mãi Lỡ (Đợi Chờ)

    Trả lại em mùa thu xưa đã lỡ

    Lạc nhau rồi nên côi cút giấc mơ

    Trả lại em thu vàng vọt đợi chờ

    Từng chiếc lá cuối trời bay vò vỏ

    Trả cho em mùa thu xưa nhung nhớ

    Câu hẹn hò không trọn vẹn mộng mơ

    Trả lại em một thuở lỡ dại khờ

    Câu yêu cũ lạc rồi trong tan vỡ

    Trả lại em cuộc tình xưa đã lỡ

    Lời yêu đầu tan vỡ bởi ngu ngơ

    Trả cho em một thuở quá dại khờ

    Đem hờn dỗi đổ vào câu duyên nợ.

    Bài thơ tình mùa thu buồn về sự tan vỡ, chia lìa của tác giả Đợi Chờ là một trong những tác phẩm được yêu thích nhất hiện nay.

    4. Hương Thu (Sưu Tầm)

    Lá vàng rơi rụng bên thềm vắng

    Thu về lòng tôi lại nhớ em

    Gió lạnh se lòng hồn xao động

    Tình yêu mùa thu, mãi không phai

    5. Mộng Thu (Sưu Tầm)

    Mùa thu ơi, sao mộng mịt mờ

    Lòng tôi trĩu nặng, nỗi nhớ thơ

    Lá khẽ rơi rơi, tình cứ đợi

    Chờ em trong gió, thu mơ màng

    Thơ về mùa thu tình yêuThơ về mùa thu tình yêuThơ tình mùa thu

    6. Tôi về Phố Cũ Cùng Thu (Huỳnh Minh Nhật)

    Tôi trở về con phố cũ hoàng hôn

    Qua góc quán liêu xiêu gầy xác lá

    Phố thân quen bỗng bây chừ xa lạ

    Có lạc không? Hay thiếu một điều gì…

    Tôi về đây nghe phố hát thầm thì

    Mồi điếu thuốc chân tìm trong hoang hoải

    Chiều hò hẹn mơ dấu thời vụng dại

    Kỷ niệm nào xa ngái những mùa qua

    Gió dạt dào gọi mãi bóng hình xa

    Trời trở lạnh mưa rạt rào khắp lối

    Giọt lệ đầy thấm mòn trên mái ngói

    Hóa rêu xanh phong kín gót chân sầu

    Tôi trở về mà chẳng thấy người đâu

    Hay đã lỡ mối tình duyên một thuở

    Mắt ai rưng màu hoa tim tím nhớ

    Có thương người mòn mỏi đứng chờ mong?

    Tôi về đây dư hương giấu trong lòng

    Thu kín lối, phố chuyển mình như thể

    Độ tan tầm người ta đông như thế

    Ấy vậy mà… vẫn thiếu một bàn chân…

    7. Mùa Thu Và Em (Nguyễn Hữu Nghị)

    Thu đã về đón những đợt mưa ngâu

    Ở phương xa em nào đâu có biết

    Anh giờ đây… đang nhớ em da diết

    Thử hỏi rằng em có biết không em ?

    Thu đến rồi, sao lòng thấy buồn thêm

    Vì tình mình chẳng êm đềm xuôi mái

    Anh một nơi… em tận miền xa ngái

    Bao tháng ngày cứ mãi mãi cách xa .

    Ơn cao xanh cám cảnh chuyện đôi ta

    Nhủ lòng thương làm mưa sa bão táp

    Tạo cho anh có thời gian phúc đáp

    Bài thơ tình ấm áp gửi trao em .

    Em yêu ơi ! Hãy cứ gắng chờ xem

    Thần thiên sứ sẽ đem tình yêu đến

    Đưa thuyền lạc, đã bao ngày vào bến

    Dắt ông Ngâu… sáp đến với bà Ngâu .

    Tình đôi mình cũng có khác gì đâu

    Cả năm trời may gặp nhau một bận

    Hãy cứ vui … em ơi ! đừng ân hận

    Vì tình mình lận đận bởi yêu xa …

    8. Mong Manh Mùa Thu (Nguyễn Đình Huân)

    Anh vẫn biết em mong manh dễ vỡ

    Duyên dáng dịu dàng như gió mùa thu

    Đôi mắt em buồn hiu hắt ưu tư

    Anh ngất ngây đắm say từ độ ấy.

    Mùa thu trước khi em tròn mười bảy

    Mái tóc dài mắt đen láy dễ thương

    Chiều mùa thu nghe thơm ngát mùi hương

    Mùi cốm mới thoang thoảng vương trong gió.

    Bàn chân em nhẹ nhàng như hơi thở

    Bước âm thầm trên lối nhỏ lá rơi

    Như mùa thu em bước tới bên đời

    Nắm tay em anh bồi hồi thổn thức.

    Con tim anh xốn xang trong lồng ngực

    Đập rộn ràng và thôi thúc được yêu

    Ta bên nhau khi bóng ngả về chiều

    Đối với anh chỉ bấy nhiêu cũng đủ.

    Anh về đây kiếm tìm mùa thu cũ

    Ký ức một thời đã phủ rêu phong

    Em đi rồi chỉ còn lại hư không

    Chợt bâng khuâng nghe trong lòng se sắt.

    9. Khúc Tình Thu (Cao Hằng)

    Thu trở mình rồi anh yêu dấu nơi đâu

    Có biết chăng hương sữa về thơm ngát

    Bản nhạc xưa chiều nay nghe ai hát

    Ngập phố phường hoa ngào ngạt đưa hương

    Phía cuối đường nơi góc phố thân thương

    Chân dạo bước trên lối thường qua lại

    Có dấu chân anh xưa còn in mãi

    Em một mình tim khắc khoải ngóng trông

    Thu đến rồi mà đâu đó phượng hồng

    Vẫn nở muộn như chờ trông ai đó

    Anh có về bên phượng thu thắm đỏ

    Từng hẹn thề nơi phố nhỏ thương yêu.

    Dấu yêu ơi anh có nhớ những chiều

    Ta say đắm bên cánh diều mê mải

    Bài hát xưa em nay còn hát mãi

    Khúc ca buồn thu chậm rãi chờ anh.

    Xem thêm: 50+ Bài thơ mùa hè chủ đề tình yêu ngọt ngào tuổi học trò, khơi gợi kỉ niệm xưa.

    Bộ sưu tập thơ về mùa thu ngắn gọn

    Dưới đây là những câu thơ hay về mùa thu ngắn nhưng dạt dào cảm xúc khiến bạn nhớ mãi không quên:

    1. Bài Thơ Về Mùa Thu Tình (Anh Thơ)

    Gió may nổi bờ tre buồn xao xác

    Trên ao bèo tàn lụi nước trong mây

    Hoa mướp rụng từng đoá vàng rải rác

    Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay

    2. Thu Về (Xuân Diệu)

    Nắng thu vàng vọt, gió heo may

    Lòng người lâng lâng theo lá úa

    Mùa thu điệp khúc, tình sâu say

    3. Bóng Dáng Thu (Sưu Tầm)

    Bóng dáng ai đó, thu thật gần

    Lá rơi lặng lẽ, tình anh mòn

    Ngày ngắn dần đi, đêm dài thêm

    Hình bóng em mãi, trong tim anh

    4. Lời Thu Thầm Thì (Sưu Tầm)

    Thu thầm thì, gió ru êm đềm

    Lá vàng bay bay, tình tựa mây

    Em có nghe không, lời thu thầm

    Anh yêu em đấy, mùa thu ơi

    5. Tình Thu Sâu (Sưu Tầm)

    Thu về trên phố, lá vàng bay

    Tình ta sâu đậm, như thu này

    Dẫu biết mùa đi, tình không đổi

    Thu về, tình vẫn, mãi trong tay

    6. Mùa Thu Tiễn Em (Tế Hanh)

    Em đi, trăng sắp độ tròn

    Mùa thu quá nửa, lá giòn khô cây

    Tiễn em trong cảnh thu này

    Lòng em muôn tiếng, sao đầy lặng im?

    Ta về. Giữa khoảng trời đêm

    Vành trăng thư thể mắt em soi đường.

    7. Gió Thu (Tản Đà)

    Trận gió thu phong rụng lá vàng

    Lá rơi hàng xóm, lá bay sang

    Vàng bay mấy lá năm già nửa

    Hờ hững ai xui thiếp phụ chàng!

    Trận gió thu phong rụng lá hồng

    Lá bay tường bắc, lá sang đông

    Hồng bay mấy lá năm hồ hết

    Thơ thẩn kìa ai vẫn đứng không!

    Chùm thơ thu Hà Nội

    Dưới đây là những bài thơ về mùa thu Hà Nội nổi bật nhất:

    1. Trời Thu (Sưu Tầm)

    Hà Nội – Trời đã vào thu,

    Hồ Tây liểu rũ sương mù mênh mông.

    Mây bay theo gió thong dong

    Cổ Ngư – sấu rụng chờ mong thu về

    2. Chiều Thu (Sưu Tầm)

    Chiều thu nắng dọi bờ vai,

    Thê Húc soi bóng bước ai muộn màng

    Hồ Gươm sóng gợn khẻ khàng

    Công viên ghế đá lỡ làng chờ ai

    3. Gió Thu (Sưu Tầm)

    Giao mùa trở gió- Mùa thu

    Không gian se lạnh như ru nỗi buồn

    Long Biên chiều xuống nhẹ buông

    Qua cầu bước vội gió luồn tóc bay

    4. Mưa Thu (Sưu Tầm)

    Chiều thu bất chợt cơn mưa

    Thăng Long cổ kính dấu xưa mơ màng

    Mưa thu Hà Nội ngỡ ngàng

    Hàng cây cơm nguội lá vàng bay bay

    5. Mùa Thu (Chu Thăng)

    Mùa thu về đó em ơi

    Lá vàng rơi, lá vàng rơi xạc xào

    Trong hương hoa sữa ngạt ngào

    Tiếng ve đơn chiếc cưa vào bao la

    Heo may mơn nhẹ làn da

    Thấy bâng khuâng đến sâu xa lòng mình

    Mặt Hồ Gươm bỗng lung linh

    Quả chuông đập quả tim mình ngân nga

    Năm đi qua, tháng đi qua

    Mùa thu trĩu trịt vườn nhà em ơi

    Đêm nằm trái sấu chín rơi

    Đã nghe vị ngọt đầu môi ngấm dần

    Và trời xanh đến lạ lùng

    Mùa thu như thể vô cùng trong tôi.

    6. Heo May (Nguyễn Lan Hương)

    Thu lại về theo ngọn gió heo may

    Trời chợt lạnh, gió lùa trên phố xá

    Chân bước đi chợt thấy lòng lạnh quá!

    Mảnh trăng thu sao khuyết mất nửa vầng?

     

    Hà Nội mùa này lá vàng rụng đầy sân

    Hoa sữa rơi ngập ngừng nơi góc phố

    Hương cốm Vòng tỏa miên man nỗi nhớ

    Thu ghé ngoài hiên, hoa cúc đượm vàng.

    Heo may về,

    Cơn gió báo mùa sang

    Ta góp nhặt mùa lá rơi đếm tuổi

    Chợt vu vơ, chợt hờn chợt dỗi

    Để mặc ai ngơ ngẩn với trăng vàng.

    Tháng chín chợt buồn

    Mưa bong bóng vỡ tan

    Ta lặng lẽ cùng thu hòa trong phố,

    Chân rón rén sợ chạm mùa lá đổ,

    Heo may đã về đây

    Ta cũng đợi thu về…

    Câu thơ hay về mùa thuCâu thơ hay về mùa thuThơ mùa thu Hà Nội

    7. Thu Hà Nội (Phạm Thị Mai Khoa)

    Bởi mùa thu tinh khiết

    Nên ánh trăng sáng ngời

    Bởi Hà Nội tha thiết

    Nên mẹ sinh ra tôi

    Từ ánh mắt bờ môi

    Đến nụ cười say đắm

    Trăng mùa thu đằm thắm

    Giát ánh vàng lung linh

    Tại mùa thu rất xinh

    Heo may về níu bước

    Gót chân son thầm ước

    Thu dịu dàng trong ta.

    8. Đêm Thu Hà Nội (Bùi Thế Uyên)

    Đêm mùa thu, Hà Nội lạnh không em

    Hay vẫn cơn mưa, thêm buồn lãng đãng

    Góc phố kỷ niệm em còn lãng mạn

    Nhớ về anh cháy bỏng một bờ môi.

    Phố về đêm bước chân ai đơn côi

    Ghế đá bơ vơ, lá rơi lặng lẽ

    Hương mùa thu chênh chao thật khẽ

    Mang nặng trong mình kỷ niệm hôm nào.

    Hà Nội ơi, thu giọt nắng hanh hao

    Con đường xưa giờ sao thênh thang quá

    Chốn hẹn hò, hoàng hôn xuyên kẽ lá

    Ngọn đèn vàng ánh nỗi nhớ chờ mong.

    Phố chiều nay heo hắt đợi mùa đông

    Em biết không? Có một người đang nhớ

    Mảnh trăng gầy treo ánh vàng rơi vỡ,

    Tìm sao trời nhen nhóm lửa yêu đương.

    Anh bây giờ như gió ở xa phương

    Tìm chốn cũ, con phố buồn da diết

    Anh vẫn đi còn em chờ mải miết

    Phố vì anh tha thiết khóc trong mưa…

    9. Giữ Mùa Thu Cho Em (Phạm Thị Mai Khoa)

    Cây lộc vừng thắp lửa Hồ Gươm

    Lá vẫn tươi trên cành nhung nhớ

    Mùa thu về hoa chưa buông rèm nở

    Sao cứ chạnh lòng sợ thu đi

    Hà Nội trong xanh như tuổi xuân thì

    Lời yêu thương cong mềm bờ liễu

    Sợi nắng vàng ươm tơ trời huyền diệu

    Nghe mênh mang dịu ngọt ban mai

    Xin níu giữ mùa thu cho em

    Khi ánh đèn màu rộn lên chân thực

    Hà Nội trong tôi – đêm vui náo nức

    Dịu dàng em – thu Hà Nội đầy hoa

    Giữa âm thanh tình nghĩa giao hòa

    Em cứ nhủ lòng mình như thế

    Giữ dùm em mùa thu anh nhé

    Để đêm trăng mộng ước tròn đầy.

    10. Anh Về Hà Nội Đi Anh (Đỗ Quyên)

    Anh về Hà Nội chưa anh

    Mưa thu đã đổ nghiêng thành quách xưa

    Sấu vàng chín rộm đong đưa

    Tiếng ve nín bặt hạ vừa vặn qua

    Cốm non gói lá sen già

    Thơm mùi cổ tích ngày xa hóa gần

    Chuông nhà thờ bỗng vang ngân

    Bóng ai quỳ lạy dưới chân đức ngài

    Anh về Hà Nội đi thôi

    Kẻo ai lại trách sao người Tạm Thương

    Ngôi nhà phía cuối con đường

    Vẫn còn khép cửa đêm trường vắng tanh

    Anh về Hà Nội đi anh

    Cà phê gác phố Hàng Hành cùng em

    Hoặc về Thủy Tạ ăn kem

    Xong rồi mình ghé chợ đêm lòng vòng

    Đến Hoàng thành cổ Thăng Long

    Mà nghe tiếng của cha ông vọng về

    Thăm làng Tây Tựu chân đê

    Khóm đào tích nhựa tràn trề đợi xuân

    Về đi anh nhé một lần

    Lạc vào phố cổ ngắm vần vũ mưa

    Tóc em thành liễu đong đưa

    Hòa trong Hà Nội khi vừa đón anh…

    11. Hà Nội Mùa Lá Rơi (Nguyễn Đình Huân)

    Hà Nội mùa này lá bắt đầu rơi

    Heo may gió tiết trời se se lạnh

    Sóng nước Hồ Tây xanh trong lấp lánh

    Chiều thu tím mờ nhuộm ánh hoàng hôn

    Bên Hồ Gươm anh dạo bước cô đơn

    Chợt phảng phất có mùi thơm hương cốm

    Tiếng ai rao quanh Hồ Gươm buổi sớm

    Hoa sữa nồng nàn khi chớm vào thu

    Có phải chăng anh nghe tiếng chim gù

    Hay là lòng anh tương tư ngày ấy

    Khi đôi ta mới vừa tròn mười bảy

    Dạo bước quanh hồ chợt thấy xốn xang

    Ghế đá xưa ta ngồi đếm lá vàng

    Tay trong tay em mơ màng mong ước

    Mơ ngày sau hai đứa mình chung bước.

    Suốt cuộc đời mình sẽ được bên nhau.

    Ai biết tình người thay đổi bể dâu.

    Giã từ thu em qua cầu xuất giá.

    Trái tim anh cô đơn nên hoá đá.

    Em đi rồi mang theo cả mùa thu.

    Thơ 4 chữ về mùa thu hay

    Bộ sưu tập những câu thơ về mùa thu thể loại 4 chữ cực hay:

    1. Sang Thu (Sưu Tầm)

    Bài thơ nho nhỏ,

    Gói nỗi nhớ đầy.

    Hoa cải mùa nầy,

    Về chưa hỡi bạn?

    2. Thu Đã Về (Sưu Tầm)

    Thu về man mát,

    Nhè nhẹ tóc bay.

    Sương phủ hoa nhài,

    Long lanh nhành lá.

    3. Thu Của Em (Ngọc Bích)

    Mùa thu của em,

    Là vàng hoa cúc.

    Như nghìn con mắt,

    Mở nhìn trời êm.

    Người đi xa lắm

    Theo những đám mây

    Lá chút rơi đầy

    Chỉ mình em biết.

    Người đi mải miết

    Theo giấc mơ hoang

    Trái tim đa đoan

    Làm sao giữ được.

    Mắt giờ không biếtc

    Tóc giờ không xanh

    Tay gầy nổi gân

    Mưa ngâu dài lắm.

    Một ngày thu nắng

    Một ngày thu vàng

    Bóng ai dịu dàng

    Lướt qua khung cửa.

    Thôi không buồn nữa

    Thu đến bên rồi

    Người sẽ về thôi

    Một ngày gần lắm.

    4. Hoa Cúc Và Thu (Sưu Tầm)

    Trời thu rực rỡ,

    Hoa nở trong vườn.

    Nắng vẫn vấn vương,

    Đậu trên cành cúc.

    Người đi xa lắm

    Theo những đám mây

    Lá chút rơi đầy

    Chỉ mình em biết.

    Người đi mải miết

    Theo giấc mơ hoang

    Trái tim đa đoan

    Làm sao giữ được.

    Mắt giờ không biếtc

    Tóc giờ không xanh

    Tay gầy nổi gân

    Mưa ngâu dài lắm.

    Một ngày thu nắng

    Một ngày thu vàng

    Bóng ai dịu dàng

    Lướt qua khung cửa.

    Thôi không buồn nữa

    Thu đến bên rồi

    Người sẽ về thôi

    Một ngày gần lắm.

    Hoa cúc và thu là bài thơ ngắn về mùa thu giúp người đọc chiêm ngưỡng vẻ đẹp cảnh sắc thông qua lăng kính của tác giả. Dù ngắn nhưng mỗi câu chữ đều ẩn chứa bao tâm tư, cảm xúc khiến bạn thổn thức không thôi.

    5. Nhắn Gửi Thu (Doãn Kim Oanh)

    Này bao thương nhớ,

    Gửi vào mùa thu.

    Này những giấc mơ,

    Muôn đời ảo vọng.

    Người đi xa lắm

    Theo những đám mây

    Lá chút rơi đầy

    Chỉ mình em biết.

    Người đi mải miết

    Theo giấc mơ hoang

    Trái tim đa đoan

    Làm sao giữ được.

    Mắt giờ không biếtc

    Tóc giờ không xanh

    Tay gầy nổi gân

    Mưa ngâu dài lắm.

    Một ngày thu nắng

    Một ngày thu vàng

    Bóng ai dịu dàng

    Lướt qua khung cửa.

    Thôi không buồn nữa

    Thu đến bên rồi

    Người sẽ về thôi

    Một ngày gần lắm.

    6. Đi Hết Mùa Thu (Sưu Tầm)

    Ta đi sao hết

    Mùa thu của người

    Ta thương sao hết

    Màu vàng của cây?

    Sao thế người ơi

    Một thế kỷ rồi

    Mùa thu ở lại

    Lá vàng không rơi?…

    7. Mùa Thu Paris (Cung Trầm Tưởng)

    Mùa thu Paris

    Trời buốt ra đi

    Hẹn em quán nhỏ

    Rưng rưng rượu đỏ tràn ly

    Mùa thu đêm mưa

    Phố cũ hè xưa

    Công trường lá đổ

    Ngóng em kiên khổ phút, giờ

    Mùa thu âm thầm

    Bên vườn Lục-Xâm

    Ngồi quen ghế đá

    Không em buốt gía từ tâm

    Mùa thu nơi đâu ?

    Người em mắt nâu

    Tóc vàng sợi nhỏ

    Mong em chín đỏ trái sầu

    Mùa thu Paris

    Tràn dâng đôi mi

    Người em gác trọ

    Sang anh, gót nhỏ thầm thì

    Mùa thu không lời

    Son nhạt đôi môi

    Em buồn trở lại

    Hờn quên, hối cải cuộc đời

    Mùa thu! mùa thu

    Mây trời âm u

    Yêu người độ lượng

    Trông em tâm tưởng, giam tù

    8. Thu Và Cha (Sưu Tầm)

    Cha ngồi trầm tư

    Nhìn con kiến nhỏ

    Còn tôi gật gù

    Giải bài toán khó

    Tôi ngồi nhăn nhó

    Bứt tóc rối bù

    Cha ngồi nhặt cỏ

    Trắng tóc mùa thu

    9. Khúc Thu (Tử Nhi)

    Thu về trên tóc

    Bềnh bồng mây trôi

    Mượt mà tuổi ngọc

    Khúc khích môi cười

    Thu về trên lá

    Vàng rơi, vàng rơi

    Bâng khuâng đến lạ

    Màu sắc đổi, dời

    Thu về trên cỏ

    Ngậm giọt sương rơi

    Bình minh nắng mới

    Vàng ngát lưng đồi

    Thu về với chữ

    Vàng biếc ngôn từ

    Hồn gửi trên giấy

    Trăm, ngàn tương tư

    Thu về với người

    Cõi lòng yên, vui ?

    Giữa muôn xúc cảm

    Thơ rơi giữa đời

    Thu ơi, thu ơi

    Thơ 5 chữ về mùa thu lãng mạn

    Những bài thơ viết về mùa thu theo thể loại thơ 5 chữ sẽ khiến bạn bất ngờ vì sự đa dạng, thú vị.

    1. Thu Tình (Sưu Tầm)

    Thu đến, lòng xao xuyến

    Lá rụng, tình rơi rơi

    Gió thu, hồn lạc lõng

    Mùa thu, tình đợi chờ

    2. Hồn Thu (Sưu Tầm)

    Mây trắng bay ngang trời

    Thu sang, hồn lãng đãng

    Lá vàng, tình thơ mộng

    Mùa thu, nỗi nhớ trôi

    3. Lá Thu Rơi (Sưu Tầm)

    Tác phẩm thơ về mùa thu lá vàng xuất sắc vừa mang không khí mùa thu ngập tràn, vừa thể hiện nỗi nhớ nhung người yêu trốn xa.

    Thu về lá rơi đầy

    Gió se lạnh lòng này

    Nhớ ai bâng khuâng mãi

    Mùa thu tình sầu dài.

    4. Mộng Mùa Thu (Sưu Tầm)

    Mùa thu, mộng mơ màng

    Lá vàng, tình thắm thiết

    Gió lùa, hồn phiêu bồng

    Thu về, tình thêm sâu

    5. Vọng Thu (Sưu Tầm)

    Thu về, tiếng lá rơi

    Lòng ai, vọng tình cũ

    Mùa thu, hồn bâng khuâng

    Tình thu, mộng mịt mờ

    Những bài thơ về mùa thu nổi tiếngNhững bài thơ về mùa thu nổi tiếngThơ thu 5 chữ

    6. Tình Ca Mùa Thu (Sưu Tầm)

    Mùa Thu này có anh

    Lòng em chan chứa nắng

    Nghe từ trong sâu thẳm

    Mầm tình nứt đâm chồi

    Niềm vui đến sinh sôi

    Mang sắc màu nắng mới

    Tin yêu như đang đợi

    Vẽ lên mắt môi em

    Nắng Thu rót thêm men

    Cho nụ tình bung nở

    Ánh mắt em mắc cỡ

    Nụ hôn nắng trên môi

    Tim xao xuyến bồi hồi

    Soi yêu thương mắt nắng

    Trao anh tình sâu nặng

    Trong sắc nắng Thu vàng

    Hạnh phúc thật mênh mang

    Vòng tay anh ấm áp

    Vang từ đâu lời hát

    Yêu em mãi cùng Thu

    7. Khi Thu Rụng Lá (Sưu Tầm)

    Thu rụng lá tơi bời

    Lòng heo may tàn úa

    Gió lùa qua khe cửa

    Đánh mất một mùa yêu

    Đôi mắt ai đăm chiêu ?

    Đốt tro tàn mùa hạ

    Thầm gọi tên vội vã

    Đời vào giấc chiêm bao

    Không nói một lời nào?

    Dấu chân thu trên cỏ

    Môi em còn ửng đỏ?

    Ngập ngừng chân qua mau

    Xác ve già xanh xao

    Run run màu tàn tạ

    Thương thầm thương chiếc lá

    Khóc chi đã cúi đầu?

    Em như một bóng mây

    Ở góc trời phiêu lãng

    Gió níu em ngày tháng

    Bàng hoàng cõi bình yên

    Anh như một cánh chim

    Treo tình trên vách đá

    Bay qua hết ngày hạ

    Ngẩn ngơ nhìn thu qua

    Duyên tình đôi chúng ta

    Như hai vầng nhật nguyệt

    Nhuốm đầy màu nuối tiếc

    Khi lá vàng tương tư.

    8. Nét Thu (Sưu Tầm)

    Em gom chiếc lá vàng

    Cho mùa Thu về nhé

    Bước chân ai thật khẽ

    Hay là chiếc lá rơi !?

    Giữa khoảng trời xa xôi

    Thu tràn về khắp ngõ

    Nghe nồng nàn trong gió

    Từng đợt heo may về

    Đếm từng giọt cà phê

    Ánh Thu vàng vương trải

    Thời gian như chậm lại

    Cho đất trời tinh khôi

    Bao nhịp sống sinh sôi

    Lắng nghe từng nhịp thở

    Hoa cúc vàng đã nở

    Khúc giao mùa xôn xao

    Bầu trời như thêm cao

    Đất như càng thêm rộng

    Một chút gì lắng động

    Giữa sớm mai Thu về !

    Ta ngắm nhìn mãi mê

    Mùa Thu sao đẹp quá !

    Trên từng con phố xá

    Chạm sắc Thu dịu dàng

    Ánh bình minh nhẹ nhàng

    Xuyên qua từng kẽ lá

    Giữa dòng đời hối hả

    Có mùa Thu êm êm

    Ta nghe chút ngọt mềm

    Hương Thu đầy tinh khiết

    Du dương và tha thiết

    Nét thu vàng mê say.

    9. Thu Sang (Sưu Tầm)

    Lặng nhìn dòng sông ấy

    Có nỗi nhớ đong đầy

    Vương một chút heo may

    Ruôi ruổi theo tháng ngày

    Xa xa mùa thu nhớ

    Từng lá đổ vàng thơ

    Sương trắng giăng giăng mờ

    Chiều chạm nhẹ như mơ

    Sớm rạng đông chim hót

    Thánh thót giữa sương mai

    Lung linh cài từng giọt

    Ngọt vàng cúc nhuỵ khai

    Chợt về nghe thiếu thiếu

    Bên rặng liễu xanh xanh

    Trong long lanh nắng chiều

    Nhớ dáng kiều thanh thanh

    Mùa về ngang qua phố

    Xào xạc ánh trăng xô

    Buông hờ rơi trong gió

    Có chiếc lá nào khô

    Cuối phố ánh đèn rơi

    Khẽ toả rời mênh mang

    Hắt bóng sáng hai người

    Tựa cửa nhìn thu sang.

    10. Đón Em Giữa Mùa Thu (Sưu Tầm)

    Nay anh về đón em

    Giữa nắng vàng nhạt bóng

    Đâu rồi cơn khát bỏng

    Nhớ em đến cháy lòng

    Ôi má em ửng hồng

    Trong vòng tay âu yếm

    Em như làn gió đến

    Thổi mênh mang mênh mang

    Ta gặp nhau hân hoan

    Bầu trời thêm dịu mát

    Tiếng lòng như muốn hát

    Tình ta thêm thiết tha

    Chiều nay thu sắp qua

    Ngỡ như vừa mới đến

    Anh đón em đúng hẹn

    Niềm vui như nhân đôi.

    Xem thêm: Bộ thơ về mùa đông u buồn nhưng lãng mạn với nỗi nhớ nhung da diết.

    Thơ lục bát về mùa thu đặc sắc

    Dưới đây là 5 bài thơ về mùa thu theo thể loại lục bát:

    1. Cảm Xúc Mùa Thu (Hương Nam)

    Thu về cành lá nghiêng chao

    Mang theo nỗi nhớ xuyến xao vào lòng.

    Thu về nhớ cốm làng Vòng

    Nhớ hương hoa sữa nhớ bông cúc vàng.

    Thu về ta nhớ đến nàng

    Gió heo may thổi ta càng nhớ thêm.

    2. Thu Đến Muộn (Thanh Trần)

    Thu ơi sao đến muộn màng

    Để cho hạ vẫn nặng mang nỗi buồn

    Nửa đêm giọt lệ rơi tuôn

    Căn nhà quạnh vắng luôn luôn nhớ người.

    Giờ đây một nửa chân trời

    Để lại một nửa lệ rơi đêm dài

    Mây buồn che ánh sao mai

    Ở nơi xa đó còn ai nhớ về.

    Nhớ mùa thu ở thôn quê

    Ánh trăng mờ ảo triền đê riêng mình

    Nhớ sao đôi mắt đưa tình

    Đêm về thao thức nhớ hình bóng xưa.

    3. Bài Thơ Về Mùa Thu Chín (Trần Nguyên Soái)

    Trên đường thoáng lá vàng rơi

    Trời dìu dịu mát đây thời tiết thu

    Mây chiều một thoáng âm u

    Thoảng nghe câu hát mẹ ru năm nào

    Con cò đỗ cọc cầu ao

    Ăn sung, sung sung chát, ăn đào, đào chua

    Bây giờ thu chín vào mùa

    Quả hồng đỏ mọng, bưởi chua dịu rồi

    4. Chớm Thu (Đoàn Nam)

    Tiết trời đang chớm vào thu

    Sớm mai vãng chút sương mù lang thang

    Rừng xanh lá điểm vạt vàng

    Nắng rơi dìu dịu mỏng tang lạnh vờn

    Mây dường như cũng cao hơn

    Bồng bềnh tản mạn như hờn dỗi ai

    Rong chơi gió đỏng đảnh hoài

    Thả hương hoa sữa bờ vai em mình

    Ánh ngà đêm rõ lung linh

    Thoảng nghe khúc nhạc tơ tình dịu êm

    Lòng ta phút chốc bỗng mềm

    Tâm hồn trẻ lại được thêm mấy phần

    Thu theo bóng ngọc về sân

    Lộc vừng sắc đỏ tần ngần cười duyên

    Ngập ngừng bến đã neo thuyền

    Câu thề còn giữ y nguyên ban đầu.

    5. Về Đây Em Nhé Nàng Thu (Nguyễn Thị Thắm)

    Ta ngồi chọn ý tìm câu

    Mượn vần thơ để bắc cầu tương tư

    Gửi về em đấy, nàng Thu

    Mà sao em mãi xa mù chân mây!?

    Ở đâu em hãy về đây

    Lửa hồng đã tắt trên cây phượng già

    Ve sầu cũng chẳng hát ca

    Chỉ còn lão Gió bê tha say hoài.

    Hôm rồi lão giận hờn ai

    Mà gọi bè bạn từ ngoài biển Đông

    Kéo về bão tố, cuồng phong

    Khiến cho nhà cửa, ruộng đồng tan hoang.

    Nắng thì gay gắt chói chang

    Cuối mùa, mà nắng vẫn đang hoành hành

    Cây non héo cả mầm xanh

    Ở đâu em hãy nhanh nhanh trở về!?

    Tháng Tám âm đã cận kề

    Mà em còn mãi mải mê chốn nào

    Nhớ em tôi nhớ biết bao

    Hãy về đây nhé đi nào, Thu ơi!

    Vần thơ theo cánh chim trời

    Gửi về em tấm lòng tôi chân thành

    Về đây dệt ước mơ xanh

    Cho bao khát vọng kết thành mùa vui!

    6. Khúc Giao Mùa (Xuân Hùng)

    Thu về gõ cửa tim yêu.

    Giọt mưa đánh thức sớm chiều bóng mây.

    Lá vàng rớt xuống đong đầy.

    Không còn tia nắng xum vầy quanh ta.

    Yêu thương giờ đã nhạt nhòa.

    Giao mùa vội vã hạ qua thu về.

    Dạ buồn cảm giác tái tê.

    Nỗi sầu tỉnh thức não nề ruột gan.

    Còn đâu phượng vĩ ngập tràn.

    Bằng lăng hoa tím chứa chan lệ tình.

    Bóng mây vờn cõi điêu linh.

    Cơn mưa xé nát lòng mình xuyến xao.

    Bao nhiêu kỷ niệm ngọt ngào.

    Chìm trong giấc mộng cuộn vào giọt mưa.

    Tiếng lòng khúc dạ tiễn đưa.

    Hè qua thu đến sao vừa nồng ân.

    Ngày ngày sống cảnh phong trần.

    Tháng năm hiu quạnh bần thần dở dang.

    Mỗi lần hạ lại sang trang.

    Nắng hồng dĩ vãng muộn màng phai đi.

    Để thu câm lặng thầm thì.

    Nghe mưa chảy suối rầm rì bên tai.

    Tâm hồn sầu vắng mệt nhoài.

    Bước chân lạc lõng lòng hoài nhớ mong.

    7. Mùa Thu Cũ (Lê Tiến Toàn)

    Cuộn tròn lá ủ chiều khi

    Thu về bên ấy đợi chi nắng vàng

    Gió lùa trải bước mênh mang

    Dòng sông lờ lững thông hàng đứng soi

    Tâm tư trỗi phút mặn mòi

    Ở nơi hoang vắng lẻ loi bóng kiều

    Ngõ hồn gọi giấc mộng phiêu

    Thu tàn năm cũ gửi điều nhớ nhung.

    8. Thu Nhớ (Nguyễn Binh)

    Lá vàng rơi rụng khắp sân

    Thu về gõ cửa tần ngần đợi ai

    Bóng thu sắc ánh trang đài

    Lá vàng rơi rụng nhớ hoài năm xưa

    Nhớ ngày xưa buổi tiễn đưa

    Rượu hồng pháo nổ người xưa lấy chồng

    Bây giờ em bước sang sông

    Để cho con sáo sổ lồng bay đi

    Bay đi sao chẳng nói gì

    Mùa thu năm ấy còn ghi nặng lòng

    Để cho hết đợi lại mong

    Để cho duyên phận long đong bẽ bàng

    Hôm nay thu lại bước sang

    Vương trên khung cửa nhà nàng tiếng thơ

    Ngỡ ngàng ôm trọn giấc mơ

    Người đi nay chẳng bao giờ về đâu.

    Xem thêm: Tập thơ tháng 9 hay để “chiêm ngưỡng” thêm cảnh sắc mùa thu qua góc nhìn thi sĩ.

    Lời kết

    Tuyển tập những bài thơ về mùa thu tập trung khai thác hình ảnh lá vàng rơi, gió se lạnh để thể hiện sự hoài niệm, lãng mạn của con người. Mùa thu không chỉ là thời điểm giao mùa mà còn là thời điểm của sự suy tư, tĩnh lặng và đong đầy cảm xúc.

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Tạo nên hay tạo lên đúng chính tả?

    Tạo nên hay tạo lên đúng chính tả?

    Nhiều bạn vẫn chưa biết tạo nên hay tạo lên đúng chính tả. Phân biệt đúng sẽ giúp bạn không bối rối trong lúc viết hoặc rơi vào hoàn cảnh ngại ngùng do nói sai.

    Tạo nên hay tạo lên đúng chính tả?

    Tạo nên là từ đúng chính tả, tạo lên sai chính tả và không được ghi nhận trong từ điển Tiếng Việt. Sự nhầm lẫn trong cách đọc và cách sử dụng của âm “N” và âm “L” đã gây lúng túng cho rất nhiều người.

    Giải thích nghĩa của các từ

    Tạo nên hay tạo lên là hai từ xuất hiên khá nhiều trong cuộc sống hằng. Cùng kênh TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN kiểm tra chính tả và tìm hiểu nghĩa thật kỹ để sử dụng các từ đúng hoàn cảnh.

    Tạo nên là gì?

    Tạo nên có nghĩa là tạo ra, tạo thành hay mang ý nghĩa xây dựng.

    Ví dụ:

    Tạo lên là gì?

    Tạo lên là một từ bị ghi sai chính tả và trong Tiếng Việt từ này không có nghĩa. Thế nhưng, nhiều bạn vẫn còn lầm tưởng và cho rằng cụm từ “ tạo lên” là chính xác.

    Xem thêm:

    Tổng kết

    Việc sử dụng tạo nên hay tạo lên  không đúng ngữ cảnh sẽ gây cho người đọc, người nghe những hiểu lầm không đáng có. TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN khuyên các bạn nên chú ý hơn trong cách phát âm và cách dùng từ đúng để câu mang ý nghĩa trọn vẹn hơn.

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Trùng lắp hay Trùng lặp là đúng chính tả?

    Trùng lắp hay Trùng lặp là đúng chính tả?

    Trùng lắp hay trùng lặp là từ viết đúng chính tả? Giải thích chi tiết ý nghĩa từng từ qua ví dụ minh họa tại chuyên mục kiểm tra lỗi chính tả online giúp bạn phân biệt chúng.

    Trùng lắp hay trùng lặp? Từ nào đúng?

    Trùng lặp là từ đúng chính tả, được sử dụng nhiều trong giao tiếp hàng ngày và có ghi trong từ điển tiếng Việt. Còn trùng lắp lặp là từ sai chính tả nhưng vẫn được dùng thường xuyên tại khu vực miền Nam và miền Trung.

    Trùng lặp nghĩa là gì?

    Trùng lặp là động từ chỉ việc lặp đi lặp lại một thứ gì đó. Việc lặp lại này là thừa thãi, vô ích.

    Trùng lắp hay Trùng lặpTrùng lắp hay Trùng lặp đúng chính tả

    Các ví dụ minh họa có dùng từ trùng lặp:

    • Có quá nhiều lỗi trùng lặp trong đoạn văn này, bạn có thể sử chúng không.
    • Công việc của tôi trùng lặp mỗi ngày, thật nhàm chán.
    • Những họa tiết caro này trùng lặp nhiều lần trong thiết kế khiến mọi thứ trở nên rối rắm, khó nhìn.

    Trùng lắp nghĩa là gì?

    Trùng lắp là khẩu ngữ của từ trùng lặp, người dùng ngầm hiểu từ này cũng có nghĩa chỉ sử lặp đi lặp lại của một vật, một hiện tượng nào đó.

    • Câu văn trùng lắp.
    • Công việc bi trùng lắp.

    Các từ có liên quan khác

    Ngoài trùng lặp, bạn có thể sử dụng thêm một số từ đồng nghĩa với nó như:

    • Lặp lại.
    • Tái diễn.
    • Tái lập.
    • Tái sử dụng.
    • Tái xuất hiện.

    Lời kết

    Trùng lặp là từ đúng chính tả nhưng trùng lắp lại là khẩu ngữ và thường xuyên được sử dụng trong giao tiếp. Nếu bạn cần viết văn bản quan trọng, đòi hỏi tính chuyên nghiệp thì dùng từ trùng lặp. Ngược lại khi chỉ giao tiếp nói chuyện thường ngày thì trùng lắp cũng được.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Bộ sưu tập 70+ meme sợ hãi, sợ quá hài hước

    Bộ sưu tập 70+ meme sợ hãi, sợ quá hài hước

    Theo dõi và tải về bộ meme sợ hãi, sợ quá sợ quá của Độ Mixi hài hước nhất tại The POET Magazine. Các bức meme thú vị nhất sẽ được cập nhật đầy đủ tại trang.

    Table of Contents

    Toggle

    • Nguồn gốc và ý nghĩa sợ hãi meme
    • Tổng hợp sợ meme hài hước
    • Kết luận

    Nguồn gốc và ý nghĩa sợ hãi meme

    Meme sợ quá sợ quá phải band nó thôi là đoạn clip được cắt từ video livestream của một streamer nổi tiếng  – Độ Mixi. Chiếc meme này vốn thể hiện thái độ “nhờn”, thực chất chẳng hệ sợ hãi gì đối phương.

    Đối với các meme sợ hãi thông thường, ý nghĩa của meme đúng là đang tỏ ra sợ trước một sự việc nào đó.

    Tổng hợp sợ meme hài hước

    Cập nhật ngay bộ meme sợ quá đầy đủ.

    ảnh hoảng hốt memeMeme hoảng hốt hài hước
    meme anime sợ hãimeme anime sợ hãiẢnh anime bịt tai khóc trước tình huống đáng sợ

    ảnh hoảng sợ memeảnh hoảng sợ meme

    hoảng sợ memehoảng sợ memeMeme chú rùa trợn tròn mắt cực hài
    ảnh hốt hoảng memeảnh hốt hoảng memeMeme hoảng sợ nổi tiếng của gấu trúc

    ảnh meme hoảng hốtảnh meme hoảng hốtMeme hoảng sợ nổi tiếng của người đàn ông khi nhận ra điều gì đó
    meme chó la hét sợ hãimeme chó la hét sợ hãiChú chó há hốc mồm vì đang sợ hãi
    meme chó sợmeme chó sợẢnh chó ôm đầu hài hước nhất
    meme chó sợ hãi la hétmeme chó sợ hãi la hétChú chó la lớn biểu cảm thú vị và đáng yêu
    ảnh meme hoảng sợảnh meme hoảng sợMeme hoảng hốt cực căng

    ảnh sợ hãi memeảnh sợ hãi memeNgười đàn ông ôm đầu shock vì sợ
    meme chó sợ hétmeme chó sợ hétCon chó đang gào thét hài hước
    meme chú chó sợ hãimeme chú chó sợ hãiCon chó đang khép nép mình vì sợ
    ảnh sợ memeảnh sợ memeẢnh hoảng sợ meme thú vị
    meme hoảng sợmeme hoảng sợCard B gào thét “Arghh wtf?!”
    meme hoảng hốt sợmeme hoảng hốt sợNgười đàn ông ôm đầu hốt hoảng sợ hãi
    meme hoảng hốtmeme hoảng hốtCác cô gái hoạt hình với gương mặt hốt hoảng sợ hãi
    meme sợ cái chó gìmeme sợ cái chó gìMeme anh da đen há hốc mồm trợn mắt
    meme sợ hãimeme sợ hãiMeme sợ quá Độ Mixi hài hước
    meme mèo sợ hãimeme mèo sợ hãiẢnh chú mèo với gương mặt hốt hoảng

    meme hét sợ hãimeme hét sợ hãi

    meme mèo hoảng sợmeme mèo hoảng sợChú mèo con với vẻ mặt sợ hãi
    meme gà sợ hãimeme gà sợ hãiCon gà la hét cực to khi gặp điều đáng sợ
    meme mèo hoảng hốtmeme mèo hoảng hốtChú mèo hoảng hốt né tránh
    meme mèo hét sợmeme mèo hét sợChú mèo hét toáng out nét khi hoảng sợ
    meme con mèo sợ hãimeme con mèo sợ hãiMeme chú mèo nhảy cẫng lên vì giật mình
    meme em bé sợ hãimeme em bé sợ hãiEm bé trợn tròn mắt trước những gì đang chứng kiến
    meme con cá sợ hãimeme con cá sợ hãiMeme cá con sợ hãi ôm lấy mẹ vì thấy gì đó đáng sợ
    meme hốt hoảngmeme hốt hoảngẢnh chế con mèo thỏ há hốc mồm vui nhộn
    meme sợ hãi animememe sợ hãi animeẢnh meme sợ hãi anime hài hước

    meme sợ hãi Jenniememe sợ hãi JennieJennie hoảng hốt sợ hãi
    meme sợ hãi khócmeme sợ hãi khócẢnh mặt nhăn nhó sợ nổi tiếng của idol KPOP
    meme sợ hãi Gumballmeme sợ hãi GumballMeme Gumball và Darwin sợ hãi mặt cực hài
    meme sợ hãi bịt miệngmeme sợ hãi bịt miệngMeme cô gái che miệng vì đang hoảng sợ
    meme sợ hãi bỏ chạymeme sợ hãi bỏ chạyHình ảnh cô gái tái mặt bỏ chạy trên xe ô tô
    meme sợ hãi hamstermeme sợ hãi hamsterẢnh meme chú chuột hamster hoảng sợ nổi tiếng
    meme sợ hãi khóc tomeme sợ hãi khóc toNayeon TWICE nhăn mặt sợ hãi
    meme sợ hãi la hétmeme sợ hãi la hétQuái vật trong phim hoạt hình với biểu cảm sợ hãi
    meme sợ hãi KPOPmeme sợ hãi KPOPẢnh sợ hãi của idol KPOP thú vị
    meme sợ hãi hétmeme sợ hãi hétẢnh meme hét to hài hước

    meme sợ hãi chạymeme sợ hãi chạyNgười đàn ông đang bỏ chạy vì sợ hãi
    meme sợ hãi hoảngmeme sợ hãi hoảngCô gái hoảng loạn hét lớn vì sợ
    meme sợ hãi hoạt hìnhmeme sợ hãi hoạt hìnhẢnh Bọt biển Bob trợn mắt “Chuyện gì đang xảy ra vậy?”
    meme sợ hãi chùm chănmeme sợ hãi chùm chănẢnh chú gấu chùm chăn đang hoảng sợ
    meme sợ hãi lau mồ hôimeme sợ hãi lau mồ hôiMeme lau mồ hôi nổi tiếng trên mạng xã hội
    meme sợ hãi Hoshimeme sợ hãi HoshiHoshi SEVENTEEN gào thét lớn vì sợ hãi
    meme sợ hãi mèomeme sợ hãi mèoMèo out nét hoảng hốt hài hước
    meme sợ hãi có chữmeme sợ hãi có chữẢnh meme sợ hãi có chữ hài hước
    meme sợ hãi giật mìnhmeme sợ hãi giật mìnhMèo con giật mình sợ hãi rớt mồ hôi đáng yêu
    meme sợ hãi hốt hoảngmeme sợ hãi hốt hoảngẢnh Gumball hoảng hốt nhăn mặt

    sợ hãi memesợ hãi memeẢnh meme sợ hãi nổi tiếng của cậu bé khóc lóc cầm thánh giá
    meme sợ khócmeme sợ khóc“Cứu tao bây ơi! Cứu tao!!!”
    mèo sợ hãi mememèo sợ hãi memeMeme sợ quá của chú mèo đen nhảy cẫng lên
    meme sợ hãi Wonyoungmeme sợ hãi WonyoungWonyoung hoảng hốt trước một việc gì đó
    meme trốn sợ hãimeme trốn sợ hãiẢnh chú chim cánh cụt đang ôm đầu trốn vì sợ
    meme sợ hãi vẽmeme sợ hãi vẽTranh vẽ đặt tay lên ngực sợ hãi
    meme sợ hãi trợn mắtmeme sợ hãi trợn mắt“Thế giới này đáng sợ quá vậy?”
    meme sợ thếmeme sợ thếNgười đàn ông đặt tay lên ngực và biểu cảm sợ hãi
    meme sợ quá đimeme sợ quá điẢnh con khỉ nổi tiếng đang liếc mắt đề phòng
    meme sợ hãi trốnmeme sợ hãi trốnMeme phù hợp để bạn sử dụng khi muốn trốn khỏi tình huống nào đó
    sợ quá sợ quá phải band nó thôisợ quá sợ quá phải band nó thôiMeme sợ quá sợ quá phải band nó thôi của Độ Mixi
    sợ quá sợ quásợ quá sợ quáBiểu cảm hài hước của người đàn ông meme sợ quá cơ
    meme sợ quá cơmeme sợ quá cơẢnh vẽ lau mồ hôi vì sợ
    meme sợ hãi rớt mồ hôimeme sợ hãi rớt mồ hôiẢnh con ếch rơi mồ hôi
    meme sợ hãi Rosememe sợ hãi RoseẢnh nàng Rosé hoảng hốt sợ hãi
    meme sợ hãi ôm ngựcmeme sợ hãi ôm ngựcẢnh người đàn ông đặt tay ôm ngực vì hoảng sợ

    sợ memesợ memeMeme một đám bạn đang tỏ vẻ sợ hãi
    sợ hãi meme hàisợ hãi meme hàiMeme sợ hãi các thứ, gương mặt cực hài của nhân vật hoạt hình

    Kết luận

    Bộ meme sợ hãi đã được đăng tải toàn bộ lên The POET Magazine. Theo dõi trang để cập nhật thêm nhiều meme thú vị khác.

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Khoát áo hay Khoác áo là đúng chính tả?

    Khoát áo hay Khoác áo là đúng chính tả?

    Khoát áo hay khoác áo là từ đúng chính tả khiến nhiều người phải tranh cãi vì phát âm tương đồng nhau giữa “oát” và “oác”. Chuyên mục kiểm tra lỗi chính tả online sẽ dựa vào từ điển tiếng Việt giúp bạn định nghĩa, xác định cách viết chuẩn không cần chỉnh.

    Khoát áo hay khoác áo? Từ nào đúng?

    Khoác áo là từ đúng chính tả và có trong từ điển tiếng Việt còn khoát áo là từ viết sai chính tả. Người dùng bị nhẫm lẫn bởi phát âm có phần tương đồng nhau giữa chúng, nhất là người miền Nam và người miền Tây.

    Khoác áo nghĩa là gì?

    Khoác áo là động từ chỉ việc mặc trang phục và trở thành người của một đơn vị, tổ chức nào đó. Ngoài ra, khoác áo có nghĩa đơn giản hơn là mặc áo vào người.

    • Khoác áo lính.
    • Khoác áo CLB Manchester City.

    Khoát áo hay Khoác áoKhoát áo hay Khoác áo đúng chính tả

    Một số câu ví dụ có sử dụng từ khoác áo:

    • Trong buổi sáng se lạnh, tôi luôn khoác áo ấm trước khi ra ngoài.
    • Anh ta thường khoác áo len mỏng khi đi dạo buổi tối để giữ ấm.
    • Trong trận gió lạnh, cả đoàn người đều phải khoác áo gió để tránh cảm lạnh.
    • Văn Hậu là một trong những cầu thủ khoác áo CLB CAHN nổi tiếng nhất.
    • Trong 20 năm khoác áo lính, tôi đã đi qua rất nhiều vùng đất, tham gia vào rất nhiều trận đánh.

    Khoát áo nghĩa là gì?

    Khoát áo là từ sai chính tả nên vô nghĩa, bạn cần tránh sử dụng từ này khi giao tiếp. Sở dĩ hai từ khoác và khoát bị nhầm lẫn là bởi phát âm có phần tương tự nhau giữa “oác” và “oát”.

    Lời kết

    Khoác áo và khoác áo sẽ được phân biệt nếu bạn hiểu rõ ý nghĩa của hai từ này. Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm một số từ đồng nghĩa với khoác áo để vốn từ thêm đa dạng, lời văn thêm hấp dẫn.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Xem sét hay xem xét đúng chính tả?

    Xem sét hay xem xét đúng chính tả?

    Xem sét hay xem xét đúng chính tả là câu hỏi mà nhiều bạn còn đang thắc mắc. Do sự nhầm lẫn giữa hai âm “x” và âm “s” nên đôi khi bạn vẫn còn sai chính tả của hai từ này.

    Bạn có thể theo dõi Kiểm tra chính tả tại The Poet để kiểm tra thông tin. Ngoài ra, trang còn cung cấp tính năng tra cứu cho từng từ tiện lợi, giúp bạn biết cách sử dụng chuẩn nhất.

    Xem sét hay xem xét đúng chính tả?

    Xem sét là từ sai chính tả, từ này vô nghĩa và không được áp dụng trong giao tiếp hay văn bản hàng ngày. Xem xét là từ đúng chính tả, từ này xuất hiện trong từ điển tiếng Việt.

    Phân biệt từ nào đúng và sai chính tả

    Giải thích nghĩa của từ

    Do hai âm “x” và “s” thường được nhiều bạn phát âm gần giống nhau. Vì vậy, có nhiều vấn đề phát sinh liên quan tới chính tả của các từ có chứa hai âm này.

    Bạn cần phải lưu ý, âm “s” là âm nặng và phát âm cần rõ ràng, nhấn mạnh, còn âm “x” là âm nhẹ hơn.

    Xem sét nghĩa là gì?

    Xem sét là từ không có ý nghĩa và không được sử dụng trong đời sống hàng ngày của người Việt. Chính vì vậy, bạn cần lưu ý thật kỹ nếu như đang sử dụng sai từ này và cần phải sửa lại cho đúng chính tả.

    Xem xét nghĩa là gì?

    Xem xét là một động từ, từ này thường chỉ việc tìm hiểu, quan sát kĩ để đánh giá vấn đề, sau đó đưa ra những nhận xét, kết luận cho vấn đề đó.

    Ví dụ: xem xét tình hình, xem xét vụ án.

    Xem thêm:

    Kết luận

    Xem sét hay xem xét đúng chính tả bạn đã có câu trả lời. Nếu cần thiết hãy ghi chú lại những thông tin trên để dùng từ cho chính xác hơn.

    Chuyên mục Kiểm tra chính tả đã thống kê lại những lỗi sai chính tả mà người Việt hay mắc phải. Bạn hãy tiếp tục theo dõi chuyên mục này để tránh những lỗi sai khi dùng từ trong giao tiếp và văn bản nhé.

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Bạt mạng hay Bạc mạng là đúng chính tả?

    Bạt mạng hay Bạc mạng là đúng chính tả?

    Bạt mạng hay bạc mạng là cách viết đúng chính tả? Nếu bạn đang thắc mắc, chưa biết từ nào trong hai từ này đúng và có nghĩa thì hãy cùng chuyên mục kiểm tra lỗi chính tả online khám phá các thông tin sau.

    Bạt mạng hay bạc mạng? Từ nào đúng chính tả?

    Bạt mạng là từ đúng chính tả, được viết rõ trong từ điển tiếng Việt, còn bạc mạng là từ sai chính tả. Hai từ này bị nhầm lần bởi cách phát âm “ạt” và “ạc” tương đồng với nhau.

    Bạt mạng nghĩa là gì?

    Bạt mạng là tính từ chỉ sự liều lĩnh, bất chấp tất cả đều làm điều mình muốn. Từ này thường mang nghĩa tiêu cực và được dùng để chai bai, khiển trách hành động của một ai đó.

    • Phóng xe bạt mạng.
    • Làm việc bạt mạng.

    Bạt mạng hay Bạc mạngBạt mạng hay Bạc mạng đúng chính tả

    Một số câu ví dụ có sử dụng từ bạt mạng:

    • Những thanh niên phóng xe bạt mạng trên đường là lỗi khiếp sợ của người tham gia giao động.
    • Cô ấy làm việc bạt mạng để kiếm tiền phụ giúp cha mẹ.
    • Tụi này ăn chơi bạt mạng, không lo lắng cho tương lai.

    Bạc mạng nghĩa là gì?

    Bạc mạng là từ sai chính tả và không được định nghĩa trong từ điển tiếng Việt. Tuy nhiên nhiều người dùng từ này để chỉ số phận bạc bẽo, đau khổ của con người.

    Bạc mạng có thể hiểu tương tự như bạc mệnh nhưng là cách nói khác đi. Cách dùng này không được công nhận.

    Lời kết

    Bạt mạng và bạc mạng có cách phát âm gần giống nhau nhưng chỉ từ bạt mạng là đúng chính tả, được ghi rõ trong từ điển. Bạn có thể dùng thêm một số từ đồng nghĩa với nó như liều mạng, liều lĩnh, bất chấp.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Chia sẻ hay Chia sẽ là đúng chính tả?

    Chia sẻ hay Chia sẽ là đúng chính tả?

    Một số người thắc mắc không biết từ chia sẻ hay chia sẽ hay chia xẻ đúng chính tả. Bạn nên nắm rõ từ chuẩn để sử dụng cho đúng tránh bị người khác bắt lỗi chính tả.

    Xem thêm các bài viết khác tại chuyên mục: https://www.thepoetmagazine.org/canh-sat-chinh-ta/

    Chia sẻ hay Chia sẽ hay Chia xẻ là đúng chính tả?

    Chia sẻ là từ đúng chính tả và xuất hiện trong từ điển tiếng Việt còn chia sẽ hay chia xẻ là từ sai chính tả.

    Chia sẻ hay Chia sẽChia sẻ là từ đúng chính tả

    Giải thích nghĩa các từ

    Chia sẻ nghĩa là gì?

    Nghĩa của từ chia sẻ dùng để chỉ hành động lấy đồ thuộc sở hữu của mình cho người nào đó sử dụng chung hoặc trong trường hợp cùng chia với nhau để hưởng lợi hoặc chịu thiệt.

    Ví dụ:

    • Tôi muốn chia sẻ niềm vui của mình với bạn vì tôi mới được tăng lương.
    • Vợ chồng mình hãy cùng nhau chia sẻ công việc nhà để hoàn thành nhanh hơn.

    Từ đồng nghĩa với chia sẻ: chia sớt, san sẻ, san sớt

    Chia sẻ trong tiếng Anh là share. Bạn nên ghi nhớ để thuận tiện trong giao tiếp.

    Chia sẽ có nghĩa gì?

    Do thói quen, phong tục tập quán, cách phát âm khác nhau giữa các vùng miền nên một số nơi thường sử dụng từ chia sẽ thay vì chia sẻ. Tuy nhiên, chia sẽ là từ sai chính tả và không có nghĩa trong tiếng Việt.

    Giải thích nghĩa từ chia xẻ

    Chia xẻ có nghĩa là hành động phân chia thành nhiều phần làm cho vật thể không còn nguyên là một khối nữa. Ví dụ chia xẻ gỗ, lãnh thổ bị chia năm xẻ bảy, chia xẻ miếng đất.

    Lời kết

    Như vậy, TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN đã giúp bạn phân tích ý nghĩa của các từ dễ gây nhầm lẫn trên. Chia sẻ và chia xẻ là hai từ có nghĩa được sử dụng trong các trường hợp khác nhau còn chia sẽ là từ sai chính tả và không có nghĩa trong tiếng Việt.

    Xem thêm:

     

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Trễ nãi hay Trễ nải là đúng chính tả?

    Trễ nãi hay Trễ nải là đúng chính tả?

    Trễ nãi hay trễ nải thường bị người Việt nhầm lần bởi phát âm dấu ngã và dấu hỏi tương đồng nhau. Tuy nhiên chỉ có duy nhất 1 cách viết đúng trong trường hợp này. Hãy để chuyên mục kiểm tra lỗi chính tả online giúp bạn giải đáp thắc mắc.

    Trễ nãi hay trễ nải? Từ nào đúng chính tả?

    Trễ nải là từ đúng chính tả, được định nghĩa rõ trong từ điển tiếng Việt, còn trễ nãi là từ sai chính tả, hoàn toàn vô nghĩa. Hai từ này bị nhầm lẫn bởi phát âm dấu hỏi và dấu ngã không rõ ràng của người miền Nam, miền Trung.

    Trễ nải nghĩa là gì?

    Trễ nải là tính từ miêu tả sự thiếu hăng hái, thiếu cố gắng, không để tâm khiến công việc bị chậm trễ hoặc không có kết quả.

    • Trễ nải học tập.
    • Trễ nải công việc.

    Trễ nãi hay Trễ nảiTrễ nãi hay Trễ nải đúng chính tả

    Một số câu ví dụ có sử dụng từ trễ nải:

    • Mải chơi và trễ nải việc học hành khiến cháu tôi bị tụt hạng.
    • Chỉ một bộ phận trễ nải công việc cũng làm ảnh hưởng đến cả dự án. Mọi người hãy làm việc có trách nhiệm hơn.
    • Dạo trước nhà em có việc bận, trễ nải quá chưa kịp đến cảm ơn anh chị vì đã giúp đỡ gia đình em.

    Trễ nãi nghĩa là gì?

    Trễ nãi là từ sai chính tả và hoàn toàn vô nghĩa. Bạn không nên dùng từ này trong giao tiếp tránh hiểu lầm.

    Các từ có liên quan khác

    Bên cạnh trễ nải, trong tiếng Việt còn nhiều từ đồng nghĩa khác dùng để miêu tả sự chậm trễ, thiếu cố gắng. Trong đó, từ trễ tràng là tương đồng với trễ nải nhiều nhất.

    Lời kết

    Trễ nải là từ viết đúng chính tả và có ý nghĩa chỉ sự thiếu hăng hái của con người. Để truyền đạt đúng mục đích, bạn nên ghi nhớ cách viết và cách dùng của từ này, tránh hiểu lầm không đáng có.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Chín chắn hay chính chắn đúng chính tả?

    Chín chắn hay chính chắn đúng chính tả?

    Chín chắn hay chính chắn gây nên nhiều tranh cãi khi nói và viết tiếng Việt. Trong hai từ này, chỉ có một từ đúng chính tả được công nhận. TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN sẽ check lỗi chính tả giúp bạn phân biệt rõ hai cụm từ trên.

    Chín chắn hay chính chắn? Từ nào đúng chính tả?

    Chín chắn là từ đúng chính tả còn chính chắn là viết sai. Đây là sai lầm không quá phổ biến nhưng không phải không có. Chủ yếu do cách đọc sai dẫn đến viết lẫn lộn.

    Chín chắn hay chính chắnChín chắn hay chính chắn – Cách viết nào đúng?

    Chín chắn nghĩa là gì?

    Chín chắn là tính từ chỉ tính cách của con người, nói về việc thận trọng, biết suy nghĩ trước khi làm. Trong một số hoàn cảnh, khi dùng từ này được hiểu là sự trưởng thành.

    Khi phân tích nghĩa từng từ có thể thấy:

    • Chín: Sự suy nghĩ kỹ lưỡng các khía cạnh.
    • Chắn: Ngăn lại

    Ví dụ về cách dùng từ:

    • Anh ấy là một người khá chín chắn nên tôi hoàn toàn an tâm khi giao phó dự án này.
    • Cô ấy là người phụ nữ chín chắn, nghiêm túc nhất tôi từng biết.

    Chính chắn là gì?

    Chính chắn là từ không có nghĩa, không xuất hiện trong từ điển. Từ “chính” khi là tính từ có nghĩa là quan trọng, ngay thẳng. Nếu dùng là trợ từ thì có ý nhấn mạnh một sự việc nào đó.

    Nếu ghép cùng từ “chắn” không tạo thành cụm có nghĩa.

    Lời kết

    Chín chắn hay chính chắn thì chín chắn là từ viết đúng. Lưu ý điều này khi sử dụng trong cả văn nói và văn viết để không gây nên sự khó chịu.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Củng cố hay Cũng cố là đúng chính tả?

    Củng cố hay Cũng cố là đúng chính tả?

    Củng cố hay cũng cố là từ viết đúng? Đây là thắc mắc chung của nhiều người khi phải sử dụng hai từ này trong giao tiếp văn bản. Dù không phải từ khó nhưng nếu không phân biệt được dấu hỏi và dấu ngã thì việc xác định đúng cách viết rất khó khăn. Hãy cùng chuyên mục kiểm tra lỗi chính tả online đi tìm câu trả lời ngay sau đây.

    Củng cố hay cũng cố? Từ nào đúng chính tả?

    Củng cố là từ đúng, được nêu rõ trong từ điển và thường xuyên xuất hiện trong giao tiếp. Còn cũng cố là từ sai chính tả, không có trong từ điển và không được dùng khi giao tiếp. Hai từ này bị nhầm lẫn với nhau bởi phát âm tương tự của dấu hỏi và dấu ngã.

    Củng cố nghĩa là gì?

    Củng cố là động từ chỉ việc làm cho vững chắc, kiên cố hơn. Từ này mang ý nghĩa tích cực, thể hiện những thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp.

    • Củng cố lòng tin.
    • Củng cố lực lượng.

    Củng cố hay Cũng cốCủng cố hay Cũng cố đúng chính tả

    Một số câu ví dụ có dùng từ củng cố:

    • Cuộc họp được tổ chức để củng cố kế hoạch làm việc của nhóm trong thời gian tới.
    • Bài tập thực hành sẽ giúp học viên củng cố kiến thức và kỹ năng đã học trong lớp.
    • Sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè có thể củng cố tinh thần và lòng tin của bạn trong thời gian khó khăn.
    • Các biện pháp an ninh mới đã được triển khai để củng cố sự an toàn cho cộng đồng.
    • Quan hệ đối tác vững chắc giữa hai công ty sẽ củng cố vị thế của họ trên thị trường.

    Cũng cố nghĩa là gì?

    Cũng cố là từ sai chính tả và hoàn toàn không có ý nghĩa gì. Sở dĩ từ này bị nhầm với cách viết đúng bởi cách phát âm giống nhau giữa chúng.

    Để giao tiếp hiệu quả, tự tin hơn bạn hãy phân biệt ngay hai cách viết và đọc này.

    Lời kết

    Như vậy củng cố là từ duy nhất viết đúng chính tả trong trường hợp này. Bạn có thể sử dụng thêm các từ đồng nghĩa với nó như ra tăng, tăng thêm.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Châm trước hay châm chước đúng chính tả?

    Châm trước hay châm chước đúng chính tả?

    Châm trước hay châm chước hay trâm trước mới đúng là thắc mắc của không ít độc giả. TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN sẽ giúp bạn sửa lỗi chính tả online chính xác nhất.

    Châm trước hay châm chước hay trâm trước? Từ nào đúng chính tả?

    Châm chước là từ đúng chính tả còn châm trước hay trâm trước đều là từ sai.

    Châm trước hay châm chướcChâm trước hay châm chước là viết đúng?

    Tuy nhiên từ châm trước lại được sử dụng phổ biến trong cả văn viết và văn nói khiến nhiều người nhầm lẫn nó mới là từ đúng

    Châm chước nghĩa là gì?

    Châm chước mang ý nghĩa chiếu cố, nhắm mắt cho qua ở lần đầu tiên. Đây là một động từ Hán Việt.

    Ví dụ:

    • Tôi mới đến làm việc hôm nay, nếu có gì sai mong anh châm chước.
    • Cô ấy là nhân viên mới nên mong mọi người châm chước vì lỗi đến muộn.
    • Đây là lần đầu tiên anh mắc lỗi nên tôi sẽ châm chước, sau này mong rằng anh sẽ không tái phạm.

    Châm trước và trâm trước nghĩa là gì?

    Châm trước và trâm trước đều không có nghĩa bởi cả hai đều sai chính tả, không xuất hiện trong từ điển tiếng Việt.

    Đặc biệt, từ châm trước được nhầm lẫn nhiều hơn cả, bạn cần đặc biệt lưu ý lỗi sai ngữ pháp phổ biến này.

    Lời kết

    Châm trước hay châm chước hay trâm trước mới là từ đúng chính tả đã được giải đáp. Nếu bạn còn thắc mắc về từ nào, hãy để lại bình luận dưới bài viết để nhanh chóng nhận được phản hồi.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Tầm tả hay Tầm tã là đúng chính tả?

    Tầm tả hay Tầm tã là đúng chính tả?

    Tầm tả hay tầm tã là từ đúng chính tả được rất nhiều người Việt thắc mắc. Hai từ này tuy có cách phát âm tương tự nhau nhưng chỉ có duy nhất một từ đúng. Hãy cùng chuyên mục kiểm tra lỗi chính tả online đi tìm câu trả lời ngay sau đây.

    Tầm tả hay tầm tã? Từ nào đúng chính tả?

    Tầm tã là từ đúng chính tả, được sử dụng để miêu tả thời tiết có mưa và rất phổ biến trong giao tiếp. Còn tầm tả là từ sai chính tả, hoàn toàn không có trong từ điển tiếng Việt.

    Hai từ này bị người dùng nhầm lẫn với nhau bởi phát âm dấu ngã và dấu hỏi có phần tương đồng.

    Tầm tã nghĩa là gì?

    Tầm tã là tính từ miêu tả sự nhiều và kéo dài không dứt của trời mưa hay nước mắt. Từ này khiến người nghe có cảm giác buồn man mác.

    Trong truyện Kiều, Nguyễn Du có viết: “Sụt sùi giở nỗi đoạn tràng, giọt châu tầm tã đẫm tràng áo xanh” ngụ ý về việc khóc nhiều, mãi không dứt đến mức ướt cả áo.

    • Mưa tầm tã.
    • Khóc tầm tã.

    Tầm tả hay Tầm tãTầm tả hay Tầm tã đúng chính tả

    Một số câu có sử dụng từ tầm tã:

    • Ngoài trời mưa tầm tã, chúng tôi không muốn đi chơi nên ở nhà xem phim.
    • Sài Gòn đã mua tầm tã mấy hôm nay, mưa nhiều khiến tâm trạng tôi buồn phiền.
    • Vì chia tay, cô ấy khóc tầm tã cả tiếng đồng hồ, mãi mà không dứt.

    Tầm tả nghĩa là gì?

    Tầm tả là từ sai chính tả nên hoàn toàn không có ý nghĩa gì. Bạn cần phân biệt nó với cách viết đúng, tránh những hiểm lầm trong giao tiếp.

    Các từ có liên quan khác

    Dầm dề là từ đồng nghĩa với tầm tã nhưng ít được sử dụng hơn. Người dùng sẽ miêu tả những cơn mưa kéo dài, ướt át khiến việc di chuyển trở nên khó khăn bằng từ dầm dề này.

    Lời kết

    Tầm tã là từ đúng và dùng để chỉ những cơn mưa hay những giọt nước mắt kèo dài. Đây là một trong các từ phổ biến thường xuyên xuất hiện trong giao tiếp và văn học Việt.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Yêu dấu hay yêu giấu đúng chính tả?

    Yêu dấu hay yêu giấu đúng chính tả?

    Yêu dấu hay yêu giấu từ nào đúng chính tả được rất nhiều bạn đọc quan tâm. The POET Magazine sẽ giúp bạn sửa lỗi chính tả và tìm ra từ viết đúng, phân tích ý nghĩa và cách dùng từ sao cho chuẩn xác nhất.

    Yêu dấu hay yêu giấu? Từ nào đúng chính tả?

    Yêu dấu là từ viết đúng chính tả và xuất hiện trong từ điển tiếng Việt. Còn yêu giấu là từ viết sai, bạn cần lưu ý để không mắc lỗi khi soạn thảo văn bản.

    yêu dấu hay yêu giấu
    Từ nào đúng chính tả trong hai từ yêu dấu hay yêu giấu

    Nhiều người thường viết chính tả giữa chữ “d” và “gi” là do hai chữ này được phát âm giống nhau. Tuy nhiên, cách sử dụng thì hoàn toàn khác.

    Theo âm tiết Hán Việt, nếu chữ cái sau âm đầu không phải “a” thì sẽ dùng “d”. Còn nếu có “a” thì sẽ dùng chữ “gi”.

    Ví dụ:

    • Trường hợp dùng chữ “d”: di dân, du lịch, dung nham, dư luận…
    • trường hợp dùng chữ “gi”: gia đình, giam cầm, giang sơn…

    Yêu dấu nghĩa là gì?

    Yêu dấu là một động từ mang ý nghĩa yêu thương trong lòng. Cụm từ này thường được sử dụng để bày tỏ tình cảm yêu thương đối với một người nào đó.

    Đồng nghĩa với yêu dấu là dấu yêu.

    Một số câu ví dụ có sử dụng cụm từ yêu dấu:

    • Mẹ yêu dấu của con/ Con yêu dấu của mẹ.
    • Quê hương yêu dấu của tôi.
    • Người vợ yêu dấu luôn bên cạnh tôi ngay cả khi vui vẻ, hạnh phúc hay buồn đau.

    Yêu giấu nghĩa là gì?

    Yêu giấu là từ viết sai chính tả, không có trong từ điển tiếng Việt và không mang ý nghĩa gì. Bạn có thể sử dụng từ giấu trong các trường hợp khác.

    Chẳng hạn như: che giấu, cất giấu, giấu giếm…

    Tổng kết

    Yêu dấu hay yêu giấu bạn đã biết từ nào đúng chính tả, từ nào sai và ý nghĩa của cụm từ là gì rồi phải không? The POET Magazine mang đến cho bạn đọc +1000 các từ vựng mà người viết hay mắc lỗi. Tham khảo ngay để tránh những sai lầm cơ bản trong soạn thảo văn bản.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Tạp giề hay Tạp dề từ nào đúng chính tả?

    Tạp giề hay Tạp dề từ nào đúng chính tả?

    Tạp giề hay tạp dề khiến nhiều người bối rối vì không biết đâu là cách viết chuẩn. Chuyên mục soát chính tả sẽ dựa vào từ điển tiếng Việt cùng các ví dụ minh họa giúp bạn xác định từ đúng chính tả.

    Tạp giề hay tạp dề? Từ nào đúng chính tả?

    Tạp dề là từ đúng chính tả, được định nghĩa rõ trong đại từ điển, còn tạp giề là từ sai chính tả và không có ý nghĩa gì. Sở dĩ hai từ này bị nhầm với nhau bởi cách phát âm “gi” và “d” có phần tương đồng.

    Tạp dề nghĩa là gì?

    Tạp dề là danh từ chỉ tấm vải có dây buộc, đeo phía trước người để giữ cho quần áo sạch sẽ khi làm một số công việc như nấu ăn, sơn nhà,…

    Tạp giề hay Tạp dềTạp giề hay Tạp dề đúng chính tả

    Một số câu có sử dụng từ tạp dề:

    • Trong bếp, mẹ luôn đeo tạp dề để bảo vệ quần áo khỏi bị bẩn khi nấu ăn.
    • Trong nhà hàng, các đầu bếp đều mang tạp dề để giữ quần áo sạch sẽ và ngăn vi khuẩn lây lan vào thực phẩm.
    • Mỗi khi làm việc trong vườn, ông luôn đeo tạp dề để bảo vệ áo sơ mi trắng khỏi bị bám đất và bẩn.
    • Cô giáo đã nhắc học sinh mặc tạp dề khi tham gia vào các hoạt động thực hành trong lớp học.
    • Trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học luôn đảm bảo mình mang tạp dề để làm việc trong môi trường sạch sẽ và an toàn.

    Tạp giề nghĩa là gì?

    Tạp giề là từ sai chính tả và không có ý nghĩa. Bạn cần tránh sử dụng từ này khi giao tiếp nếu không muốn người khác hiểu lầm.

    Lời kết

    Tạp dề và tạp giề khó phân biệt vì hai từ này có phát âm cùng cách viết tương tự nhau. Tuy nhiên, theo phiên âm từ tiếng Pháp từ tạp dề là từ đúng chính tả duy nhất. Bạn có thể bắt gặp người đeo tạp dề ở khắp nơi, từ nhà bếp, sân vườn cho tới phòng thí nghiệm.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Thu xếp hay thu sếp đúng chính tả?

    Thu xếp hay thu sếp đúng chính tả?

    Thu xếp hay thu sếp trong Tiếng Việt rất hay nhầm lẫn khi sử dụng. Bởi khi phát âm hay viết gần giống nhau sẽ dẫn đến tình trạng nhiều người sẽ hiểu nhầm. Cùng tìm hiểu hai từ “ thu xếp” hay “ thu sếp”  từ nào đúng chính tả.

    Thu xếp hay thu sếp đúng chính tả?

    Thu xếp là từ đúng chính tả chỉ sự sắp xếp công việc. Thu sếp là từ sai chính tả, không có trong từ điển tiếng Việt. Sai sót này đến từ sự nhầm lẫn giữa x và s.

    thu xếp hay thu sếpPhân biệt từ đúng chính tả

    Giải thích nghĩa các từ

    Với cách phát âm khá giống nhau nên hai từ này gây khó khăn cho người dùng. Nghĩa các từ được giải nghĩa chi tiết như sau:

    Thu xếp nghĩa là gì?

    Thu xếp có nghĩa sắp đặt, xử lý cho gọn, ổn thỏa và phù hợp những sự việc, yêu cầu trong cuộc sống. Đây là động từ đúng thường được sử dụng trong cuộc sống.

    Một số ví dụ phổ biến:

    • Bạn thu xếp công việc đi, mai chúng ta đi công tác nước ngoài.
    • Ngày mai tôi chuyển vị trí làm việc, hôm nay cần thu xếp đồ đạc cẩn thận.
    • Mọi việc sếp giao phó, tôi đã thu xếp ổn thỏa.
    • Ngày mai công ty chúng ta có khách hàng đến, cậu thu xếp chỗ nghỉ cho khách nhé!

    Thu sếp nghĩa là gì?

    Thu sếp là từ sai chính tả khi sử dụng. Từ này hoàn toàn không có ý nghĩa và không xuất hiện trong từ điển của Tiếng Việt.

    Việc sử dụng từ sai chính tả sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giao tiếp của bạn. Bạn có thể xem thêm chuyên mục Cảnh Sát Chính Tả tại đây: https://www.thepoetmagazine.org/canh-sat-chinh-ta/ để hiểu nghĩa của hơn 1000+ cặp từ dễ bị nhầm lẫn để sử dụng chuẩn xác.

    Kết luận

    Việc dùng đúng thu xếp hay thu sếp khi nói hay viết vô cùng quan trọng. Ngoài ra, có rất nhiều cụm từ khác dễ bị nhầm bạn cần lưu ý để tránh mắc sai lầm khi sử dụng.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Lăn xả hay Lăn sả từ nào đúng chính tả?

    Lăn xả hay Lăn sả từ nào đúng chính tả?

    Lăn xả hay lăn sả là thắc mắc chung của nhiều người Việt. Hai từ này có cách viết cùng cách phát âm tương đồng nhau nhưng chỉ có duy nhất một từ đúng chính tả. Chuyên mục soát chính tả sẽ dựa vào từ điển và những ví dụ minh họa giúp bạn xác định cách viết chuẩn.

    Lăn xả hay lăn sả? Từ nào đúng chính tả?

    Lăn xả là từ đúng chính tả và được dùng trong giao tiếp hàng ngày như một lời khen, lời cảm thán về hành động của ai đó. Còn lăn sả là từ sai chính tả và không có trong từ điển tiếng Việt.

    Hai từ này bị nhầm lẫn bởi cách dùng “x” và “s” rất phức tạp, chúng cũng có cách phát âm tương đồng nhau khiến người nghe khó phân biệt.

    Lăn xả nghĩa là gì?

    Lăn xả là động từ chỉ việc lao vào làm những việc khó khăn một cách kiên quyết, không sợ nguy hiểm hay vất vả. Từ này mang nghĩa tích cực, thường được dùng để khen người khác.

    • Lăn xả vào đám cháy.
    • Lăn xả đi thực nghiệm.

    Lăn xả hay Lăn sảLăn xả hay Lăn sả đúng chính tả

    Một số câu có dùng từ lăn xả:

    • Những người lính cứu hỏa lăn xả vào đám cháy để cứu người là hành động đẹp và ý nghĩa nhất.
    • Dự án khởi nghiệp của chúng tôi có rất nhiều khó khăn nhưng ai cũng lăn xả vào công việc. Có lẽ vì vậy mà chúng tôi đã thành công.
    • Huy rất nhiệt tình và lăn xả trong những hoạt động của trường lớp. Cậu ấy xứng đáng được bình chọn làm lớp phó lao động.

    Lăn sả nghĩa là gì?

    Lăn sả là từ sai chính tả nên không có ý nghĩa gì. Từ này bị nhầm với từ lăn xả bởi phát âm “x” và “s” giống nhau.

    Trong trường hợp này, sả có nghĩa là cây sả và chẳng liên quan gì với từ lăn.

    Lời kết

    Lăn xả và lăn sả gây khó khăn cho người Việt dù đây là từ được sử dụng thường xuyên bởi nhiều lý do. Tuy nhiên chỉ cần bạn hiểu rõ ý nghĩa của chúng thì chắc chắn có thể lựa chọn đúng từ chính xác khi giao tiếp.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • 101+ Bài thơ về Tết Nguyên Đán hay, thơ chúc tết cho trẻ, tết xưa

    101+ Bài thơ về Tết Nguyên Đán hay, thơ chúc tết cho trẻ, tết xưa

    Thơ về tết không chỉ ca ngợi nét đẹp của ngày hội truyền thống mà còn chứa đựng biết bao kỷ niệm, ước mơ và hy vọng cho một năm mới an lành, hạnh phúc. Vào ngày lễ trọng đại của dân tộc, khi gia đình được đoàn viên, sum vầy tại sao bạn không gửi lời chúc tốt đẹp nhất thông qua những câu thơ hay. Hãy cùng TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN khám phá một số tác phẩm thơ về tết nguyên đán ngay sau đây.

    Tuyển tập những bài thơ về tết nguyên đán xuất sắc

    Hãy cùng The Poet và những người thân yêu thưởng thức thơ về tết nguyên đán hay xuất sắc ngay sau đây. Từng vần thơ thấm đượm tình thương sẽ giúp bạn quên đi cái giá lạnh cuối đông, đồng thời chào mừng hơi ấm mùa xuân hy vọng sắp tràn ngập phố phường:

    1. Tết (Sưu tầm)

    Đầu năm gửi bạn một chữ NHÀNĐể cuộc đời này hết lầm thanMọi người cuộc sống thêm sung sướngTrọn kiếp an nhàn hết thở than!Gửi tiếp cho nhau một chữ ANĐể bạn yên lòng với yên anKhông còn lo lắng ưu phiền nãoCuộc sống muôn màu với an khang!Ta lại gửi thêm một chữ TÌNHNụ cười luôn nở mỗi môi xinhGia đình, bè bạn luôn êm ấmGia đạo an lành đẹp tâm linh!

    2. Tết Đã Đến Bên Thềm Nhà (Hùng Tô)

    Tết đã đến bên thềm .Lung linh sắc hoa xuân .Mai nở nụ tần ngần .Đào đón Chào năm mới .Trà nhà em phơi phới.Quất quả chín vàng ươm .Nắng chói chang sân vườn .Đón Giáp Thìn tung cánh .Đầu năm Long thần thánh .Mang khí vượng Hùng thiêng .Đem cuộc sống bình yên .Cho đất nước tuơi đẹp .Đào, mai ,trà ,quất đẹp .Không khí tết xum vầy.Hoa mai nở đầy cây .Hoa đào cành đầy nụ .Tết xum vầy xôm tụ .Hoa cỏ mọc đầy nhà .Rồng lượn múa bao la.Năm giáp Thìn, đổi mới .

    Bài thơ về tếtVui hay buồn ta cũng đang đón tết

    3. Cười Lên Với Tết (Dinh Phạm)

    Vui hay buồn ta cũng đang đón Tết,Xuân tươi về dù ta mệt ta đau!Có ghét thương ngày Tết cũng gặp nhau,Đôi câu chúc vàng thêm màu mai nở!Tôi năm qua đứt tơ hồng duyên nợ,Bạn mới vừa tan vỡ mối tình si!Tết với tôi không còn nghĩa lý gì,Xuân với bạn còn chi là tươi thắm!Hãy gởi buồn vào một nơi xa thẳm,Cố mà vui vì đẹp lắm Xuân về!Cứ cười lên cho tan nét ủ ê ,Ba ngày Tết sẽ tràn trề hạnh phúc!Nén đau thương thơ tôi tràn ý chúc,Quên u buồn bạn nhớ lúc vui xưa!Đốt nén nhang trong giây phút giao thừa,Ta cầu nguyện Trời cho mưa phúc lộc!Mai vàng rực nhờ công người chăm sóc,Đào thắm tươi nhờ mưa móc từ Trời !Đời của mình cũng như thế bạn ơi,Đôi tay bạn vẽ cuộc đời của bạn!Cười với Xuân đang về theo nắng sáng,Cười chúc người Tết vô hạn niềm vui!Cười cho mai thêm vàng thắm sắc tươi,Cười để có cuộc đời mang ý nghĩa!

    4. Vui Xuân (Thùy Linh)

    Một năm tất bận ngược xuôiXuân về tết đến chung vui bạn bèNâng ly vui chén rượu chèTình thân gắn kết bạn bè gần xaĐón xuân vui cửa vui nhàMừng xuân đã đến bên ta rộn ràngHoa đua nhau nở vội vàngTết về ấm áp đón nàng xuân sangnhà nhà thịnh vượng an khangCon cháu vui nhộn hòa vang tiếng cườiXuân nay đã đến bên ngườiTrao nhau ánh mắt nụ cười thân thươngTa về , ta nhớ quê hươngVui xuân nắng ấm bốn phương rộn ràng !

    5. Tết Hạnh Phúc (Thùy Linh)

    Nghe hương mùi thoảng qua bàn tay emThơm thật nhẹ ấm nồng xen dòng nướcLá mùi già gột rửa bao ngang ngượcNhững vất vả, điều mất được năm quaTết hạnh phúc khi được trở về nhàÔm eo em, hôn mờ môi đỏ thắmĐan chặt tay phút giao thừa ta ngắmHoa sắc màu pháo nổ rực trời đêmKhắc chuyển giao anh ước hẹn êm đềmNằm bên em trao từng giây hạnh phúcNhịp pháo bông bùng trong anh thúc giụcNăm mới rồi chúc sớm có tin vuiSuốt năm qua chia cay đắng, ngọt bùiMong yên vui vẫy chào ta xuân mớiAnh bên em lòng luôn vui phơi phớiMơ ước rằng em bé sớm tới nơiTa yêu nhau, nào chúc mừng năm mới…

    6. Tết Đến Đâu Rồi Nhỉ (Phương Hoàng)

    Tết đến đâu rồi nhỉNgõ phố đã rộn ràngNắng xuân hồng đang nghĩNăm mới thật an khangTết đến đâu rồi nhỉHoa đào đã nở trưaHoa xuân đầy hương vịThoảng ngát thơm ngày mưaTết đến đâu rồi nhỉMọi người có bận khôngNgoài kia mùa đang gọiXuân đã về bên taNhà tôi hoa đã nởĐón xuân mới rộn ràngThầm mong chúc tất cảMột năm mới bình anMột năm mới ngập trànChứa chan niềm hạnh phúc

    7. Đón Xuân (Lê Trần Hà)

    Gió mơn nhẹ ru mềm lên chiếc láĐánh thức xuân ủ mộng những tháng ròngĐến kịp chào thay thế tiết cảnh đôngPhủ ấm áp điểm tô thêm rạng rỡBừng tỉnh giấc đào mai chen đua nởCùng tỏa hương lan huệ cả cúc hồngĐem nồng nàn hợp sức đẩy lùi đôngCho cảnh vật tưng bừng vui đón TếtTrong ánh nắng sợi vàng xen đan dệtNhững bướm ong đội nắng cũng giỡn đùaCả én chuyền ríu rít chẳng chịu thuaRộn ràng tết sắc xuân đi khắp ngõDiện áo mới đủ màu xanh tím đỏDưới nắng xuân đon đả tiếng chào cườiNơi mỗi người nét mặt hớn hở vuiDang tay rộng đón xuân trong hạnh phúc…

    8. Xuân Yêu Thương (Lê Trần Hà)

    Mùa xuân đến trên quê mình đóBóng dáng xuân lấp ló ngoài sânCả nàng gió cũng chuyên cầnĐem làn hơi ấm đuổi dần rét đôngHoa mai nở đón chào kịp tếtCả nàng hồng khoe hết dáng xuânCúc đào lan huệ bâng khuângCùng nhau khoe sắc cho xuân rỡ ràngXuân xuống phố áo quần khoe sắcNhững bóng hồng tươi sắc áo dàiLàm ai ngơ ngẩn nhìn hoàiDáng em tha thướt lòng này đắm sayDịp tết đến họ hàng đông đúcĐón chào nhau lời chúc đẹp lòngBên mâm cổ…cháu con đôngCùng nhau cười nói cho lòng thêm vuiTiếng pháo nổ đì đùng đón tếtĐón xuân về đuổi hết ưu phiềnNhâm Dần hết Quý Mão liềnChúc cho may mắn được chuyền đến tayChúc sức khỏe chúc luôn sung túcChúc mọi người hạnh phúc nhiều hơnChúc ai còn cảnh cô đơnNhanh mau có cặp vui hơn năm rồi…

    9. Ngày Mai Là Tết (Hoàng Lam)

    Ngày mai là tết đến rồiNgày mai thời khắc đất trời chuyển giaoĐồng thơm hương lúa dạt dàoMuôn hoa đua nở ngọt ngào sắc hươngNgày mai xuân đến muôn phươngBên nhau ta chúc yêu thương đậm đàChúc cho mọi người mọi nhàMùa xuân ấm áp chan hòa niềm vuiNgày mai ngày tết đến rồiMầm non lộc biếc đơm chồi nở hoaTrời xanh mây nước bao laNgày mai trên khắp quê ta xuân về

    10. Chúc Xuân (Hà Minh Phượng)

    Xuân về trên nẻo đường quê.Hoa đào khoe sắc tràn trề muôn nơi.Chim én chao liệng giữa trời.Báo mùa xuân đến gửi lời chúc nhau.Năm mới thêm đẹp, thêm giàu.Thêm nhiều sức khỏe, bên nhau vui vầy.Năm mới tài lộc chất đầy.Mọi nhà hạnh phúc ngất ngây tâm hồn.Thành phố cho đến nông thôn.Vui xuân, đón tết bảo tồn nét, xưa.Hồi hộp phút đón giao thừa.Già chúc thêm tuổi, trẻ đưa lì xì.Đưa tiễn năm cũ qua đi.Chúc nhau đắc lộc ta thì cùng vui….!

    11. Thơ Vui Ngày Tết (Người Lính Trận)

    Xuân ơi !Tới ngõ Xuân chờTa còn đang bận làm thơ ghép hìnhThơ : chưa thấu đáo nghĩa tìnhHình : còn đang thiếu mái đình cây đa…Ta đang ghép cảnh quê nhàRặng tre giếng nước gốc đa đường làngXuân nay cả xóm rộn ràngChợ vui ngày tết cả làng đợi Xuân …Đường dài Tết cũng dừng chânVui buồn năm cũ phân vân mệt ngườiTa nghèo đâu sợ ai cườiNhà mình cũng tết , cũng chào đón Xuân …Trời cho mình cũng có phầnLương hưu chả mấy : tính cân mua gìNhập vào không đủ để chiBạn bè cô bác lấy gì đãi nhau …* * *Ai bày tết nhất làm chiLo quần lo áo lo đi mượn tiềnMọi người vui tết triền miênRiêng tôi lo tết mà điên cái đầu…Lo nhiều đến nỗi bạc râuNăm cùng tháng tận qua cầu xả xuiCũng liều xanh sít cho vuiĐể ba ngày tết vui cười no say…Ra giêng ta lại kéo càyMột năm đâu được mấy ngày ăn chơiLo chi thôi kệ số trờiMột mai nhắm mắt cuối đời như nhau…Giầu nghèo cũng chả hơn nhauCũng bàn tay trắng dắt nhau về trờiTết này tới bến cùng nơiCòn cái xà lỏn cũng chơi hết mình …

    12. Thơ Về Tết Tây (Sưu tầm)

    Tết Tây về, phố xá rộn ràng,Đèn lấp lánh, lòng người háo hức.Năm cũ qua, chào đón năm mới,Hy vọng tràn, ước mơ sáng ngời.

    Gia đình quây quần, bạn bè tụ họp,Chúc nhau sức khỏe, an lành, hạnh phúc.Năm mới đến, tất cả mới mẻ,Lời cầu chúc, gửi trao yêu thương.

    Tết Tây này, mọi nhà đều vui,Chào năm mới, tươi sáng tương lai.

    Xem thêm trọn bộ những bài thơ về bánh chưng, bánh tét thấm đượm không khí ngày tết.

    Những bài thơ về tết xưa khiến lòng bồi hồi

    Thơ về tết xưa như cỗ máy thời gian đưa ta trở lại ngày thơ ấu với biết bao kỉ niệm êm đềm. Hình ảnh dưới mái nhà đơn sơ, bên cha mẹ hạnh phúc cùng những người hàng xóm thân yêu chắc chắn sẽ khiến bạn bồi hồi xúc động:

    1. Hoài Niệm Tết Xưa (Nhẫn AV)

    Xin một lần được về lại tết xưaNhững ngày mà vẫn còn chưa cấm pháoCái thuở dù đói cơm và thiếu áoNhưng tết về dạo đó quá là vui.Độ hăm ba đã cảm nhận được mùiHương của tết như đẩy lùi nghèo khóKhông khí xuân ngập tràn khắp xóm nhỏCây xoan già đầu ngõ cũng xanh hơn.Xong mùa rồi con trâu đứng nhai rơmCây mận tía bắt đầu đơm búp nhỏMùi hương trầm nhẹ nhàng bay trong gióLác đác nhà treo cờ đỏ ngoài hiên.Hết một năm cha gom được chút tiềnĐôi gà trống mẹ bán phiên chợ tếtCũng đủ để đong vài cân gạo nếpÍt dưa hành … Đủ hết cặp gà choai.Cha bắt đầu quấn pháo từ hăm haiĐêm thỉnh thoảng lại nghe vài tiếng nổCha bảo mẹ : ” cả năm rồi cực khổNên tết về cũng cố để con vui”.Bọn chúng tôi đều áo cộc ,quần đùiRủ nhau đi chợ phiên vui quá thểTrẻ nhà nghèo đứa nào mà chả thếĐi chợ thì cốt để ngắm mà thôi.Những người mà làm ăn ở xa xôiVề ăn tết … thì ôi … nhiều quà lắmCó nhiều tiền nên tha hồ mua sắmĐến nhà chơi ngồi ngắm đã thấy mê.Những ngày mà cái tết đã cận kềMẹ đi chợ mua về đôi dép mớiBộ quần áo cả năm dài chờ đợiCũng theo về cùng với nhánh đào phai.Cha đã kết được hai tràng pháo dàiThừa một ít cho con trai dăm quảBát đũa, nồi niêu mẹ mang ra rửa cảXong rồi thì mẹ lau lá dong xanh.Mẹ đã muối xong một mớ dưa hànhCây nêu tết cha với anh đã dựngBuổi sáng cha cùng mấy người chung đụngĐược vài cân thịt lợn cúng giao thừa.Mâm ngũ quả cha bày xếp từ trưaCâu đối đỏ cha cũng vừa thay mớiChiều ba mươi người gọi nhau í ớiTảo mộ, thắp hương ,mời tiên tổ trở về.Ngày cuối năm nhộn nhịp cả làng quêNgười đi xa đã trở về đông đủNgày cuối cùng cái gọi là “năm cũ”Bao muộn phiền cũng được rủ bỏ qua.Đêm ba mươi cùng quây quần bên chaCanh nồi bánh , cả nhà bên bếp lửaGần nửa đêm đứa nằm sấp ,nằm ngửaĐã ngủ vùi , bên ánh lửa tàn hoa.Phút giao thừa nghe tiếng gọi của chaCòn ngái ngủ đã chạy ra trước ngõKhắp thôn làng tiếng pháo to ,pháo nhỏCả đất trời sáng rõ bởi pháo hoa.Cô chó vàng sợ quá trốn khỏi nhàỞ ngoài chuồng ông trâu già vểnh cổChị mèo mướp trèo lên khung cửa sổChú lợn khoang mắt trố cạnh chuồng gà…Cha treo lên hai tràng pháo trước nhàRồi châm lửa để cùng hoà không khíTiếng nổ giòn cùng mùi thơm thú vịĐố ai quên dù ngửi chỉ một lần.Mồng một tết cả nhà cùng quây quầnBên mâm cỗ có phần hơi thịnh soạnCha rót chén rượu đầy rồi uống cạnTiêu tán luôn hết chán nản ngày thường.Ba ngày tết trên khắp mọi nẻo đườngCác con ngõ đâu cũng vương xác pháoBọn chúng tôi cứ lao vào xục xạoMong tìm ra vài quả pháo xịt ngòi.Ngày bình thường cơm có thịt hiếm hoiBa ngày tết … Ôi thôi… Ăn thoải máiBọn trẻ con có đứa nào biết ngạiĐến họ hàng cứ phải chén no nê.Túi đầy căng mỗi khi bước chân vềĐủ loại kẹo chẳng có chê gì cảQua một ngày lại tiếc trôi nhanh quáHết tết rồi lại tiếc cả trong mơ…Những đồng tiền được mừng tuổi ngày thơĐưa mẹ giữ có bao giờ đòi đượcÔi những tết của một thời ao ướcGiữa dòng đời xuôi ngược biết tìm đâu ?.Thời gian ơi ! Sao mà chạy thật mau ?.Tết cổ truyền nhạt màu theo năm thángGiờ ngẫm lại những tết xưa thật đángƯớc quay về … mồng một sáng …tết xưa.Ước một lần về lại đón giao thừaĐốt tràng pháo để vừa nghe vừa ngửiRồi được buồn bởi mấy ngày ngắn ngủiTiếc tết về mà tàn lụi quá nhanh./.

    2. Nhớ Tết Xưa (Phạm Hương)

    Tết nay nhớ lại Tết xưaCha mẹ khốn khó Tết là vui loBa ngày Tết đủ cơm noCon quần áo mới ngõ cờ nêu caoRủ nhau đụng lợn xôn xaoThịt về gạo nếp gói vào bánh trưngBên nhau canh bánh lửa bùngLàm chơi tam cúc pháo đùng sang canhBa mươi mâm cỗ lòng thànhTạ ơn tiên tổ Cao Xanh Phật ThầnMột năm CHÂN THIỆN NHẪN cầnHọc hành làm lụng bình an Lộc tàiTân Xuân từng khắc tái laiGia đình đồng đại cụng vài ly sayTết nay sung túc đủ đầyAi còn nhớ Tết của ngày hàn vi

    3. Nhớ Tết Xưa (Nga Lê)

    Bánh chưng mẹ gói năm xưaVẫn còn ngon đến bây giờ mẹ ơiTrải bai dư vị cuộc đờiXuân về Tết đến mẹ ơi nhớ nhiềuCon ngồi bên mẹ dấu yêuQuanh nồi bánh ấy bao nhiêu đợi chờBập bùng ngọn lửa canh khuyaReo vui cùng khói bốn bề tỏa hươngThương sao bóng mẹ in tườngTỏa ra rộng lớn ôm con vào lòngMẹ ơi! tình mẹ mênh môngCon như đứa trẻ trong lòng mẹ thôiGiờ đây bóng mẹ xa rồiNhưng nồi bánh Tết suốt đời theo conTrải qua bao dặm đường trườngBóng quê bóng mẹ nhớ thương trọnđờiXuân về Tết đến mẹ ơi!Giờ con thay mẹ bên nồi bánh chưngĐêm khuya ánh lửa bập bùngTưởng như mẹ vẫn ngồi cùng con yêu.

    4. Tết Quê Thuở Ấy (Vũ Kết Đoàn)

    Hanh hao hạt nắng chiều đông ấyNgõ nhỏ quanh co níu chân gầyCặm cụi ao bèo, gió đưa đẩyLũy tre khói toả, mắt nồng cay !Chao nghiêng cánh én, xuân ngóng đợiChúm chím đào phai, bưởi vàng tươiMắt trẻ mong chờ, manh áo mớiDưa hành, thịt mỡ…lại đầy vơi !Quấn quýt ổ rơm, hồng bếp lửaĐỗ xanh, nếp cái quyện hương đưa !Thuở ấy tết quê, tình chan chứaĐẹt đùng tiếng pháo, đón giao thừa !

    5. Tết Về Bên Cụ (Phương Uyên)

    Tết về nhìn cụ cười tươiDù rằng cũng tuổi bao thời rất caoNhưng mà cụ chẳng lao xaoVẫn vui đón tết cạnh bao cháu nhàTuổi xuân một thời đã quaGiờ sang tuổi đó rất già đó thôiNhưng mà cụ vẫn cười nàyVì xuân về đến lại đầy cháu conTrong lòng cụ vẫn đang cònMột màu sắc đẹp tâm hồn thanh caoDù rằng lưng đã còng vàoVậy mà cụ vẫn vui chào tết sang.Tâm hồn đừng quá lang thangLà lời cụ dạy em mang với mìnhDù ta thay đổi bóng hìnhNhưng mà vui nhé với tình đón xuân.

    6. Nơi Thành Thị Nhớ Tết Quê (Nguyễn Thị Hòa)

    Xuân về Tết đến ai mong.Mai đào khoe sắc bưởi hồng chín cây.Én chao cánh lượn ngắm mây.Đèn giăng phố xá đan dày tựa sao.Năm rồng nhất đỉnh bay cao.Thổi luồng gió mới hòa vào trời xuânNôn nao …náo nức xa gần.Khắp nơi khởi sắc đón xuân tết về.Thị thành đón tết ..nhớ quê.Gởi thương gởi nhớ lối về ..nay xaTết xưa đầy đủ mẹ cha.Ngập tràn hạnh phúc cả nhà đoàn viên.Thân thương tết Việt cổ truyền.Đậm đà bản sắc quê hương tuyệt vời.Tết xuán hoa nở thắm trời.Thị thành đón tết .có người nhớ quê..Thương hoài vạt nắng triền đê.Chiều buông biển lặng thuyền về xôn xaoXuân về tết hội vui reo.Ở nơi phố thị…nhớ nhiều …tết quê.

    7. Tết Về Quê Ngoại (Trương Túy Anh)

    Ước gì quay lại ngày xưaBếp hồng canh bánh, say sưa chuyện tròLũ trẻ tinh nghịch tò mòHóng nghe cổ tích…ước mơ phép màu

    Ngoại tôi móm mém nhai trầuSương đêm ướt đẫm mái đầu muối tiêuLuôn tay đốt củi cháy đềuĐể bánh được dẻo, thơm nhiều ngon hơn

    Bập bùng ánh lửa múa vờnẨn hiện bóng Ngoại chập chờn đêm thâuCả nhà sum họp quây quầnPhút giây hạnh phúc tình thân gia đình

    Hừng đông hé gọi bình minhNồi bánh vừa chín, chúng mình hò caBây giờ Ngoại ở rít xa…Trời xanh…tôi kiếm …như là Ngoại đây…

    Ngoại ơi, thương nhớ ngất ngâyThời gian trở lại những ngày tuổi thơ…

    8. Nhớ Tết Xưa (Hồ Viết Bình)

    Mùi trầm hương theo gió bay ngào ngạtLàm lòng ta xao xuyến nhớ Tết xưaBóng mẹ già đang muối dưa hành củHầm măng khô, mộc nhĩ với chân giò.

    Con háo hức cuộn mấy tờ giấy đỏTím, vàng, xanh để cạnh lọ hoa tươiNgoài sân kia lá, nếp, đậu đủ rồiChờ thêm thịt sẽ có nồi bánh tét.

    Mấy đứa em đốt pháo nghe đì đẹtChú cún con sợ quá nép gầm giườngTiếng gà kêu quang quác thấy mà thươngThôi hóa kiếp – Thiên đường miền cực lạc.

    Mứt bí, mứt gừng, mứt dừa, mứt lạcLửa liu riu chị xào rạc cả tayLàn khói mỏng phả vào mắt cay cayNhòe nước mắt chị lấy tay dùi dụi.

    Xếp bánh vào nồi dáng cha lụi cụiLửa reo vui tí tách lóe tia hồngCây đào kia như nhớ tới người trồngChúm chím nở cánh mỏng manh chờ đợi.

    Ôi Tết xưa sao mà nghe diệu vợiXa thật xa nhưng quá đỗi thân thươngCuối năm rồi trào dâng nỗi vấn vươngThoang thoảng trầm hương đã biết rằng Tết đến.

    Xem thêm tuyển tập thơ xa quê ngày tết cô đơn, buồn tủi khiến người con xa xứ bật khóc.

    Trọn bộ bài thơ về tết cho trẻ mầm non

    Khác với tết xưa, những bài thơ về ngày tết dành cho bé lại mang không khí vui tươi, hạnh phúc. Trẻ thơ luôn nhìn đời qua lăng kính màu hồng, chính vì vậy tết với các em chỉ có niềm vui, niềm hân hoan khi nhận lì xì chứ không chất chữ nỗi buồn, nỗi nhớ quê da diết:

    1. Áo Tết Mẹ May (Nguyễn Ân)

    Hôm nay mai vàng nởÁo tết Mẹ may xongLụa hồng hoa cúc trắngĐẹp tựa bức tranh thơ.Em mặc đi chơi xuânRộn ràng từng bước chânLòng nghe như mở hộiThương công Mẹ tảo tần.Ngày xuân rực sắc hoaVai chen chúc người taÁo hồng em xen lẫnXin hơn gấm lụa là.Chắc chiu từng ngày mộtĐẹp mỗi chỉ, đường kimÁo in hình bóng MẹChan chứa biết bao niềm.

    2. Tết Về Đến Ngõ (Trinh)

    Mai, đào khoe sắc thắmLộc biết cành xuân sangBé mừng vui hỏi nhỏPhải chăng tết đã về?Tết nhuộm màu tươi vuiNơi gia đình đoàn tụTết thổi bay giá lạnhĐem ấm áp về nhàBé yêu tết lắm nhéĐược mặc quần áo mớiRong chơi không lo nghĩLại được thêm lì xìNhanh chân ra đón tếtBé chạy vội chạy vàngTết à tết ơi tếtPhải chăng đến ngõ rồi?

    3. Mâm Ngũ Quả (Sưu tầm)

    Tết đến rồi nhaCó mâm ngũ quảBên bánh chưng xanhQuả chuối, quả naQuả xoài, quả mậnThanh long, bưởi đậmNào quýt nào lêBé chọn năm quảXếp thành một mâm

    4. Hoa Mai (NXB Giáo Dục)

    Hoa hôm nay bừng nởSao gọi là hoa mai?Hoa vàng – vàng sắc lụaHoa trắng – trắng như mây.

    Mấy mùa chẳng thấy hoaTết về, hoa mới nởPhải hoa là sứ giảMùa xuân cử đến không?

    Nhìn hoa mai đơm bôngEm mừng thêm một tuổiLớn, phải càng học hỏi.Càng chăm ngoan, chăm ngoan!

    5. Tết Đang Vào Nhà (Nguyễn Hồng Kiên)

    Hoa đào trước ngõCười vui sáng hồngHoa mai trong vườnRung rinh cánh trắng.

    Sân nhà đầy nắngMẹ phơi áo hoaEm dán tranh gàÔng treo câu đối.

    Tết đang vào nhàSắp thêm một tuổiĐất trời nở hoa.

    Thơ về tếtThơ về tếtHoa đào trước ngõ, cười vui sáng hồng

    6. Bé Chúc Tết (Sưu tầm)

    Hoa đào trước ngõCười vui sáng hồngHoa mai trong vườnRung rinh cánh trắng.

    Sân nhà đầy nắngMẹ phơi áo hoaEm dán tranh gàÔng treo câu đối.

    Tết đang vào nhàSắp thêm một tuổiĐất trời nở hoa.

    7. Đón Tết Bé Làm Gì? (Trinh)

    Đón tết, bé làm gì?Bé chăm chỉ dọn dẹpCho nhà thêm sạch sẽCho rực rỡ màu xuânĐón tết, bé làm gì?Bé cùng mẹ đi chợMua sắm thật nhiều đồKẹo, bánh mứt đầy đủĐón tết, bé làm gì?Bé sang thăm ông, bàChúc sức khỏe an lànhMong ông, bà thọ mãiChào xuân, đón tết mớiBé hớn hở, tươi vuiChúc vạn sự như ýCho một năm thịnh vượng

    8. Tết Về Rồi Phải Không (Trinh)

    Tết về rồi, phải không?Bé đợi mong mòn mỏiĐợi để được đi chơiĐợi để được lì xìTết về rồi, phải không?Bé du xuân cùng mẹNgắm mai đào nở rộChào đón điều an lànhTết về rồi, phải không?Bỏ qua mọi chuyện ủẤp ủ những ước mơCho một năm hy vọngTết về rồi, phải không?Gia đình cũng đoàn tụTrao câu chúc an khangVạn điều may sẽ đến

    9. Đi Chợ Tết (Chu Huy)

    Chiếc xe ba bánhBố mới mua vềBé chở búp bêĐi chơi chợ Tết“Búp bê đừng sợYên tâm chị đèo”Búp bê nghe vậyMắt cười trong veoBé hát, bé reoĐạp xe quay títBé đi chợ Tết.

    10. Sao Không Nhiều Tết Hơn (Cao Xuân Sơn)

    Mẹ ơi mẹ, sao chỉ ba ngày Tết?Mà không nhiều hơn?Tết, bố không đi vắngCơm quá chừng món ngon

    Tết, con mèo cũng sướngChỉ khẽ “Meo” thôi là có ănCái đồng hồ trên bànĐược bố thay pin, reo “Thích! Thích!”

    Con là útCon được nhiều Tết nhấtAi cũng mừng tuổi, tặng quàChẳng cần “Meo” vẫn chật nhàQuần áo mới, đồ chơi mới…

    Mẹ ơi mẹ, ai làm ra Tết vậy?Sao không nhiều Tết hơn?

    Xem thêm tuyển tập thơ trung thu với hình ảnh chị Hằng, chú Cuội giúp bé hiểu hơn về ngày lễ truyền thống của người Việt.

    Sưu tầm thơ về chúc tết hay, ý nghĩa

    Bên cạnh tập thơ về tết cổ truyền Việt Nam đương nhiên bạn không thể bỏ qua những câu chúc tết hay và ý nghĩa sau:

    1. Tết Đến (Vô Thường)

    Tết đến xuân sang mến gửi ThìaTrăm điều sung túc, vạn điều mayKhó khăn, thử thách vượt qua hếtHạnh phúc vẹn nguyên sẽ đến tayChúc dàn Admin, Mod năm nayÝ tưởng ngập tràn sẽ tung bayThân thiện, công bằng cùng tổ chứcNhiều event mới thật là hayChúc nhiều bạn trẻ đang lao đaoHọc tập thật chăm, kết quả caoĐừng để tâm sinh điều tiêu cựcBuồn đôi chút thôi, sẽ không sao!Chúc người đang có Mình và TaNăm mới tình trao vẫn thiết thaDẫu khó khăn luôn cùng tiến bướcKiên trì khoảng cách chẳng đâu xaChúc tôi và những người truyền lửaNhiệt huyết dâng trào ở đỉnh caoKhối óc lạnh nhưng tim thật ấmNhững điều tích cực, đẹp nhường bao!Chúc cho những kẻ vốn thờ ơTâm hồn bay bổng tựa như mơGạt đi phiền muộn tìm nơi chốnGiữ lại cho mình…một chút thơ…

    2. Chúc Tết (Minh Tâm)

    Tết đến chúc sức khỏeTết về chúc thành côngChúc có nhiều tài lộcLuôn đong đầy yêu thương

    3. Giao Thừa Chúc Tết (Nguyễn Tùng Anh)

    Giao thừa chúc Tết đăng bàiLời đầu năm mới sáng mai Tết vềHoa đào hoa mai tuyệt ghêHoa ly hoa cúc tràn trề đón Xuân “…Ngụ ngôn thảo bút Chúc mừng :Người trong Châu á cùng chung hướng vềBa ngày Xuân nhật vui ghêBánh chưng bánh tét hướng về Tổ tiên “…Tổng chung chúc phúc ba miềnBắc Trung Nam bộ liên miên muôn đờiBảy hai U lão kính mờiChúc mừng Bá tánh vui chơi Xuân về “…

    4. Happy New Year (Phuong Hoang)

    Tết rộn ràng lòng vui nhắn gửiBạn xa gần an ủi chúc vuiChúc cho năm mới tiếng cườiLuôn mang hạnh phúc bên người yêu thương

    Năm mới chúc kiên cường vượt khóChúc sự nghiệp sáng tỏ công danhChúc cho cuộc sống an lànhChúc bình an đến chân thành luôn bên

    VẠN như ý làm nên tất cảSỰ an bình đón thả yêu thươngNHƯ mong ước nguyện đời thườngÝ rằng năm mới bốn phương phát tài

    5. Khai Bút (Nguyễn Kim Long)

    Đầu năm kính chúc bạn gần xaMạnh khỏe vui trên thuận dưới hòaSự nghiệp muôn đời luôn vững chắcCông danh vạn thuở mãi thăng hoaTình yêu trọn vẹn duyên bền thắmPhước Lộc tràn dâng khắp mọi nhàThịnh vượng an khang trong tết mớiXuân đầy hạnh phúc rộn lời ca.

    6. Chúc Mừng Năm Mới (Long Nguyen)

    Ò ó o….ò ó o…Cả nhà ăn tết thật là toTiến vào năm mới hết âu loAnh nào chưa vợ thời có vợChị chửa có chồng lấy chồng ngayAi mong công chúa ra cái hĩmAi cần công tử có thằng cuÔng bà chú bác với thầy bùNăm nay bệnh tật tiêu tan hếtCon cháu đầy nhà phúc _lộc_khang!

    7. Chúc Tết (Phương Anh)

    CHÚC Tết xuân nay khắp mọi nhàMỪNG thọ ông bà với mẹ chaNĂM cũ vừa qua xin cầu chúcMỚI trọn tình xuân đẹp mặn màVẠN phúc lành thay duyên vừa đủSỰ nghiệp danh đề mãi thiên thuNHƯ trên gia hộ cho con cháuÝ nguyện trời ban đến tuổi già!

    8. Chúc Tết (Trần Vĩnh Thủy)

    Đầu năm đón Tết vui rộn ràngKính chúc mọi người mãi an khangMọi việc trong năm đều may mắnTấn tài tấn lộc tấn bình an

    9. Chúc Tết (Do Giang)

    Năm cũ trôi qua những nỗi buồnBước đường năm mới mọi điều suônGia đình sum họp đầy lưu luyếnTình nghĩa về nơi ấm cội nguồn

    Ai vắng hương quê tìm trở lạiNgười về lối cũ nhớ nhau luônXuân nay nở rộ mùa thương mếnMến chúc tình người thoát lệ tuôn.

    Bài thơ về tết nguyên đánBài thơ về tết nguyên đánXuân Về Rực Rỡ Nắng Chan Hòa

    10. Chúc Tết Xuân Sang (Sưu tầm)

    Xuân về rực rỡ nắng chan hòa,Rộn rã mừng vui tiếng xuân ca.Lời chúc đầu năm trân trọng nhất,Gởi đến bạn bè khắp gần xa.

    11. Chúc Mừng Năm Mới (Sưu tầm)

    Chúc năm mới phát tài phát lộc,Tiền đầy kho bỗng chốc mà giàu.Nụ cười nở, ánh mắt trao,Tình người rộng khắp ngọt ngào yêu thương.

    12. Xuân An Lành (Sưu tầm)

    “Trời thêm tuổi mới, người thêm thọ,Xuân khắp mọi nơi, phú khắp nhà.”“Tân niên hạnh phúc bình an tiến,Xuân nhật vinh hoa phú quý lai.”

    13. Chúc Tết Gia Đình (Sưu tầm)

    Công cha như núi Thái Sơn,Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.Con chúc Tết này phúc đến nhà,Cha mẹ vui xuân, con cái sum vầy.

    Các bài thơ ngắn về tết

    Thơ tết 2 câu tuy ngắn nhưng vẫn đủ sức gợi khiến ta nhớ về những kỉ niệm trong quá khứ, đồng thời chìm đắm trong không khí đầu xuân tươi mới, rộn ràng:

    1. Xuân Về (Sưu tầm)

    Xuân về, xuân về, xuân đã về,Cây cối đâm chồi, đất trời kể lể.Người người háo hức, lòng vui mừng,Tết đến, Tết đến, mọi nhà rộn ràng.

    2. Tết Sum Vầy (Sưu tầm)

    Tết đến nhà nhà lại sum vầy,Mâm cơm đầy ắp, ánh đèn vàng.Tiếng cười giòn tan, hạnh phúc ngập tràn,Tết ơi, Tết ơi, mọi người đều vui.

    3. Mùa Xuân Ấm Áp (Sưu tầm)

    Mùa xuân ấm áp, hoa khoe sắc,Trẻ thơ nô đùa, cười vang khắp.Tết đến, lòng người thêm phơi phới,Xuân sang, tình thân càng gắn kết.

    4. Ngày tết Quê Em (Sưu tầm)

    Ngày Tết quê em, nắng hanh vàng,Đường làng sạch sẽ, cờ đua sắc.Bánh chưng xanh, mứt dừa thơm lừng,Tết về, tết đến, lòng em vui.

    5. Xuân Về Khắp Phố Phường (Sưu tầm)

    Xuân sang hoa khoe sắc thắm,Phố phường rộn rã tiếng cười.Lộc biếc mừng năm mới đến,Sum vầy hạnh phúc mọi nhà.

    6. Tết Đến Đoàn Tụ (Sưu tầm)

    Tết về, nghe tiếng pháo nổ,Gia đình quây quần bên nhau.Lời chúc an khang tràn ngập,Xuân này vui hơn xuân nào.

    7. Mừng Xuân Mới (Sưu tầm)

    Mừng xuân mới, chúc nhau thật vui,Sức khỏe dồi dào, tài lộc đầy tay.Mọi nhà ngập tràn niềm hạnh phúc,Xuân yêu thương, ấm áp mọi nơi.

    8. Mùa Xuân Bình An (Sưu tầm)

    Xuân này bình an khắp chốn,Tình thân ấm áp, lòng người.Mừng năm mới, chúc mọi nhà,An lành, thịnh vượng, mọi điều.

    Thơ lục bát về tết

    Dưới đây là tuyển tập các vần thơ hay về tết theo thể loại lục bát đậm chất dân gian mà bạn không thể bỏ qua:

    1. Tết Nhất (Khoa Đăng)

    Tết nhất phải có lì xì,Có kẹo có bánh có mì có kem.Thêm vài lời chúc lời khen,Có cả em nữa vẹn tròn ngày xuân.

    2. Tết Này Con Không Về (Trần Ngọc Như)

    Tết này con chẳng về đâu,Mẹ cha đừng trách, đừng rầu con nha…”Xuân này ăn Tết nơi xa,Dịch còn chưa dứt, biết mà làm sao?Tình hình dịch bệnh gắt gao,Thiệt thòi một chút, chẳng sao đâu mà…Hi sinh một chút cũng là,Đều vì tất cả chúng ta thôi mà,Để khi dịch bệnh đi qua,Những gì để lại không là tiếc thương,Cùng nhau chiến đấu kiên cường,Lính canh, y-sĩ, người thường bên nhau,Học sinh màu áo trắng phau,Công nhân viên chức cùng nhau một lòng.Vượt qua tất cả “bão giông”Sao vàng cờ đỏ, con rồng cháu tiên.

    Những bài thơ về tết xưaNhững bài thơ về tết xưaThế là tết đã đến rồi, mang theo hơi ấm tiết trời sang xuân

    3. Ngày Tết (Nguyễn Đình Đến)

    Thế là tết đã đến rồiMang theo hơi ấm tiết trời sang xuânMột năm bươn chải tảo tầnVui ba ngày tết quây quần bên nhauChẳng vì đẳng cấp giàu nghèoTết về ai cũng dõi theo quê nhàNơi ấy có mẹ , có chaTổ tiên , ông bà , chòm xóm thân thươngCần chi mỹ vị cao lươngChỉ cần gói bánh cúng dường thành tâmSum vầy đạm bạc mâm cơmChia bùi sẻ ngọt thảo thơm nghĩa tìnhVui sao ngày tết gia đìnhĐủ đầy con cháu bên mình là vui !

    4. Con Nhớ Tết Xưa (Nguyễn Thùy)

    Người ta đón tết rình rangLòng con da diết nhớ làng nhớ quêChắc giờ anh chị đã vềNhà mình đông đủ hả hê cười đùaCon thèm cái cảnh ngày xưaNgày ba mươi tết gió mùa buốt daCha làm thịt mấy con gàMẹ nấu cơm nếp chè hoa cau vàngBọn trẻ cười nói râm ranĐẹt đùng pháo nổ đầu làng cuối thônSao con thấy dạ bồn chồnNhớ hoa đào nở mùi thơm dưa hànhMâm ngũ quả bánh trưng xanhQuyện mùi nhang mới quẩn quanh gian thờChúc nhau tỷ sự như mơMột năm may mắn mỗi giờ bình anTrong ngày tết đến xuân sangCon mơ tới cảnh rộn ràng ngày xưaBiết sao nói hết cho vừaMẹ ơi! Con nhớ tết xưa quê mình!!!

    5. Tết Xưa Tết Nay (Thành Chung)

    Tết xưa bánh tét rim gừngGói rồi đốt lửa quây quần bên nhauBánh in đóng, nắng đem phơiTrẻ nhà thèm lắm lén xơi … nội ngầy !Tết nay thịt, bánh tràn đầyBia lon loại xịn, xe hơi dày đàngTết nay say xỉn tràn lanĐi đường liệu kẻo xe mang toi đờiTết nay hàng hóa tràn đầyToàn là những loại làm người say mêTết xưa thắp ngọn nến mờMùi nhang hương tỏa đến giờ còn thơmTết nay hóa chất tràn lanTrong rượu, trong thịt, trong nhang trong trà…Trong rau , trong củ quả, hoa…Trên bàn ăn của chúng ta hàng ngàyTết xưa hành muối heo quayLợn nuôi rau cháo dài ngày nhưng ngon !Tết về ta lại kề bênChúc cho người trẻ lớn lên thành tàiChúc cho các cụ dẻo daiMong sao ngày Tết những ai say nhiềuGắng mà nhớ lấy mấy điềuTết xưa đi đứng liêu xiêu… còn vềTết nay nửa tỉnh nửa mêĐứng đi loạng choạng chạy xe ngoài đườngSẽ mau về với diêm vươngHoặc là nhất định nhà thương “đón mời ”Nhớ nha anh chị em ơi !Uống ăn thận trọng để rồi… còn xuân !

    6. Tết Xưa (Nguyen Đinh Hợp)

    Tết xưa xa lắm khó quên

    Những năm gạo phiếu thịt tem một thời

    Lợn nuôi chỉ để nhập thôi

    Thóc công ba lạng *- cơm vơi đâu đầy

    Làm lụng vất vả tháng ngày

    No ba ngày tết xum vầy cháu con

    Rủ nhau thịt trộm lợn non

    Lấy tro bịt mỗm đâu còn tiếng kêu

    Rượu nếp nấu lậu cũng liều

    Xã mà vớ được mọi điều phiền to

    Lá dong , gạo, đỗ, thịt, dò

    Quần áo mặc tết bố lo đủ rồi

    Chỉ còn bánh pháo nữa thôi

    Cây nêu đã dựng chờ nồi bánh chưng

    Tranh treo khẩu hiệu đón mừng

    Giao thừa hái lộc tưng bừng đường quê

    Tết về người lớn bộn bề

    Trẻ con cứ thế hả hê nô đùa

    Dân làng chẳng tính hơn thua

    Du xuân lời chúc chiêm mùa bội thu

    Nghèo tiền tình lại dư thừa

    Xón làng đùm bọc sống vừa lòng nhau

    Tết nay cuộc sống muôn mầu

    Dư thừa vật chất sang giầu hơn xưa

    Chỉ phiền một nỗi sớm trưa

    Bon chen lừa lọc chẳng vừa lòng tham

    Đạo đức xuống cấp rõ ràng

    Thế nên tôi lại mơ màng tết xưa…

    7. Tết Cổ Truyền Việt Nam

    Tết Việt bánh tét bánh chưng.Nem chua chả quế dưa hành rau thơmCổ truyền tết của Việt Nam..Thit kho trứng nước dưa xiêm ngon mềm.Thịt gà xôi gấc điểm thêm.Tôm khô củ kiêu củ sen hương trờiXuân về đón tết kính mời.Tổ tiên trời phật tận mười phương xa.Xìn vè ngự lãm tại gia.Cháu con sắm sửa rượu trà mời dâng.Thành tâm thành kính khấn thầm.Hương hoa cỗ tết đèn dâng tạ người.Bánh thơm tinh khiết kính mời.Đậm đà hương vị đất trời hiển linh..Tết đoàn viên mọi gia đình.Mỗi năm mỗi tết an bình mừng xuânCổ truyền tết Việt …xa…gần.Đậm đà dân tôc. kết tinh lâu đời.Bánh chưng vuông ..bốn phương trời.Bánh tét tròn dẻo trải dài núi sôngCội nguồn dân tộc giang sơnCon Rông cháu Lac dựng nên cơ đồ.Đất trời mãi đep như thơ.Cổ truyền tết Viêt.. đậm. ..sắc cờ Việt Nam.

    8. Những Ngày Tết Xưa (Dương Ngọc Cừ)

    Trở về cái tết xa xưaNhững ngày tháng Chạp hoa mưa ướt đầuMục đồng chân đất áo nâuKháo nhau bầy trẻ chăn trâu tết vềBầm còn tất tưởi nón mêCấy xong thủa ruộng Ma Tè, Cầu ĐôngBao nhiêu công việc nhà nôngNgâm trong lạnh giá còn trông đến mùaSư cô quét dọn cổng chùaChợ Vàng phiên cuối chẳng thưa bóng ngườiKhông khí náo nức thêm tươiLác đác pháo nổ bầu trời khói bayKhoe màu bung nở Đào phaiĐàn chim Én lượn hôm mai bay vềNgười đi xa nhớ mãi quêThoả lòng mong ước bên hè chờ mongCây nêu cao dựng tre ngồngNhà nhà phấn khởi mặn nồng đoàn viênHai ba ông Táo sang thiênCưỡi chú cá chép bay lên cung đìnhBầm mua quần áo đẹp xinhNâu phai hồi đó chúng mình diện xangNào ngắm vuốt nào khoe khoangNgõ trên, ngõ dưới xểnh xang tâm hồnRâm ran lợn éc xóm thônNgày ba mươi tết rập rờn cờ hoaBánh chưng đỏ lửa mỗi nhàThức khuya chờ chín vớt ra ép bànNăm mới lời chúc chứa chanAn khang thịnh vượng ngập tràn niềm vuiĐồng tiền mừng tuổi ít thôiMà sao háo hức lòng người hân hoanChiêm mùa mưa nắng gian nanNào ai gặt hái sẻ sản có nhìnBóng bầm đồng ruộng hút chìmNhững ngày giáp tết đi tìm mùa xuânĐể năm sau hết nợ nầnBầm tin rảnh mạ tảo tần xanh tươiCho bình minh của cuộc đờiLà giáo thừa của quê tôi xưa mà…

    9. Tình Xuân (Đặng Văn Tình)

    Tết về quê ngóng, nhà trông,họ hàng mong đợi, bạn bè chờ tin.Quê hương một dải ân tình,gia đình là chốn thần tiên trông chờ…Xa cha mẹ ngóng, con chờ,xa anh em những ngẩn ngơ đợi ngày…Để rồi tay nắm trong tay,Hàn huyên trao chút.. những ngày cách xa.Quê nhà đào mận khoe hoa,Mai vàng chớm nở đượm đà sắc Xuân.Nhớ gì hơn nhớ người thân,Tết về xuân đến muôn lần chờ mong…Tình xuân Tình của muôn lòng,Thương thương nhớ nhớ hằng mong tháng ngày.Tình xuân như muốn dãi bày,Đắng cay chung chịu, nồng say chung tình.Xuân về ấm mỗi gia đình,Thắm tình hoà hợp non sông, quê nhà.Xuân về đất nước nở hoa,Xuân về muôn nẻo bài ca chung lòng.Xuân về khao khát hoài mong,Nhà nhà ai cũng thuận dòng thời gian.Bên nhau năm tháng Khải hoàn.Ngọt bùi chia sẻ, khổ thương chung tình.Xuân về trọn nghĩa, ân tình,Tình yêu thắm đượm muôn lần đắm say.Tình xuân như muốn dải bày,Thương nhau năm tháng, những ngày hàn huyên.Thương nhau giữ trọn lời nguyền,Trăm năm đầu bạc răng long quyện lòng.

    10. Trải lòng (Người Lính Trận)

    Tết này chẳng dám chơi sangKhoe bình bông Bí , bông Lang cùng người
    Nói ra các bạn chê cười
    Số nghèo sao mãi trêu ngươi …hả Trời …
    Xuân sang dìu dặt muôn nơi
    Du xuân đây đó cho đời nở hoa
    Ngẫm mình sao sánh người ta
    Cái nghèo
    Đeo mãi cảnh nhà quạnh hiu…
    Nhìn xuân đôi lứa dập dìu
    Ta ngồi ngắm cảnh đìu hiu một mình
    Nhà bên đón tết rập rình
    Ước gì rủng rỉnh để mình : du Xuân…
    Không tiền nó níu đôi chân
    Nhìn nhà bè bạn , người thân ngại ngùng
    Nhà quan tiếng pháo đì đùng
    Trải lòng lính trận viết mừng thơ Xuân…
    Ngẫm :
    chưa tới số tới phần
    Cái Khó nó cứ quấn chân cái nghèo
    Quan anh :
    … buôn chổi , nuôi Heo
    Quan chị :
    … biệt phủ Vàng đeo đầy người…
    Cho con du học xứ người
    Mua bằng , đặt ghế mặc người mè nheo
    Còn ta ôm mãi hộ nghèo
    Dũng sĩ diệt Mỹ còn treo đầy nhà…

    11. Vui Xuân Chúc Tết (Viên Hoàng)

    Mưa rào làm mát cỏ câyChồi xanh lộc biếc tràn đầy hương XuânGia đình hạnh phúc quây quầnChúc mừng năm mới muôn phần vui tươiĐường làng sạch hết bụi rơiTrời trong chim hót vang trời ngân ngaMùng một kính nội thuận hòaMùng hai Tết ngoại mùng ba Tết thầyChúc mừng bạn hữu đó đâyĐời vui hạnh phúc lộc đầy an khangVui Xuân ta đón chuột vàngTại Nhà Văn hóa rộn ràng cùng xuân

    Bài thơ về tết 7 chữ

    TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN xin gửi tặng bạn những câu thơ hay về tết theo thể loại thất ngôn:

    1. Tết Nguyên Tiêu (Trần Nhuận)

    Nguyên Tiêu xương họa mấy vần thơGửi bạn muôn nơi khắp bến bờLơi hay ý đẹp ta luôn nhớKhuôn vàng thước ngọc mãi hằng mơTa thả hồn ta vào áng thơNhư gió khơi xa sóng vỗ bờThi huynh thi hữu lòng ta nhớNguyên Tiêu xin tặng mấy vần thơ

    2. Nhớ Mẹ Ngày Tết (Nguyễn Hiền Nhân)

    Mỗi độ đông tàn mừng tết tớiLòng thương nhớ mẹ lại đầy vơiXưa nghèo , con vẫn áo quần mớiHồn nhiên cùng bạn bè vui chơiVì muốn cho con được tốt đờiMẹ đội nắng mưa ngồi phố chợCó trải nghiệm gian truân mẹ khổMới biết công ơn tựa biển trờiCon thấu hiểu tình thương mẹ gởiMai khôn lớn phải sống ra ngườiMẹ cho con nước mắt ,nụ cườiChớ phụ bạc quê hương nguồn cộiTuổi già nhưng mẹ chẳng nghĩ ngơiDìu dắt con đi khắp mọi nơiTâm nguyện hiền nhân luôn hướng tớiPhúc đức tạo nhiều, hồn thảnh thơiNhớ ơn mẹ nước mắt con rơiTrọn chữ hy sinh nghĩa sáng ngờiTiếc con còn mỏng đường danh lợiPhụ nợ mẹ cha, lẩn nợ đời

    3. Vui Trong Ngày Tết (Nguyên Hoàng)

    Đón tết tưng bừng vui rộn rãGia đình hội ngộ cháu cùng conHàn huyên tâm sự quên thơ phúCũng chẳng vào Face chúc bạn hiền

    Mồng một hương đèn cúng Tổ TiênSáng di bên nội, ngoại chiều liềnChung trà, chén rượu sương sương xỉnBỗng ngán công an túi rỗng tiền!

    Mồng hai tết chú vợ đi kèmTớ nốc tì tì chẳng ngán emHậu quả ngồi sau xe một đốngHuyên thuyên miệng lưỡi cứ thòm thèm

    Mồng ba đón đợi học trò yêuCác bạn năm nay tuổi đã nhiềuSáu, bảy mươi xuân mà vẫn nhớCơm cha, áo mẹ, chữ ông thầy

    Ngày mồng còn lại bạn bè thôiChén chú, ly anh… Thoải mái mờiChỉ nhâp đưa đường cho phải phépKhi say đã có Tắc – xi rồi

    Cuối mồng đợi mãi vắng người chơiTớ lại mon men hỏi cuộc đờiLặng lẽ cô đơn càng thấm thíaMinh còn giống vậy trách gì ai?

    4. Tết đến (Oanh Luu)

    Tết đến nhà cửa đều yên vuiMâm cơm đơn giản, lì xì nhỏẤm áp tình thâm, xa danh lợiHoa khai nở rộ sự chân thànhMuộn phiền mưu toan đều tan biếnGiả tạo và mộng tưởng đều lùi xaHướng đến chân thực và sạch trongTrong lòng an nhiên, hạnh phúc gần!

    5. Du Xuân (Hoa Hoàng)

    Tết đến xuân về rộn lòng taNam *Bắc muôn nhà vui đón tếtTất bật lo toan tết đủ đầySắm sanh ,dọn dẹp, tân trang hếtNhà cửa khang trang, sạch rạng ngờiQuần áo ,dép dày lo mới hếtTóc tai , mặt mũi cũng phục hồiChiều ba mươi công việc còn bối lốiBánh tét bánh chưng nấu vớt rồiChiều 30 tết dọn mâm thôiBàn trên bàn dưới ,vui chúc tếtCười nói huyên vui đến giao thừaPhút linh thiêng trời đất giao thoaBùng đùng pháo nổ ,muôn màu hoaTia sáng rực trời đùng đùng ..bụp…Âm thanh ,hợp sắc hòa chung mộtĐất trời rực rỡ đẹp diệu kìNgắm nhìn mê mãi thật mê liGiao thừa âm, sắc chung kì ảoPhá cổ linh đình chào xuân mới

    6. Tết (Dinh Phạm)

    Tết này cũng giống Tết năm qua,Cũng hoa cũng bánh cũng khề khà…Cũng đông phố xá người quen thuộc,Cũng vắng trong lòng kẻ ở xa…Cũng chiều nắng đổ câu thơ cũ,Cũng sáng sương rơi nỗi niềm già!Tết qua -Tết đến-rồi Tết nữa,Cũng thế mà thôi—chẳng thiết tha!

    Thơ về tết 5 chữ

    Những tác phẩm thơ tết ngũ ngôn cũng rất phổ biến với đa dạng chủ đề, hãy cùng khám phá tết xưa thông qua các vần thơ sau:

    1. Tết Đến Rồi Em Ơi (Nguyễn Hiền Nhân)

    Mùa xuân mới đến rồiMuôn sắc màu tươi róiNgười đông vui lễ hộiĐôi mình hợp nhất thôiĐất trời đổi áo mớiVạn vật đều sanh sôiThương nhớ cũng đâm chòiTrong ước mơ anh gởiTết về ngập tiếng cườiNhịp tim hòa một khốiNợ duyên càng ngát tươiKhi chung lòng bước tớiQuy luật đời không đổiÉn nhạn bay liền cánhMai Đào sum sê cànhĐường tình cần nhập lốiĐừng làm anh bối rốiKhoảng lặng im không lờiHãy xác nhận câu nóiTình chẳng lọt ngoài môi

    2. Tết Về (Doãn Minh)

    Anh về nơi chín nhớEm ở lại mười thươngQua câu ca quan họTình ơi tình tơ vương .Anh ở bên chín đợiEm ở phía mười chờHẹn hò mùa xuân mớiTrọn mộng vàng uyên ương .Mùa xuân chim én lượnMai đào khoe sắc hươngEm têm trầu cánh phượngTết này mời người thương .

    3. Xuân Về Khắp Nơi (Sưu tầm)

    Xuân về, hoa nở rộ,Trẻ thơ, cười vang vui.Bánh chưng, xanh màu lá,Lộc xuân, đầy tay trao.

    4. Đoàn Viên (Sưu tầm)

    Tết này, nhà nhà vui,Sum vầy, đủ đầy tình.Pháo hoa, đêm giao thừa,Xuân sang, ấm áp lòng.

    Bài thơ về tết cho trẻ mầm nonBài thơ về tết cho trẻ mầm nonXuân này nắng hanh vàng, mai vàng đào thắm hồng

    5. Mùa Xuân (Sưu tầm)

    Xuân này, nắng hanh vàng,Mai vàng, đào thắm hồng.Bình an, đến mọi nhà,Xuân hạnh phúc, mừng vui.

    6. Quê Em Ngày Tết (Sưu tầm)

    Tết về, quê em đẹp,Làng xóm, náo nức chờ.Lì xì, đỏ may mắn,Xuân yêu, thương ngập tràn.

    Thơ 4 chữ về tết

    Tất tần tật các bài thơ tứ ngôn hay về tết mà bạn sẽ hối hận khi bỏ qua:

    1. Tết Đến (Sưu tầm)

    Năm mới Tết đến

    Rước hên vào nhà

    Quà cáp bao la

    Mọi nhà no đủ

    Vàng bạc đầy hũ

    Gia chủ phát tài

    Già trẻ gái trai

    Sum vầy hạnh phúc

    Cầu tài chúc phúc

    Lộc đến quanh năm

    An khang thịnh vượng.

    2. Thơ Về Tết (Sưu tầm)

    Đợi đến giao thừa

    Ta đi hái lộc

    Biên giới thời gian

    Tiếp giáp hai mùa

    Giọt sương năm cũ

    Mùi hương năm mới

    Còn nằm chung hoa

    Đứng giữa hai bờ

    Cây xuân bỡ ngỡ

    Tay dâng cành lộc

    Đợi chờ tay ta

    Cành hồng nhựa hồng

    Cành mai nhựa trắng

    Nhựa tím cành xoan

    Nhựa biếc liễu hồ

    Xôn xao gió nắng

    Nhựa ngọt cành cam

    Chín màu năm tháng

    Đến cả cành bàng

    Khô gầy trước sân

    Gió đông cũng thổi

    Nhựa đầy mình xuân

    Những cây bên đường

    Tay ta để lại

    Để lá cho chim

    Để hương cho gió

    Để bóng chờ em

    Chớ động quả hoa

    Những mùa xuân tới…

    Hái một nhành hoang

    Nhớ ngày kháng chiến

    Lá che đầu súng

    Hát thầm bên tai

    Một cành sống, chết

    Lá che cho người

    Hái một nhành hoang

    Đất nồng kiến thiết

    Nhà máy sơ sinh

    Lá rừng che biếc

    Ta cùng thiên nhiên

    Là đôi bạn lứa

    Cả cuộc đời ta

    Lá rừng che nửa

    Mùa xuân mùa xuân

    Hôn lên nhành cây

    Mà bỗng thấy rừng

    Ta là nhân loại

    Lá thành tượng trưng

    3. Mùa Xuân (Sưu tầm)

    Mùa xuân cỏ câyMưa phùn hương lạGió nói gì đâyEm hồng đôi má

    Anh đi chăm câyVườn em ngọt quáNấn ná nơi đâyXin em dăm quả

    Em gái ngọt ngàoTiễn người đi xaVẫn hồng đôi máLòng em nở hoa​

    4. Xuân Nay Lại Đến (Sưu tầm)

    Xuân nay lại đến

    Mến chúc các ông

    Không riêng mấy bà

    Cùng các cô cậu

    Và cùng các anh

    Lanh quanh các chị

    Vui cùng các em

    Mừng đón xuân này

    Xuân đi nhanh lắm

    Nếu không vui hưởng

    Lỡ thời xuân đi

    Tìm đâu xuân hỡi

    Hỡi xuân nơi nào​.

    5. Các bài thơ về tết 4 chữ khác

    • Xuân sang hoa nở,Trẻ thơ cười vui.Lộc xuân tràn đầy,An khang thịnh vượng.
    • Tết đến nhà nhà,Pháo hoa rực rỡ.Năm mới phát tài,Sức khỏe dồi dào.Mừng xuân hạnh phúc,Vạn sự như ý.

    Chùm thơ về tết đoan ngọ

    Tết đoan ngọ khác với tết nguyên tiêu và cũng là một ngày lễ lớn của người Việt. Mỗi năm, vào dịp đoan ngọ, những người con xa quê đều muốn quay trở về thăm nhà, thăm cha mẹ và ăn bữa cơm đoàn viên hạnh phúc. Nếu bạn không thể về nhà, hãy cùng The Poet thả tâm tư, nỗi nhớ vào từng vần thơ sau:

    1. Tết Đoan Ngọ (Lê Bòn)

    Mùng năm không khí xôn xaoNông thôn thành thị nơi nào cũng vuiVịt quay rồi đến bê thuiChè kê, rượu nếp…ngát mùi hương thơmNhà nào cũng có mâm cơmThắp hương khấn nguyện bày đơm bàn thờTrái cây: đào, mận, vải, mơ…Hoa tươi, quả ngọt cúng giờ giữa trưaPhong tục tập quán ngàn xưaLưu truyền hậu thế nay chưa phai tànGia đình đầm ấm chung bànĂn nhậu vui vẽ chứa chan tình ngườiTiếng đàn, tiếng hát, tiếng cườiVỗ tay theo nhịp vui tươi tiệc tùngNâng li trọn vẹn đến cùngĐi chơi dạo phố người đông đầy đườngĐoan Ngọ còn gọi Đoan DươngTết “diệt sâu bọ” lẽ thường nhà nôngPhổ biến rộng rãi Á ĐôngBội thu sản xuất ruộng đồng mưu sinh ./.

    2. Tết Đoan Ngọ Quê Tôi (An Le)

    Làng tôi nửa năm một lần…Đây là cái tết của dân trong làng…Rủ nhau tre chuối khắp vùng ..Lá dừa cây trái góp cùng hội thành..Trai làng phụ ấu cũng nhanh..Cùng nhau nấu bánh kết thành lễ dâng..Kiệu vàng chiêng trống khuân nâng..Lăng ông Đoàn Cự.thỉnh dâng rước sắc ..Rộn ràng ngày lễ có khác..Trống chiêng lân rồng các bác đến nhà..Khói hương kính tổ đi ra..Lân rồng bái tạ chủ nhà thỉnh phần…Đem về dâng với đức thần…Đây là quà của chúng dân cúng ngài..Đủ đầy bánh trái hương bay..Cờ vươn ngọn phất ,giáo thay cho lời..Mừng ông xưa thưở tranh thời..Vì dân đánh đổi vận đời hôm nay…Cỗ vàng kính lễ bái ông…Với bao nghĩa sĩ lập công vang thời..Lệ làng không để vui chơi..Cũng không phải để khoe đời hậu nhân..Lệ này là lệ thỉnh dâng..Cảm ơn ân đức vì dân cứu nguy..Mẹ rằng lúc ấy tam kỳ…Ba phường bệnh dịch còn gì của dân..Tam phường chỉ sót vài phần..Gọp lại thành một gọi thân HIỆP TAM ( phườngTAM HIỆP)Kêu trời thấu tới đức thần..Ngày mùa được vụ cúng dâng ơn người..Mùng năm đáo lệ người trời…Cờ .chiêng .giáo. trống nhớ lời người xưa.Dòng sông cũng chẳng phải vừa…Thuyền bè trực sẵn giữa trưa Đợi cùng.Tiễn đưa thuyền mỏng nặng trôi..Bao nhiêu trai tráng mồ hôi ước dầm.Ra sông dân chúng khấn thầm..Tẻo teo nhưng trở cả trăm tơ lòng…Mong thuyền rẽ nước xuôi dòng..Đừng lưu đừng luyến bến hồng dừng chân…Mang đi cho hết khó khăn..Cũ qua mới đến vạn phần bình an..

    3. Tết Đoan Ngọ (Sưu tầm)

    ết Đoan Ngọ mùa hè sang,Mâm cỗ bày tràn ngập vàng hoa quả.Gia đình quây quần bên nhau,Cùng nhau thưởng thức, vui cười đùa vui

    4. Đoan Ngọ (Sưu tầm)

    Rượu nồng nàn khơi nguồn cảm hứng,Bánh tro truyền thống, hương vị ngọt ngào.Tết Đoan Ngọ, phút giây giao hòa,Đoàn viên gia đình, tình thân mặn mà.

    5. Đoan Ngọ Đến (Sưu tầm)

    Mùa hè oi ả, nắng hanh,Tết Đoan Ngọ đến, lòng thành kính cẩn.Cầu cho mùa màng bội thu,Gia đình hạnh phúc, an khang, thịnh vượng.

    Tuyển tập thơ về hoa tết

    Thơ về tết và mùa xuân luôn là chủ đề hot được cả người đọc lẫn thi si yêu thích. Nói đến mùa xuân thì không thể thiếu những bông hoa rực rỡ sắc hương mang đầy sức sống. Hãy để từng câu thơ sau mang bạn lạc vào thế giới của hoa tết:

    1. Tết Đến (Thành Nam)

    Tết đến thật gần …. xuân thật xuânĐào khoe sắc thắm …nở đầy cành .Lất phất mưa bay … trong gió lạnh .Mai vàng khoe sắc …Nắng lung linh !Xuân đến …Xuân đi ….Xuân lại đến !Tuổi hồng ngày cũ cũng đã qua !Trời se se lạnh đất giao hoàNụ hồng lộc biếc cũng bung ra !Đào khoe sắc thắm mang màu mớiMai vàng trong nắng nụ cười xaẤm áp một mùa xuân

    2. Cảnh Vườn Nhà (Lê Thuần)

    Tết đến vườn nhà cỏ trảixanhKìa trông sáo sậu nó chuyền cànhCây cao ríu rít đua nhau đậuBóng cả lao xao chạy đuổi quanhMé dậu hồng tươi đang rộ nởBên thềm đào thắm vội bung nhanhĐầu xuân ngắm cảnh quê mình thấyTết đến vườn nhà cỏ trảixanh.

    3. Hoa Mai Ngày Tết (Lê Viết Tư)

    Nhớ tuốt lá cho mai về kịp tếtKẻo giao thừa thiếu hẳn một mùi hươngMai vàng nở như em về đúng hẹnÁo vàng phơi sáng rỡ cả con đườngAnh tuốt lá đợi mai về ngày tếtChở mùa xuân trên mỗi đóa vàng tươiHương thoang thoảng mùa xuân tràn vườn ngọNgỡ như em đang đứng nhoẻn môi cườiTrong giấc ngủ ngào hương hoa về hộiĐứng vịn cành em cũng đẹp như hoaAnh bên em giữa vườn xuân nắng xóaBừng cơn mơ vàng tỏa cánh mai vàng.

    Bài thơ về ngày tếtBài thơ về ngày tếtBúp non ấp ủ bao ngày tháng, sắc đỏ tươi cười những buổi mai

    4. Hoa Đào (Trần Bảo Kim Thư)

    Đất Bắc danh lừng há kém aiHương thơm thanh khiết tựa như NhàiBúp non ấp ủ bao ngày thángSắc đỏ tươi cười những buổi mai

    Gió rét, mưa phùn cơ cực nhỉ?Nhụy vàng, nụ thắm mỹ miều thay!Ngày Xuân được ngắm hoa Đào nởCòn thú nào hơn thích thú này!

    5. Mai Vàng (Tế Hanh)

    Xuân bảy lăm. Tết Tân BiênMai rừng một nhánh nở bên giếng rừngEm đang múc nước bỗng dưngNhìn mai vàng nở rưng rưng nhớ nhàGiờ này mẹ ở quê xaCành mai mẹ cắm chắc là vàng thêm.

    6. Hòa Đào Nở Sớm (Chế Lan Viên)

    Hoa đào trước ngõ em quaSáng nay bỗng ướm cành hoa vào mùaĐầy vườn lộc biếc cây tơNăm đi chưa hết, đã ngờ xuân đâu

    Bỗng dưng một đóa hoa đầu.Nghe như đất lạ năm nào gặp emPhải rằng xe xích thời gianVầng dương bên ấy mọc sang bên này?

    Nắng hoe, bướm trở mình bayCành non nở vội kịp ngày chào hoa.Lòng anh tự độ em quaHoa bay bướm dạo cùng ta vào đời.

    7. Hoa Mai (Trần Bảo Kim Thư)

    Phương Nam chuộng nhất giống hoa nàyMỗi độ Xuân về nở đẹp thayNăm cánh vàng mơ hong gió sớmMột cành lộc biếc đón ban maiTinh thần hơn cả Lan và CúcNhan sắc bỏ xa Huệ với NhàiSo sánh hoa Đào trên đất BắcNhất nhì ai dễ chịu nhường ai!

    8. Hoa Đào Đón Xuân (Vũ Đình Phận)

    Mỗi năm đón tếtMẹ mua cành đàoNụ hoa chi chítTrên cành, như sao.

    Mấy hôm trời lạnhĐào chưa nở bôngChắc hoa còn đợiÂn tình gió đông

    Lộc xanh non tơĐầu cành e ấp

    Trăm muôn mắt ngọcLung linh mộng mơ

    Chồi non bé xíuCành gầy khẳng khiuRước đào đón tếtTay bố nâng niu

    Ngày ba mươi tếtTrời ấm, nắng trongNụ hoa bừng tỉnhNở bung rực hồng

    Cành như chuỗi ngọcThanh khiết hương hoaRước đào đón tếtBồng xuân vào nhà.

    9. Tết Đề Mai (Vũ Hoàng Chương)

    Cao sâu từng nhập bóng cây giàCây vẫn thân xưa bóng chẳng nhòaVườn trải băng sương trăm thức cỏXuân còn thúy vũ một cành hoaLòng nghe nắng ấm say đôi chútCánh để men hồng nhuốm phớt quaVang tiếng chim xanh về hót đấyBồng lai hẳn nhớ kẻ đi xa.

    10. Thương Nhớ Hoa Đào (Đỗ Trung Quân)

    Sài Gòn không mưa bụiMùa đông hay mùa xuânPhố dài lên áo ấmKhói lên chiều cuối nămCành lan nào năm ngoáiEm gửi trước sân nhàLạnh rồi – hoa chớm nụEm có về thăm ta?Em có về phơi áoDây mướp đã hoa vàngEm có về gội tócGiếng ta còn xanh trongEm có về mở cổngGom lá cũ trong vườnKịp cùng ta đốt lửaHong tay vào khói sươngEm có về – tiếng guốc( dù đã quên lâu rồi )Khua ngoài thềm gọi nhéVới riêng lòng ta thôiEm hiểu lòng ta vớiCòn thương nhớ hoa đàoEm hãy về áo đỏNhư Nguyên đán hôm nàoSài Gòn không mưa bụiMùa đông hay mùa xuânEm có là chim sẻTha mây về cuối năm?

    11. Mai Vàng Nở Giữa Mùa Đông (Nguyễn Thị Tê Hát)

    Ừ nhỉ, bây giờ mới nhớ raÁo dài xưa cũ đón xuân xaNhìn sao bỗng thấy sầu tê táiLuyến tiếc một thời xuân đã qua

    Áo cũ giờ đây hết mượt màKhông còn dài đủ để thướt thaĐường kim mũi chỉ mong manh quáTà áo thêu mai hết đậm đà

    Áo mới vội may ép hoa vàngCho kịp mừng xuân lộng lẫy sangMai này duyên dáng trong ngày hộiTha thướt vui vầy pháo reo vang

    Hoa mai năm cánh giữa mùa đôngBừng ngát hương thơm thắm mộng lòngTrong tôi bỗng nở mai vàng thắmMột đóa hoa lòng thơm ngát trong.

    12. Cánh Hoa Đào (Nguyên Đỗ)

    Em như cánh anh đào khoe trước ngõ

    Chút gió lên là rụng xuống trên sân

    Trên cành cây là sắc đẹp thiên thần

    Dưới thảm cỏ một sầu đau bầm nát

    Những cơn gió đem hương tình ngan ngát

    Hương hoa đào ngày Hội cuối tháng Ba

    Đầu tháng Tư còn bao nét đậm đà

    Hoa Thịnh Đốn bừng lên tình hữu nghị

    Vòng quanh mãi nhìn hoa đào, anh nghĩ

    Vườn anh đào đẹp mãi sắp trăm năm

    Cánh hoa đào rơi rụng biết bao lần

    Bao nhiêu kẻ vẫn trầm trồ khen ngợi

    Em như cánh anh đào luôn mãi mới

    Hương mật đời, nhụy thắm của yêu thương

    Gió trời rung, hoa dẫu nát bên đường

    Hoa cũng đã một lần trăm nét đẹp.

    Thơ về tết quân đội

    Nếu như tết đến xuân về là dịp người người nhà nhà nô nức về thăm quê thì người lính đang làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc lại không có cơ hội ấy. Từng vần thơ tết người bộ đội đều chứa đựng niềm thương và nỗi nhớ nhung dành cha mẹ, vợ con nơi quê nhà:

    1. Tết Linh Xa Nhà (Thùy Linh)

    Biết bao cái Tết xa nhàMỗi năm Tết đến Mẹ Già ngóng trôngMẹ ơi ! Mẹ có khỏe không ?Biên Cương Con nhớ Con trông quê nhà!Tết nay Con ở đảo xaCùng vui đón tết MỘT NHÀ thân thươngTrường Xa ,Biển Đảo Biên CươngMọi miền tổ quốc bốn phương hướng vềấm lòng Biển Đảo tình quêĐón một cái Tết hướng về tổ tiên“Bánh Trưng từ tay Mẹ HiềnMang theo vị mặn của miền đảo xaVị ngọt từ quê hương nhàGửi ra Biển Đảo ,Trường Xa ấm lòng ”Biên Cương là nỗi nhớ mongBao nhiêu khát vọng trong lòng của ConRa đi giữ nước giữ nonBây giờ Tết đến Con còn phương xaTết nay Con chúc cả nhàCùng vui đón Tết thật là ấm noMột năm dịch bệnh rủi roNhâm Dần sắp đến ấm no mọi nhà !

    2. Một Chút Tâm Tình (Người Lính Trận)

    Ai chả muốn ăn tết ở quê nhàĐược trở về với cả thờithơ ấuQuê hương ơi !Nơi thân thương yêu dấuTa sinh ra đã nặng nợ với đời …Nay Xuân vềTết tràn khắp muôn nơiĐêm chưa xuốngđã đì đùng tiếng pháoNgười xa xứ…mải miếng cơm manh áoTết xứ người …Gởi gắmChútniềm riêng…

    3. Tết Này Con Không Về (Trung Lê)

    Chiến sỹ Trường Sa rất bộn bề … !bao ngày mẹ ngóng ở làng quê … !Quân thù xảo quyệt sang theo sátLũ giặc tham lam tiến cận kềBảo vệ tuyến đầu nòng lắp đạnCanh phòng biển đảo súng giương lêCố tình xâm chiếm con tiêu diệt … !Tổ quốc bình yên sóng vỗ về … !!!

    4. Lòng Lính (Sưu tầm)

    Tết đến, lòng lính thêm vui,Quê hương đất nước, gìn giữ không ngơi.Mùa xuân, hoa nở khắp nơi,Lính ta vững bước, tình người đượm sâu.

    5. Lính Xa Nhà (Sưu tầm)

    Xuân này, dù lính xa nhà,Tình thân vẫn đượm, nghĩa là trọn đời.Quê hương, biển đảo, trời khơi,Người lính canh giữ, mộng mơ bình yên.

    6. Mùa Xuân Lính Đảo (Sưu tầm)

    Mùa xuân, lính đảo không quên,Tết về, lòng vẫn hướng về tổ quốc.Gia đình, dẫu có cách trở,Lính ta vẫn đứng, gác chốn biên cương.

    7. Tết Về (Sưu tầm)

    Tết về, người lính trên đường,Đất trời rộng lớn, lòng không khoảng cách.Mỗi bước, mỗi nghĩa, mỗi năm,Lính ta giữ vững, quê hương thanh bình.

    8. Tết này (Sưu tầm)

    Tết này, lính lại không về,Nhiệm vụ giao phó, lính thề không quên.Mẹ cha, em nhỏ, vợ hiền,Lính ta xa cách, nhưng tình không phai.

    Top thơ về tết buồn

    Tết không phải lúc nào cũng tràn đầy niềm vui và hy vọng, ở đâu đó trên thế gian vẫn có những mảnh đời bất hạnh với biết bao lo toan, suy nghĩ mỗi dịp tết đến. Hãy để những vần thơ sau giúp bạn nói lên nỗi lòng mình:

    1. Kẻ Khờ (Trần Ngọc Hân)

    Họ gọi em là kẻ dại khờMãi tôn thờ một tình yêu đã chếtPhải làm sao đón anh về ăn TếtKhi anh trốn, phía sau tấm ảnh thờ?Rồi một buổi sương sớm sáng tinh mơAnh trở về trong hình hài cơn gióEm vội hỏi “có phải anh không đó?”Gió dịu dàng, vuốt mái tóc bạc phơ…

    2. Tết Năm Nay (Sưu tầm)

    Tết năm nay mẹ không giục lấy chồngMâm cơm tẻ nhạt thiếu khoanh giò,giăm bôngChỉ được nghe giọng mẹ qua điện thoạiMẹ nghẹn ngào: ” Con à, tết… con về được không?”

    3. Đoàng (Sưu tầm)

    Súng nổ – “Đoàng!” – Anh ngã xuống phương xa,máu nóng hổi mà thịt da lạnh ngắt.Bỏ lại người hậu phương tim quặn thắt,Tết năm nay, sao chẳng thấy anh về?Anh cán bộ thế thay con chim khách,giấy báo tử thay thế tấm thiệp hồng.Ôi người ơi, vỡ tan rồi giấc mộng:Ngày giải phóng, cùng em nên vợ chồng.

    4. Tết Đến Nhớ Người (Huỳnh Chí Thủ)

    Mỗi khi đến tết là ta lại nhớ ngườiVừa vui, vừa buồn mà cũng vừa lo lắngSợ trong nhà bỗng dưng ngày càng thêm vắngXuân cứ qua, xuân người vẫn cứ quaGiờ nghĩ lại chỉ biết trách bản thân taSao không hỏi han mỗi khi người bị cảmKhông biết tại sao mình không còn can đảmChạy đến ôm người, như lúc thuở ấu thơNhớ những khi ta làm những chuyện dại khờChịu từng đòn roi, khóc mặt mày sướt mướtGiờ người đánh ta, không còn đau như trướcDo ta đã lớn, hay người đã một giàTa yêu người, và ta yêu hơn tất cảMuốn sao trên trời, ta cũng sẽ hái thôiTa ngông nghênh trước mọi người trong thiên hạĐối diện với người, ta phải hạ cái tôiNgười chỉ đến bên ta một lần này thôiTa sẽ không làm người buồn thêm lần nữaChỉ ước rằng, người vẫn chờ ta ở cửaĐợi ta về, chửi một tiếng, mắt rưng rưng..

    Thơ hay về tếtThơ hay về tếtEm cô đơn giữa rộn ràng ngày tết

    5. Tết Cô Đơn (Hoang Minh)

    Em cô đơn giữa rộn ràng ngày TếtNắng mùa hạ, gió mát của mùa thuĐông lạnh buốt và tim em cũng vậyThấy trống vắng, và mong được lấp đầy.

    6. Tết Một Mình Chắc Buồn (Trần Thanh Việt)

    Còn nửa tháng nữa là Tết rồi,Các con mình náo nức không thôi,Chúng chờ bố mẹ về quê cũ,Nội ngoại cùng mừng rỡ đón mời!———Mấy ngày Tết chúng với ông bà,…Mừng tuổi mọi người, chạy hát ca,Tuổi mới vui ,bao lì xì bộn,Xúng xính lễ phục,áo dài ta!———Năm trước về quê cùng với em,Hai con nhỏ làm anh rộn thêm,Tết về vui bà con nội ngoại,Năm nay ở lại, thấy buồn tênh!———Năm trước, nơi mình ở bình yên,Công an rãnh,dân không ưu phiền,Giờ đám xì ke hút ma túy,Chúng rình nhà sơ hở chôm liền!———Về quê phải có người ở lại,Anh chủ gia đình không xeo nại,Chúc em và hai con Tết vui,Anh ở lại buồn như ngây dại!———Thôi anh không nói chuyện buồn chi,Để em yên lòng dẫn con đi,Nhớ về quê xong,a lô nhé,Quên chồng,anh sẽ giận tức thì!———Anh nhà một mình, em lo đủ,Đồ cúng,thức ăn ,em làm chủ,Anh hâm thức ăn,cúng ông bà,Vị đắng mướp sao hoài ấp ủ!———Mấy ngày Tết rồi cũng trôi nhanh,Khổ qua ăn Tết biết bao lần,Ăn rồi sao khổ vẫn còn mãi,Nhất khi anh nói …em lại…nhăn!———Mồng bốn vợ con về đủ rồi,Quà quê vừa đủ một mâm xôi,Mình chở vợ con đi bát phố,Tôi hết khổ rồi…,mọi người ơi!

    7. Tết Đến Rồi Mẹ Ơi (Trần Thanh Việt)

    Ba năm trước,trong một chiều gió mưa,Gánh hàng rong,mẹ bán từ giữa trưa,Đên chiều tối hàng vẫn chưa bán hết,Tiên cạn rồi,mẹ nói sao cho vừa!———Ba đứa con đến tuổi ăn tuổi lớn,Con chị giúp mẹ việc nhà buôn bán,Hai đứa trai nhỏ còn quá dại khờ,Chúng chỉ biết cười,không hề ta thán!———Nhiều bữa mẹ nhịn cơm để chúng ăn,Nhà đong gạo từng buổi thật băn khoăn,Thức ăn rau mắm, lùa cơm qua buổi,Con trai nào biết mẹ quá khó khăn!———Từ buổi dầm mưa mong bán có tiền,Mẹ ngã bệnh,đau ốm đến triền miên,Chị cả phải thay mẹ quanh phố bán,Con trai nghỉ học,kiếm việc làm thêm!———Đông năm ấy,mẹ phều phào gọi con,Tội con tôi,mẹ chẳng được chu toàn,Bố theo nhân tình,bỏ con bỏ mẹ,Thấy nhà mình nghèo,mẹ thật héo hon!———Mẹ trút hơi khi xuân còn chưa đến,Gió đông vẫn còn lạnh lẽo tái tê,Đưa mẹ đi,chúng con câm như hến,Nỗi đau sầu,năm tháng còn mãi mê!———Nay sắp xuân về,chúng con đã khá,Mỗi con lập gia đình cũng đủ ăn,Chi em con thương mẹ xưa vất vả,Nhớ mẹ nhiều,thương quá lại lăn tăn!———Chúng con làm cỏ sạch quanh mộ mẹ,Bày mâm cơm cúng nhớ Người lúc trẻ,Gánh hàng rong,mẹ một nắng hai sương,Bố tệ bạc,lo con chỉ mẹ đẻ!———Vài bữa Tết đến rồi đó mẹ ơi,Con khấn mẹ linh thiêng ở trên trời,Về thăm chúng con trong vài ngày Tết,Nhang thơm ba nén,biêt buồn hay vui!

    Những bài thơ về tết hài hước

    Cùng The Poet đổi gió với tuyển tập các câu thơ tết hóm hỉnh, hài hước cười bể bụng sau:

    1. Tết (Nguyễn Mai Linh)

    Mỗi năm hoa đào nở”Bé háo hức xốn xangChờ Tết đến và mangBao nhiêu điều Bé thíchNào là được tinh nghịchĐược xúng xính váy hoaĐược bánh kẹo đầy nhàĐược người ta mừng tuổiNhà trang trí rực rỡĐầy đèn nháy và hoaBé thích quá “chu choa”Nay mình có nhà mớiNăm nay đào lại tớiSao “bé” chẳng còn vuiNhư cô bé yêu đờiChẳng phải lo phải nghĩTết sao mà kỳ thếCứ phải nấu, phải ănPhải nghe mẹ cằn nhằn“Không dọn nhà đi hả?”Phải gặp nhiều người quáVới những câu hỏi han“Lương bây giờ mấy ngàn?Người yêu đâu không thấy”Phải ăn món đến ngấyNào giò chả bánh chưngBụng mấy ngấn không chừngRa Tết tăng chục kýÔi sao thật là dịVẫn là Tết đấy màHay do chính mình ta?Không còn thương với TếtNhưng đừng có vì mệtMà không yêu tết nhaVẫn nhiều niềm vui màVui theo kiểu người lớn

    2. Tết đến (Lê Kim Hoàn)

    Cứ mỗi năm Tết đếnNào thịt mỡ dưa hànhNào mứt, bánh chưng xanhThêm chả giò củ kiệu.Rồi giờ lại phải chịuMấy câu hỏi oái oămCon làm đến hết nămDư nhiều tiền không vậy!?Khi nào lấy vợ vậy!?Còn trẻ chán gì đâuĐể riết ế meo râuAi đâu mà dám rước.Cho con xin lỗi trướcXin phép trình họ hàngNgười yêu có rõ ràngSang năm con sẽ cưới.Con cũng xin nhắn gửiCon cũng đủ mệt rồiĐừng có trách một hồiCon cộc lên, chửi á..!

    3. Ngày Tết Hay Bị Hỏi (Diem Quynh)

    Ngày Tết hay bị hỏi“Tuổi này có bồ chưa?”Đành bẩm dạ, xin thưaChưa ai đưa hay đón.Cũng không được đội nónTrước khi lên yên xeCũng không được chở cheNghe lời yêu mỗi ngày.“Nhưng vẫn sờ sờ đấy?Không bồ, đời vẫn vui.”Dù lắm khi cũng tủiLủi thủi mỗi đêm đông.Bởi không ai ngóng trông“Về tới nhà nhắn tớ!”Bởi không ai nhắc nhở“Nhớ mặc cho ấm vào!”Nhưng vậy thì có sao?Tui đã quen rồi nhỉ?Không cần lời thủ thỉ“Chỉ yêu mỗi mình người.”Và rồi tui vẫn cườiDù đông này vẫn rétNhưng môi cười toe toétHét thật to nỗi lòng:“Tui mặc dù trông mongCó ai đó chịu hốtNhưng phải là người tốtHốt mới được, nghe chưa?”

    4. Con Gái Bác (Sưu tầm)

    Tết năm xưa cháu thích nhận lì xìNhưng năm nay cháu xin nhận cái khác“Ơ thế năm nay cháu thích gì?”Cháu lớn rồi chỉ nhận con gái bác.

    Những câu thơ hay về tếtNhững câu thơ hay về tếtTết đến vợ hỏi sắm gì anh, chẳng cần gì lắm cốt lòng thành

    5. Vợ Tui Sắm Tết (Nguyễn Thành Tâm)

    Tết đến vợ hỏi sắm gì anhChẳng cần gì lắm cốt lòng thànhRượu thì chừng khoảng năm mươi lítNếp thì ước tính bốn chục cânMua dăm kí đậu làm nhân bánhEm sắm cho anh một yến hànhThịt thì khan hiếm vài ba yếnBởi vì cũng mới tả châu PhiGà ngan em nhốt hai yến rưỡiCủa nhà nuôi được có ngại chiTưởng rằng tính thế cho bà hoảngAi dè bả bảo ít thế anhVậy mà dám nói cốt lòng thànhCá thu em định mười hai kíBê thì in ít bảy tám cânAnh xem đồng ý thì ta duyệtNhà mình đâu phải diện khó khănMọi thứ em lo coi như đủAnh xem còn thiếu thứ gì khôngĐể em đi sắm về cho kịpEm chỉ xin anh mỗi chữ tiền kkk

    6. Tết Hết Hơi (Đức Vọng Nguyệt)

    Tháng tận xuân về thật khổ tôiLo tiền sắm sửa cũng tơi bờiCon mong áo đẹp khoe hàng xómVợ muốn quần nhung thả bước chơiLễ trọn đôi bên thân mệt lửVuông tròn hiếu đạo dã chân rờiQuanh năm vất vả làm không nghỉTiết kiệm bao ngày Tết nó xơi

    Thơ về tết không có tiền

    Dưới đây là một số bài thơ về tết không có tiền khác mà bạn không thể bỏ qua:

    1. Tết Này (Thế Nhân)

    Tết đến làm chi khổ lắm thay !Ngân hàng đóng cửa chẳng cho vay.Tiền đâu có đủ mà vênh mặt.Bạc chẳng còn dư phải nhíu mày.Bán tháo vòng đeo cùng nhẫn cướiĐem cầm sổ đỏ với vườn cây.Sang năm tháng rộng đi cày mướn.Góp đủ ngân rồi chuộc lại ngay.

    2. Tết trống trải (Sưu tầm)

    Tết về lòng trống, túi hao,Nghĩ đến tiền bạc, lòng nao nức sầu.Bạn bè quây quần, ta đứng ngoài,Xuân này vắng lặng, tiếng cười không vang.

    3. Mùng Một (Sưu tầm)

    Mùng một đường phố, người qua lại,Ta trong nhà trọ, cô đơn ngày Tết.Tiền thì không có, lòng thêm chạnh,Xuân sang, nỗi nhớ, thêm dài lê thê.

    4. Tết Đến Tiền Cạn (Sưu tầm)

    Tết đến, bao lo toan trĩu nặng,Tiền cạn, túi rỗng, lòng thêm trĩu nặng.Mong sao xuân mới, đổi thay vận mệnh,Cầu cho bình an, đủ đầy niềm vui.

    5. Túi Không Đáy (Sưu tầm)

    Bánh chưng xanh, mâm ngũ quả đầy,Nhà nhà rộn ràng, mừng xuân mới.Riêng mình ta đây, túi không đáy,Tết đến, nỗi buồn, thêm đong đầy.

    Lời kết

    Hãy cùng The Poet lắng nghe những dòng thơ về tết để ngày lễ trọng đại này trở nên ấm áp và tràn đầy ý nghĩa. Từng câu chữ, từng hình ảnh trong thơ ca đều thấm đượm tình thương yêu cùng biết bao hy vọng về một năm mới tốt lành.

    Ngoài ra, bạn đừng quên tham khảo thêm tuyển tập các bài thơ vui tháng giêng do TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN tổng hợp.

     

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Xâu xé hay Sâu xé từ nào đúng chính tả?

    Xâu xé hay Sâu xé từ nào đúng chính tả?

    Xâu xé hay sâu xé khiến không ít người dùng bối rối, không biết cách viết nào mới là chính xác. Trên thực tế, đây là từ hiếm gặp trong giao tiếp nhưng vẫn được nêu rõ trong từ điển. Chuyên mục soát chính tả sẽ giúp bạn tra cứu, giải nghĩa và hướng dẫn cách viết chuẩn ngay sau đây.

    Xâu xé hay sâu xé? Từ nào đúng chính tả?

    Xâu xé là từ đúng chính tả, được viết trong từ điển và thi thoảng được dùng trong giao tiếp. Còn sâu xé là từ sai chính tả, không có trong từ điển tiếng Việt.

    Xâu xé nghĩa là gì?

    Xâu xé là động từ chỉ hành động cắn xé lẫn nhau để tranh giành một thứ gì đó. Từ này thường mang nghĩa tiêu cực.

    • Xâu xé miếng mồi.
    • Xâu xé nội tâm.

    Từ đồng nghĩa với xâu xé là giằng xé.

    Xâu xé hay Sâu xéXâu xé hay Sâu xé đúng chính tả

    Một số câu có dùng từ xâu xé giúp bạn hiểu rõ ý nghĩa hơn:

    • Những con chó lao vào xâu xé miếng mồi, thật đáng sợ.
    • Cả gia đình xâu xé lẫn nhau chỉ vì quyền thừa kế tài sản của ông nội.
    • Những mẫu thuẫn xâu xé tâm can khiến tôi mệt mỏi và muốn bỏ cuộc.

    Sâu xé nghĩa là gì?

    Sâu xé là cách viết sai chính tả nên hoàn toàn không có ý nghĩa gì. Người dùng bị nhầm lẫn giữa hai từ này bởi phát hâm “s” và “x” giống nhau.

    Cách phân biệt xâu và sâu

    Để ghi nhớ các viết đúng bạn chỉ cần phân biệt ý nghĩa hai từ xâu và sâu như sau:

    • Xâu: Tranh nhau tập trung lại một chỗ.
    • Sâu: Chiều sâu hoặc con sâu.

    Lời kết

    Bạn hãy phân biệt xâu xé và sâu xé để ghi nhớ cách viết đúng chuẩn tiếng Việt cho mình. Ngoài ra đừng quên tham khảo thêm những bài sửa lỗi từ khó khác tại The Poet để tự tin hơn khi giao tiếp.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Trốn học hay chốn học đúng chính tả?

    Trốn học hay chốn học đúng chính tả?

    Trốn học hay chốn học là đúng chính tả. Trong đời sống hằng ngày, rất nhiều bạn không chú trọng phát âm đúng “ch” và “tr”, từ đó dẫn đến sai chính tả trong cách nói và cách viết từ này.

    The Poet là web kiểm tra chính tả tiếng Việt và phân biệt cách dùng từ chuẩn giữa các cặp dễ bị nhầm lẫn. Trang còn tổng hợp thơ, ca dao, phân tích văn học, câu nói hay phục vụ bạn đọc yêu thích văn học Việt Nam và Thế giới.

    Trốn học hay chốn học là đúng chính tả?

    Trốn học là đúng chính tả, được ghi chép trong từ điển tiếng Việt. Chốn học là sai chính tả, không có ý nghĩa.

    trốn học hay chốn họcPhân biệt chính tả đúng sai giữa hai từ

    Giải thích nghĩa của các từ

    Nhiều bạn không chú trọng đến cách phát âm giữa “ch” và “tr”, đó là nguyên nhân chính dẫn đến lỗi sai này. Lỗi sai thường bắt nguồn từ thói quen nói không đúng, không cong lưỡi, dẫn đến phát âm sai từ.

    Trốn học là gì?

    Trốn học là từ ghép vừa là động từ, vừa là danh từ.Trốn thể hiện ý né tránh, bí mật rời đi để không bị bắt, bị giữ lại.  Học là học tập, quá trình tìm hiểu, tích lũy kiến thức, thực hành.

    Trốn học là chỉ sự vắng mặt của học sinh ở trường mà không có lý do chính đáng hoặc sự cho phép của cha mẹ, thầy cô. Động từ chỉ hành vi trốn học, không chịu đi học của học sinh.

    ví dụ:

    • Hôm nay bạn đó lại trốn học đi chơi rồi.
    • Là học sinh ngoan, không được trốn học.
    • Sinh viên trốn học vì tham gia hội thảo kiếm điểm rèn luyện.

    Chốn học là gì ?

    Chốn học không có nghĩa trong tiếng Việt, là từ sai chính tả.

    Các từ, cụm từ gần nghĩa với trốn học

    Các từ gần nghĩa với trốn học các bạn có thể dùng:

    • Cúp học
    • Nghỉ học không phép
    • Cúp tiết

    Kết luận

    Trốn học hay chốn học, trốn học là từ đúng chính tả, phản ánh một hành vi không tốt của học sinh. The Poet đã giải đáp ý nghĩa và cách dùng từ đúng chính tả.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Trải chiếu hay rải chiếu hay chải chiếu là đúng chính tả?

    Trải chiếu hay rải chiếu hay chải chiếu là đúng chính tả?

    Trải chiếu hay rải chiếu hay chải chiếu từ nào đúng chính tả? TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN sẽ hướng dẫn phân biệt ba từ này chuẩn theo từ điển Tiếng Việt và giải thích chi tiết kèm ví dụ để bạn có thể hiểu được một cách trực quan nhất.

    Trải chiếu hay Rải Chiếu hay Chải Chiếu? Từ nào đúng chính tả?

    Trải chiếu là từ đúng chính tả trong tiếng Việt, còn Rải chiếu và Chải chiếu là từ sai chính tả.

    Trải chiếu nghĩa là gì?

    Trải chiếu là động từ chỉ hành động đặt, dàn phẳng chiếc chiếu ra để sử dụng.

    Một số ví dụ:

    • Hãy trải chiếu ra để chúng ta cùng ăn tối.
    • Cần trải chiếu cẩn thận để tránh làm hỏng nó.
    • Sau khi dọn dẹp xong, hãy trải chiếu lại như cũ.
    • Họ trải chiếu ra sân để tổ chức buổi dã ngoại vui vẻ.
    • Trước khi ăn, bà ngoại trải chiếu ra sàn nhà để cả nhà cùng ngồi ăn cơm.

    trải chiếu hay rải chiếu hay chải chiếuTừ nào đúng chính tả

    Rải Chiếu nghĩa là gì?

    Rải chiếu là một từ không có ý nghĩa, từ này bị nhầm lẫn với từ Trải chiếu do thói quen vùng miền.

    Chải Chiếu nghĩa là gì?

    Chải chiếu là từ sai chính tả, không có trong từ điển Tiếng Việt và không có ý nghĩa.

    Từ có liên quan khác

    Một số từ đồng nghĩa với Trải chiếu như: Dải chiếu, lót chiếu, đặt chiếu.

    Ví dụ như:

    • Họ dải chiếu ra khắp căn phòng để bày biện đồ đạc.
    • Trước khi ngủ, bà ngoại thường lót chiếu cẩn thận để đảm bảo sự ấm áp.
    • Cậu bé đặt chiếu dưới gốc cây để nghỉ ngơi.

    Lời kết

    Chỉ có Trải chiếu là đúng chỉnh tả và có trong từ điển Tiếng Việt. Để tự tin hơn khi giao tiếp bạn hãy đồng hành cùng TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN trong chuyên mục check chính tả ngay hôm nay.

    Xem thêm: Kiêu xa nghĩa là gì? Có đúng chính tả không?

    Xem thêm: Suy tình nghĩa là gì? Suy hay si đúng chính tả?

    Xem thêm: Trùng lịch hay chùng lịch từ nào đúng? Nghĩa là gì?

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Ngủ kỹ hay Ngủ kĩ từ nào đúng chính tả?

    Ngủ kỹ hay Ngủ kĩ từ nào đúng chính tả?

    Ngủ kỹ hay ngủ kĩ là từ viết đúng chính tả đã gây lên rất nhiều cuộc tranh luận. Có người cho rằng “i” là đúng, có người lại khẳng định phải dùng “y”. Chuyên mục soát chính tả sẽ phân tích và giúp bạn chọn đúng cách viết phù hợp nhất.

    Ngủ kỹ hay ngủ kĩ? Từ nào đúng chính tả?

    Ngủ kỹ và ngủ kĩ đều là cách viết đúng chính tả. Hai từ này xuất hiện luân phiên trong thơ văn, ca dao tục ngữ Việt Nam. Không thể nhận định đâu là từ đúng, đâu là từ sai, bạn được quyền sử dụng cả hai từ.

    Ngủ kĩ nghĩa là gì?

    Ngủ kĩ là động từ chỉ việc ngủ ngon, ngủ sâu giấc và không bị đánh thức bởi những tiếng động xung quanh.

    Ngủ kỹ hay Ngủ kĩNgủ kỹ hay Ngủ kĩ đúng chính tả

    Một số câu có sử dụng từ này:

    • Một giấc ngủ kĩ sẽ giúp bạn hồi phục năng lượng sau một ngày làm việc vất vả.
    • Ăn ngon và ngủ kĩ là hai yếu tố quan trọng giúp con người cảm thấy khỏe mạnh, hạnh phúc.

    Ngủ kỹ nghĩa là gì?

    Ngủ kỹ cũng là động từ chỉ giấc ngủ ngon, sâu và khó bị làm phiền bởi những thay đổi xung quanh. Tuy nhiên từ này ít phổ biến hơn ngủ kĩ.

    Một số câu có sử dụng từ:

    • Trẻ con rất cần những giấc ngủ kỹ để phát triển toàn diện. Hãy cho bé đi ngủ và thức dậy đúng giờ.
    • Cô ấy thường cảm thấy mệt mỏi mỗi sáng vì không được ngủ kỹ.
    • Ngũ kỹ rất quan trọng, nếu không muốn uể oải vào hôm sau thì bạn nên ngủ sớm hơn.

    Lời kết

    Cả ngủ kĩ và ngủ kỹ đều đúng nhưng ngủ kĩ có phần phổ biến hơn. Nếu bạn cảm thấy lo lắng, e ngại lỗi sai chính tả thì hãy lựa chọn từ ngủ kĩ.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Siết chặt hay xiết chặt là đúng chính tả?

    Siết chặt hay xiết chặt là đúng chính tả?

    Siết chặt hay xiết chặt luôn là hai từ ngữ rất dễ bị nhầm lẫn do có cách phát âm gần tương đồng. Cùng TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN khám phá ý nghĩa của hai từ này và tìm hiểu xem đâu mới là từ ngữ sử dụng đúng.

    Siết chặt hay xiết chặt đúng chính tả?

    Siết chặt là từ đúng chính tả, cách dùng và ý nghĩa của từ này đều được từ điển Tiếng Việt ghi chép đầy đủ. Trong khi đó, xiết chặt là từ sai chính tả, không có ý nghĩa gì trong Tiếng Việt.

    Nhiều người Việt hay nhầm lẫn hai từ này do chúng có cách phát âm tương tự. Âm “x” và “s” có khác nhau về việc uốn lưỡi và thổi hơi khi phát âm, tuy nhiên người Việt Nam lại hay bỏ qua điều này và đọc chúng giống nhau.

    Siết chặt hay xiết chặt từ nào đúng chính tả

    Giải nghĩa từ “siết chặt” và”xiết chặt”

    Thông qua việc phát âm, bạn đọc có thể phân biệt được đâu sẽ là từ đúng chính tả. Tuy nhiên, vẫn còn một cách làm khác để tránh nhầm lẫn khi sử dụng từ đó chính là hiểu được ý nghĩa và hoàn cảnh sử dụng của từ.

    Siết chặt nghĩa là gì?

    Siết chặt là hành động được thể hiện việc nắm tay chặt lại. Theo nghĩa bóng có nghĩa chỉ sự đoàn kết chặt chẽ vì một mục đích chung nào đó.

    Một số câu nói ví dụ có từ “siết chặt”:

    • “Siết chặt mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước”
    • “Siết chặt việc kinh doanh, tăng cường tìm ra các giải pháp mới để thúc đẩy doanh số”

    Xiết chặt nghĩa là gì?

    Trong từ điển Tiếng Việt không hề có từ “xiết chặt”. Từ này hoàn toàn không có ý nghĩa nên TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN khuyên bạn đọc cần cẩn thận khi phát âm để tránh khi dùng từ sẽ bị sai.

    Kết luận

    Không biết sử dụng từ siết chặt hay xiết chặt luôn là điều phổ biến của nhiều người Việt Nam. Nếu như bạn không để ý phát âm chuẩn thì sẽ rất dễ bị nhầm lẫn khi sử dụng hai từ này.

    Xem thêm:

    Vào chuyên mục Cảnh Sát Chính Tả tại đây để cập nhật 1000+ bộ từ dễ bị nhầm lẫn khác. TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN đã tổng hợp để bạn dễ dàng sử dụng từ, tránh sai khi nói và viết.

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Thần kì hay Thần kỳ từ nào đúng chính tả?

    Thần kì hay Thần kỳ từ nào đúng chính tả?

    Thần kì hay Thần kỳ là cách viết đúng trong từ điển tiếng Việt? Chuyên mục soát chính tả sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời qua các phân tích và ví dụ minh họa sau.

    Thần kì hay thần kỳ? Từ nào đúng chính tả?

    Thần kì và thần kỳ đều là cách viết đúng, chuẩn tiếng Việt mà bạn có thể sử dụng. Tuy nhiên thần kì phổ biến và được nhiều người lựa chọn dùng hơn thần kỳ.

    Thần kì nghĩa là gì?

    Thần kì là tính từ miêu tả sự tài tình đến mức kì lạ, gần như không thể tưởng tượng nổi. Những chuyện này không giống việc con người có thể làm mà như phép thuật của thần tiên.

    • Câu chuyện thần kì.
    • Sức mạnh thần kì.

    Thần kì hay Thần kỳThần kì hay Thần kỳ đúng chính tả

    Những câu ví dụ có sử dụng từ thần kì:

    • Những gì đã xảy ra trước mắt thần kì đến mức không ai tin đó là sự thật.
    • Mặt trăng đang mọc trên biển là khung cảnh thần kì mà tôi sẽ không bao giờ quên.
    • Cậu ấy có thể bê được cả chiếc xe bằng một tay, thật thần kì.

    Thần kỳ nghĩa là gì?

    Thần kỳ cũng là từ đúng chính tả dùng để miêu tả những việc, những hiện tượng tài tính đến khó tin. Tuy nhiên từ này ít được sử dụng hơn từ thần kì với “i” ngắn.

    Một số câu ví dụ:

    • Trong truyện cổ tích, nhân vật chính thường trải qua những cuộc phiêu lưu đầy thần kỳ.
    • Cảm giác khi nhìn thấy những bông hoa nở rộ trong ngày tuyết giá lạnh thực sự là một trải nghiệm thần kỳ.

    Các từ có liên quan khác

    Có một số từ đồng nghĩa với thần kì và thần kỳ mà bạn nên sử dụng như:

    • Kì diệu.
    • Thần diệu.
    • Thần tình.

    Lời kết

    Cả thần kì và thần kỳ đều đúng chính tả, bạn được quyền sử dụng một trong hai hoặc cả hai từ. Tuy nhiên, hãy chú ý đến sự đồng nhất trong văn bản và lựa chọn từ bạn quen dùng nhất.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Gần gủi hay gần gũi là đúng chính tả?

    Gần gủi hay gần gũi là đúng chính tả?

    Gần gũi hay Gần gủi là từ đúng chính tả? Cùng web chính tả tiếng Việt tìm hiểu ý nghĩa, phân tích và phân biệt được hai cụm từ này trong từ điển tiếng Việt. Cách sử dụng kèm theo ví dụ minh họa chắc chắn có thể giúp bạn tìm đúng từ dùng đúng lúc.

    Gần gũi hay Gần gủi? Từ nào đúng chính tả

    Gần gũi là từ đúng chính tả trong từ điển tiếng Việt và được sử dụng phổ biến trong cuộc sống cũng như các cuộc hội thoại thân thiết, còn từ gần gủi là từ sai chính tả và không mang hàm ý gì.

    gần gủi hay gần gũiGần gủi hay gần gũi đúng chính tả

    Gần gũi là gì?

    Gần gũi là tính từ chỉ sự thân thiết, những hành động thân mật, gần nhau, đồng thời cảm thông và thấu hiểu giữa hai đối tượng.

    Gần gũi thường xuất hiện trong những đoạn hội thoại liên quan đến tình cảm, ví dụ như tình cảm đôi lứa hay tình cảm gia đình.

    • Ba tôi đi làm xa nên không thể thường xuyên gần gũi với con cái.
    • Những đứa bạn gần gũi với tôi rất hiểu và thương tôi.
    • Bạn hãy thử tìm cách gần gũi hơn với gia đình của mình để hiểu hơn về họ.

    Gần gủi là gì?

    Gần gủi là từ sai chính tả và không có ý nghĩa trong từ điển tiếng Việt. Hai từ này thường xuyên bị nhầm lẫn với nhau do cách phát âm của hai từ khó phân biệt, tuy nhiên khi trong văn viết, sự phân biệt giữa thanh hỏi và thanh ngã sẽ dễ phân biệt được đâu là từ đúng chính tả.

    Lời kết

    Gần gũi hay Gần gủi là từ đúng chính tả là thắc mắc của nhiều người, tuy nhiên chỉ có từ gần gũi đúng chính tả và có ý nghĩa trong từ điển tiếng Việt. Bạn hiểu và phân biệt được hai từ này rồi thì nhớ chú ý khi sử dụng từ ngữ trong câu.

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Kì thi hay Kỳ thi từ nào đúng chính tả?

    Kì thi hay Kỳ thi từ nào đúng chính tả?

    Kì thi hay kỳ thì khiến người người Việt bối rối vì không rõ đâu là cách viết đúng chính tả. Chuyên mục soát chính tả sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời thông qua phân tích ý nghĩa cùng hoàn cảnh sử dụng hai từ này.

    Kì thi hay kỳ thi? Từ nào đúng?

    Kì thi và kỳ thi đều là cách viết đúng chính tả và xuất hiện nhiều trong giao tiếp hàng ngày. Bạn có thể bắt gặp cả hai từ này tại các tác phẩm văn học, hoặc những bài báo nổi tiếng.

    Kì thi nghĩa là gì?

    Kì thi là danh từ chỉ những bài kiểm tra tốc độ, khả năng ghi nhớ thông tin, cách xử lý thông tin,…của con người. Kì thi thường bao gồm từ 2 đến 3 bài kiểm tra khác nhau.

    • Kì thi cuối học kỳ.
    • Kì thi tuyển sinh đại học.
    • Kì thi tốt nghiệp THPT.

    Kì thi hay Kỳ thiKì thi hay Kỳ thi đúng chính tả

    Các câu có sử dụng từ kì thi:

    • Sự căng thẳng trước kì thi đã khiến tôi không thể tập trung vào việc học.
    • Tôi đã dành nhiều giờ ôn tập mỗi ngày để chuẩn bị cho kì thi quan trọng này.
    • Mỗi khi nhắc đến kì thi, tôi lại cảm thấy lo lắng và căng thẳng.
    • Để đạt được kết quả tốt trong kì thi, tôi cố gắng hết sức trong từng bài học.
    • Sau kì thi, tôi cảm thấy nhẹ nhõm và hạnh phúc khi đã vượt qua được thách thức đó.

    Kỳ thi nghĩa là gì?

    Kỳ thi đồng nghĩa với kì thi và cũng dùng để chỉ những bài kiểm tra năng lực của con người.

    Những câu có dùng từ kỳ thi giúp bạn hiểu hơn về cách dùng của từ này:

    • Điều quan trọng nhất với tôi trước mỗi kỳ thi là tinh thần tự tin và sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
    • Kỳ thi cuối kỳ này sẽ quyết định điểm số cuối cùng của học kỳ, vì vậy tôi đang tập trung hết mình vào việc ôn tập.

    Lời kết

    Cả kì thi và kỳ thi đều là cách viết đúng. Hiện nay chưa có quy định nào quy định cách dùng “i” và “y”, vì vậy bạn được quyền sử dụng một trong hai từ.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Tỉ lệ hay tỷ lệ là từ đúng chính tả?

    Tỉ lệ hay tỷ lệ là từ đúng chính tả?

    Tỉ lệ hay tỷ lệ luôn là điều khiến nhiều người Việt phải đau đầu vì không biết từ nào mới đúng chính tả. Cùng TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN khám phá ý nghĩa của hai từ này và tìm hiểu xem đâu mới là từ ngữ sử dụng đúng.

    Tỉ lệ hay tỷ lệ? Từ nào đúng chính tả?

    “Tỉ lệ” là từ đúng chính tả, cách dùng và ý nghĩa của từ này đều được từ điển Tiếng Việt ghi chép đầy đủ. Trong khi đó, “tỷ lệ” là từ sai chính tả, không có ý nghĩa gì trong Tiếng Việt.

    Hai từ “tỉ lệ” và “tỷ lệ” hay gây nhầm lẫn cho người dùng bởi chúng có cách phát âm giống nhau. Trong các cuộc hội thoại, hai từ này đều có thể sử dụng được. Tuy nhiên, khi viết chúng ra thì sẽ có sự khác biệt giữa “i” và “y”.

    tỷ lệ hay tỉ lệTỷ lệ hay tỉ lệ từ nào đúng chính tả

    Giải thích ý nghĩa của các từ

    Bạn có thể tham khảo ý nghĩa của mỗi từ để biết cách dùng, ngữ cảnh sử dụng. Bên cạnh giải nghĩa, TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN còn lấy ví dụ để bạn hình dung cách nói, viết chuẩn xác.

    Tỉ lệ nghĩa là gì?

    Tỉ lệ là một danh từ có nghĩa để chỉ các tỉ số trong trận đấu, trò chơi hoặc là đang so sánh một phần của vật nào đó so với tổng thể. Từ này hay được bắt gặp trong lĩnh vực toán học hoặc trong các trận đấu thể thao.

    Một số câu nói ví dụ có từ “tỉ lệ”:

    • “Tỉ lệ thuận”
    • “Tỉ lệ thất nghiệp trên tổng dân số nước ta ”

    Tỷ lệ nghĩa là gì?

    Trong từ điển Tiếng Việt không hề có từ “tỷ lệ”, cách viết này là sai chính tả. Từ này hoàn toàn không có ý nghĩa nên sử dụng từ này đồng nghĩa với việc bạn đang dùng từ sai.

    Xem thêm nhiều bài viết khác để chỉnh lỗi chính tả tại chuyên mục Cảnh sát chính tả: https://www.thepoetmagazine.org/canh-sat-chinh-ta/

    Kết luận

    Sử dụng từ tỉ lệ hay tỷ lệ vẫn luôn là câu hỏi khó đối với nhiều người. Bởi vì bỏ qua sự khác nhau giữa “i” và “y” nên nhiều người vẫn thường nhầm lẫn trong việc sử dụng hai từ này.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Trù ẻo hay chù ẻo từ nào đúng chính tả?

    Trù ẻo hay chù ẻo từ nào đúng chính tả?

    Trù ẻo hay chù ẻo không khó để phân biệt nếu bạn hiểu rõ ý nghĩa của hai từ này. Nếu còn đang phân vân, hãy để chuyên mục soát chính tả giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp thông qua những ví dụ sau.

    Trù ẻo hay chù èo? Từ nào đúng chính tả?

    Trù ẻo là từ đúng chính tả, được dùng nhiều trong giao tiếp và có định nghĩa cụ thể trong từ điển. Còn chù ẻo là từ sai chính tả, không có trong từ điển tiếng Việt và không có ý nghĩa gì.

    Hai từ này thường bị nhầm bởi phát âm “tr” và “ch” không rõ ràng của người Việt.

    Trù ẻo nghĩa là gì?

    Trù ẻo là động từ chỉ việc trù cho ai đó gặp những chuyện không may. Đây là phương ngữ dân gian được sử dụng từ xa xưa và vẫn lưu truyền cho tới tận ngày nay.

    • Nói trù ẻo.
    • Đừng có trù ẻo.

    Trù ẻo hay chù ẻoTrù ẻo hay chù ẻo đúng chính tả

    Một số câu ví dụ có dùng từ trù èo:

    • Biết tôi chuẩn bị ra ngoài, nó liền trù ẻo tôi bị công an bắt.
    • Đừng trù ẻo người khác chỉ vì ghét họ.
    • Nó trù ẻo tôi không vượt qua bài kiểm tra để học lại cùng nó.

    Chù ẻo nghĩa là gì?

    Chù ẻo là từ sai chính tả và hoàn toàn vô nghĩa. Từ này không có trong từ điển và cũng không được sử dụng khi giao tiếp.

    Bạn cần phân biệt chù và trù để chọn cách viết chính xác nhất, đảm bảo người đối diện không hiểu lầm.

    Từ có liên quan khác

    Có một số từ đồng nghĩa với trù ẻo mà bạn có thể sử dụng gồm:

    Lời kết

    Trù ẻo và chù ẻo dễ bị nhầm lẫn bởi đây là phương ngữ, thường được dùng trong giao tiếp nói thay vì văn bản. Bạn hãy ghi nhớ cách viết đúng chỉ có trù ẻo, đồng thời tham khảo các ví dụ minh họa để hiểu hơn về ý nghĩa từ này.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • An nhiên hay an yên đúng chính tả?

    An nhiên hay an yên đúng chính tả?

    Nhiều bạn phân vân không biết an nhiên hay an yên đúng chính tả. The POET Magazine sẽ check lỗi chính tả và trả lời bạn từ nào đúng cũng như nghĩa của chúng là gì.

    An nhiên hay an yên đâu là từ đúng chính tả?

    An nhiên và an yên là hai từ đúng chính tả, được ghi trong từ điển Tiếng Việt. Tuy nhiên, mỗi từ lại mang một ý nghĩa khác nhau. Vậy hãy cùng chúng tôi giải nghĩa hai từ an nhiên và an yên trong phần tiếp theo của bài viết.

    An nhiên hay an yên từ nào đúng chính tảAn nhiên hay an yên từ nào đúng chính tả

    Giải thích ý nghĩa các từ

    Muốn sử dụng từ đúng hoàn cảnh, trước hết bạn cần nắm rõ ý nghĩa của hai từ này.

    An nhiên nghĩa là gì?

    An nhiên là một từ Hán Việt. Trong cụm từ này, từ “an” biểu thị cho sự bình an trong tâm hồn và thể xác. Còn từ “nhiên” thể hiện sự tự nhiên và thiên nhiên.

    Từ này thường được dùng để mô tả trạng thái tinh thần và cuộc sống bình yên của con người. Thuật ngữ ngày được xuất phát từ triết lý Phật Giáo.

    An nhiên còn mang ý nghĩa nói về việc buông bỏ, nhằm mục đích tìm kiếm sự bình yên trong lòng. Đây là một hình thức tu dưỡng tâm hồn, trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, nơi mà con người thường gặp phải khó khăn và stress.

    Ví dụ: Sau một ngày làm việc căng thẳng, cô giáo trẻ tìm đến bãi biển hoang sơ, nơi sóng biển êm đềm. Cô đứng trước cảnh đẹp, thở sâu và cảm nhận sự an nhiên trong tâm hồn.

    An yên nghĩa là gì?

    An yên cũng là một thuật ngữ Hán Việt mới nổi lên trong thời gian gần đây. Từ này mang ý nghĩa mô tả trạng thái của sự bình yên, an lành và thành thản trong cuộc sống.

    • An: chỉ sự an toàn
    • Yên: sự bình yên, yên ả.

    Khi kết hợp hai từ này, an yên tượng trưng cho sự bình yên tự tại, không lo lắng và tự do tinh thần. Cuộc sống an yên không chỉ là một mục tiêu để đạt được, mà còn là một lựa chọn của chính chúng ta.

    Xem thêm:

    Kết luận

    Thắc mắc an nhiên hay an yên từ nào đúng chính tả đã được The POET Magazine giải đáp chi tiết. Hy vọng qua đây, bạn đọc sẽ hiểu thêm ý nghĩa của hai từ này và sử dụng chúng trong các trường hợp giao tiếp thích hợp.

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Rò rỉ hay Dò rỉ từ nào đúng chính tả?

    Rò rỉ hay Dò rỉ từ nào đúng chính tả?

    Rò rỉ hay Dò rỉ là hai từ dễ bị nhầm lẫn bởi phát âm chữ “r” và chữ “d” không chuẩn của người Việt. Để tự tin hơn khi giao tiếp, đồng thời truyền đạt đúng thông điệp của mình, hãy cùng chuyên mục soát chính tả tìm cách viết chuẩn.

    Rò rỉ hay dò rỉ? Từ nào đúng chính tả?

    Rò rỉ là từ đúng chính tả, được viết rõ trong từ điển còn dò rỉ là từ sai chính tả. Sở dĩ hai từ này bị nhầm bởi cách phát âm không đúng của người Việt.

    Bạn chỉ cần tìm hiểu ý nghĩa từng từ để ghi nhớ cách viết đúng.

    Rò rỉ nghĩa là gì?

    Rò rỉ là động từ chỉ việc một chất lỏng hoặc chất khí nào đó bị thấm, thoát ra ngoài từng chút một theo các khe nhỏ, khó thấy. Từ này cũng dùng để chỉ sự mất dần từng tí một, rất khó phát hiện.

    • Rò rỉ khí gas.
    • Rò rỉ tin tức.
    • Rò rỉ ngân sách.

    Rò rỉ hay Dò rỉRò rỉ hay Dò rỉ đúng chính tả

    Một số câu có sử dụng từ rò rỉ;

    • Tin đồn về việc công ty sẽ giảm nhân sự đã rò rỉ trước khi thông báo chính thức, gây ra nhiều lo ngại trong tổ chức.
    • Thông tin cá nhân của hàng triệu người dùng đã bị rò rỉ trên internet, gây ra sự lo ngại về việc bảo mật dữ liệu.
    • Sự cố rò rỉ khí gas đã khiến ít nhất 5 người bị thương.

    Dò rỉ nghĩa là gì?

    Dò rì là từ sai chính tả và hoàn toàn vô nghĩa. Dò ở đây là dò tìm và không có liên quan gì đến việc thoát ra ngoài theo khe nhỏ.

    Bạn cần phân biệt từ này với từ đúng để giao tiếp chuyên nghiệp, tự tin hơn.

    Phân biệt rò và dò

    Hãy phân biệt hai từ rò và dò trong trường hợp này như sau:

    • Rò: Một thứ gì đó bị chảy, thoát ra ngoài theo lỗ nhỏ.
    • Dò: Tìm kiếm vật hay người nào đó một cách kỹ lưỡng, khó khăn.

    Lời kết

    Rò rỉ và dò rỉ dễ bị nhầm lần bởi cách phát âm, tuy nhiên bạn hãy ghi nhớ ý nghĩa của chúng để lựa chọn cách viết đúng chính tả cho mình. Ngoài ra đừng quên kiểm tra chính tả miễn phí tại The POET để được sửa lỗi sai miễn phí.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Ất Hợi 1995 năm nay 2024 bao nhiêu tuổi? Học lớp 1, 6, 9, 12 năm nào?

    Ất Hợi 1995 năm nay 2024 bao nhiêu tuổi? Học lớp 1, 6, 9, 12 năm nào?

    Tìm hiểu 1995 năm nay bao nhiêu tuổi tính theo ngày ngày Âm và ngày Dương cụ thể. Những thông tin về tuổi Ất Hợi 1995 cũng sẽ được TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN cập nhật thêm dành cho bạn đọc quan tâm.

    1995 năm nay bao nhiêu tuổi 2024 ?

    Năm 2024, những người sinh năm 1995 tính theo tuổi Âm lịch là 30 và tính theo Dương lịch là 29 tuổi.

    1995 năm nay bao nhiêu tuổi 2024Sinh năm 1995 đến năm 2024 là 30 tuổi Âm lịch

    Nếu bạn được sinh ra trước 1/1/1995 Âm lịch (năm Ất Hợi) tương ứng với ngày 31/1/1995 Dương lịch thì tuổi Âm sẽ là 31 còn tuổi Dương vẫn là 29.

    Năm tính Số tuổi Âm lịch Số tuổi Dương lịch
    2024 30 29
    2025 31 30
    2026 32 31
    2027 33 32
    2028 34 33
    2029 35 34
    2030 36 35
    2031 37 36
    2032 38 37
    2033 39 38
    2034 40 39

    Học lớp 1, 6, 9, 10, 12 năm mấy?

    Thời gian theo học các lớp cụ thể được thể hiện ở bảng thông tin cụ thể như sau:

    Lớp Số tuổi Năm
    Lớp 1 6 2001
    Lớp 2 7 2002
    Lớp 3 8 2003
    Lớp 4 9 2004
    Lớp 5 10 2005
    Lớp 6 11 2006
    Lớp 7 12 2007
    Lớp 8 13 2008
    Lớp 9 14 2009
    Lớp 10 15 2010
    Lớp 11 16 2011
    Lớp 12 17 2012
    Đại học năm 1 18 2013
    Đại học năm 2 19 2014
    Đại học năm 3 20 2015
    Đại học năm 4 21 2016
    Đại học năm 5 22 2017

    1995 học lớp 1 năm nào?

    Trả lời: Năm 2001

    1995 học lớp 6 năm nào?

    Trả lời: Năm 2006

    1995 học lớp 9 là năm bao nhiêu?

    Trả lời: Năm 2009

    Với những bạn muốn biết 1997 học lớp 9 năm nào thì chỉ cần cộng thêm 2 năm là năm 2011.

    1995 học lớp 10 năm nào?

    Trả lời: Năm 2010

    Vậy năm 2009 chính là câu trả lời cho câu hỏi 1994 học lớp 10 năm nào?

    1995 học lớp 12 năm nào?

    Trả lời: Năm 2012

    Thi đại học năm nào? Tốt nghiệp năm nào?

    1995 thi đại học năm nào?

    Trả lời: Năm 2013

    1995 tốt nghiệp đại học năm mấy?

    Trả lời: Những bạn sinh năm 1995 sẽ tốt nghiệp năm 2016 nếu học Đại học 4 năm. Trường hợp theo chương trình 5 năm sẽ tốt nghiệp năm 2017.

    Bạn có thể tham khảo thêm 1996 tốt nghiệp đại học năm mấy tại TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN.

    Một số thông tin về tử vi người sinh năm 1995

    Theo dõi những thông tin tử vi về 1995 cụ thể như sau:

    • Năm sinh âm lịch: 1995
    • Tuổi: Ất Hợi
    • Mệnh: Sơn Đầu Hỏa
    • Cung: Nam thuộc cung Khôn hành Mộc và nữ thuộc cung Khảm hành Thủy.
    • Tháng sinh tốt nam/nữ mệnh: Tháng 1, 5, 12/ 1, 3, 5, 12
    • Số hợp nam/nữ mệnh: 2, 5, 8/ 1 , 6, 7
    • Màu sắc hợp nam/nữ mệnh: Những người sinh năm 1995 có màu bản mệnh hành Hỏa (đỏ, cam, hồng, tím). Màu tương sinh thuộc hành Mộc (xanh lá, xanh lục).
    • Màu sắc kỵ nam/nữ mệnh: Màu thuộc hành Thủy (đen, xanh than, xanh biển) và hành Kim (trắng, xám, bạc) không nên dùng cho nam nữ sinh 1995.

    Tổng kết

    TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN cập nhật thông tin 1995 năm nay bao nhiêu tuổi để bạn đọc biết chính xác. Theo dõi thêm các thông tin liên quan đến tuổi Ất Hợi trong bài viết mới nhất của website.

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Chăm sự hay Trăm sự là đúng chính tả?

    Chăm sự hay Trăm sự là đúng chính tả?

    Chăm sự hay trăm sự? Từ nào viết đúng chính tả là thắc mắc chung của nhiều người Việt dù đây không phải từ khó. Chuyên mục soát chính tả sẽ giúp bạn giải đáp và hướng dẫn chi tiết cách dùng qua ví dụ minh họa.

    Chăm sự hay trăm sự? Từ nào đúng chính tả?

    Trăm sự là từ đúng chính tả và được dùng nhiều trong giao tiếp hàng ngày, còn chăm sự là từ sai chính tả, không có trong từ điển tiếng Việt. Hai từ này bị nhầm lẫn với nhau vì phát âm “ch” và “tr” không rõ.

    Trăm sự nghĩa là gì?

    Trăm sự là danh từ chỉ tất cả mọi việc, thường là những việc khó khăn và rắc rối. Đây là khẩu ngữ thường được sử dụng nhiều trong giao tiếp hàng ngày.

    • Trăm sự nhờ thầy.
    • Trăm sự do hiểu lầm mà ra.

    Chăm sự hay Trăm sựChăm sự hay Trăm sự đúng chính tả

    Một số câu ví dụ có dùng từ trăm sự:

    • Tôi quyết định mua chút quà đến thăm nhà bác Hà vì trăm sự đều đang nhờ bác ấy giải quyết giúp.
    • Trăm sự hôm nay đều do hiểu lầm mà ra. Nếu nói rõ với nhau từ đầu thì đã chẳng đến bước này.

    Chăm sự nghĩa là gì?

    Chăm sự là từ sai chính tả và không có ý nghĩa gì. Từ này bị nhầm lẫn bởi phát âm “ch” và “tr” giống nhau.

    Ngoài ra, từ chăm khi đứng một mình vẫn có nghĩa nên nhiều người không thể phân biệt chăm sự hay trăm sự.

    Phân biệt trăm và chăm

    Để giúp bạn mãi mãi ghi nhớ cách viết đúng, dưới đây là ý nghĩa cùng cách dùng cụ thể của trăm và chăm.

    • Trăm: Chỉ số đếm như một trăm, hai trăm.
    • Chăm: Chỉ sự chăm chỉ, cần cù làm việc.

    Như vậy khi kết hợp trăm với sự tạo thành nghĩa hàng trăm việc.

    Lời kết

    Trăm sự và chăm sự không khó để phân biệt nếu bạn biết rõ ý nghĩa, cách dùng của chúng. Để giao tiếp hiệu quả và tự tin hơn, hãy kiểm tra chính tả tại TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN mỗi ngày.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Hoan hỉ hay hoan hỷ đúng chính tả?

    Hoan hỉ hay hoan hỷ đúng chính tả?

    Chúng ta thường nghe đến hai từ hoan hỉ hay hoan hỷ khi một người nào đó bày tỏ sự vui vẻ. Tuy nhiên từ nào viết đúng chính tả hãy cùng The POET Magazine Kiểm Tra Chính Tả tại https://www.thepoetmagazine.org/canh-sat-chinh-ta/ tìm hiểu chi tiết.

    Hoan hỉ hay hoan hỷ? Từ nào đúng chính tả?

    Hoan hỉ là từ đúng chính tả. Hoan hỷ là sai chính tả. Do hai chữ này phát âm tương đồng nhau nên nhiều người nhầm lẫn nên cần lưu ý.

    Hoan hỉ hay hoan hỷ đúng chính

    Giải thích nghĩa các từ

    Để tránh nhầm lẫn từ hoan hỉ, TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN sẽ phân tích ý nghĩa từ như sau:

    1/ Hoan hỉ nghĩa là gì?

    Hoan hỉ có nghĩa là niềm vui, hạnh phúc, hân hoan. Từ này ám chỉ sự vui mừng, sung sướng hiện rõ trên nét mặt, cử chỉ hoặc lời nói. Mang đến sự tốt lành trong cuộc sống như hoan hỉ trong công việc, tình cảm, gia đình, người yêu hay các mối quan hệ khác.

    Ví dụ:

    • Khi nghe tin con gái đỗ đại học, bố mẹ đều hoan hỉ tặng con gái chiếc xe mới
    • Mọi người đều hoan hỉ khi đứa trẻ đã biết nói
    • Cô ấy hoan hỉ khi giúp đỡ được người khác

    Khi có một biến cố hay sự việc xảy ra không mong muốn, hãy hoan hỉ tích cực nhìn nhận thay vì căng thẳng và trách móc. Khi bạn hoan hỉ, tích cực sẽ mang đến niềm vui, cuộc sống tươi mới và may mắn hơn.

    2/ Hoan hỷ nghĩa là gì?

    Hoan hỷ là từ không có trong từ điển tiếng Việt, từ này bị viết chính tả, không được sử dụng trong văn bản giấy tờ quan trọng.

    Một số từ liên quan khác

    Một số từ đồng nghĩa với từ hoan hỉ như:

    • Hân hoan
    • Vui vẻ
    • Vui mừng
    • Hạnh phúc
    • Phấn khởi

    Một số lưu ý về âm i và y

    Dưới đây là những nguyên tắc khi sử dụng âm i và y để tránh nhầm lẫn khi phát âm:

    • Chữ y được sử dụng khi nó xuất hiện độc lập trong từ, ví dụ y tế, ý nghĩ.
    • Khi đi sau âm đệm u, chữ y vẫn được giữ nguyên, ví dụ suy nghĩ và quy định.
    • Trong trường hợp nguyên âm kép iê đứng đầu tiếng, chúng ta cũng sẽ viết là y, ví dụ yên ả và yêu thương.
    • Còn khi chữ cái này đứng đầu tiếng mà không có âm đệm nào, chúng ta sẽ sử dụng chữ i, ví dụ im lặng và in ấn.

    Kết luận

    Việc phát âm và viết đúng chính tả hai chữ hoan hỉ hay hoan hỷ rất quan trọng. Hãy lưu ý khi giao tiếp và giảng dạy hay sử dụng trong các văn bản quan trọng.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Lòng chần hay Lòng trần là đúng chính tả?

    Lòng chần hay Lòng trần là đúng chính tả?

    Lòng chần hay lòng trần là từ đúng chính tả được rất nhiều người thắc mắc. Dù không quá phổ biến nhưng hai từ này vẫn thi thoảng xuất hiện trong giao tiếp hàng ngày. Để đảm bảo viết đúng, nói đúng bạn hãy cùng chuyên mục soát chính tả theo dõi những thông tin sau.

    Lòng chần hay lòng trần? Từ nào đúng chính tả?

    Lòng trần là từ đúng chính tả, được viết trong từ điển tiếng Việt và thường xuyên xuất hiện trong các bài giảng Phật pháp. Còn lòng chần cũng là từ đúng chính tả nhưng được dùng để miêu tả đồ ăn.

    Hai từ này bị nhầm lẫn bởi phát âm “ch” và “tr” không rõ ràng, ngoài ra cũng vì chúng ít được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày khiến người Việt khó phân biệt.

    Lòng trần nghĩa là gì?

    Lòng trần là danh từ chỉ sự quan tâm, để ý của con người với những việc trần tục. Từ này được sử dụng nhiều khi nói về sự giác ngộ và Phật pháp.

    Nhà thơ Nguyễn Công Trứ từng viết “Vì chưa thoát lòng trần mắt tục nên mơ màng một bước một khơi” để nói về việc con người vẫn còn những cảm xúc vui, buồn, giận hờn nên chưa thể giác ngộ được.

    Lòng chần hay Lòng trầnLòng chần hay Lòng trần đúng chính tả

    Một số câu ví dụ có dùng từ lòng trần:

    • Con còn lòng trần mắt tục nên chưa hiểu hết những đạo lý mà sư thầy giảng giải.
    • Đã là con người thì hai cũng có lòng trần, chuyện hỉ nộ ái ố là điều dễ hiểu.

    Lòng chần nghĩa là gì?

    Lòng chần là là món lòng được chần qua nước sôi.

    • Lòng: Nội tạng của động vật.
    • Chần: Hành động chế biến món ăn bằng cách nhúng vào nước sôi.

    Phân biệt trần và chần

    Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa cùng cách viết đúng chuẩn tiếng Việt thì:

    • Trần: Trần gian, trần thế.
    • Chần: Hành động chế biến thức ăn.

    Chỉ cần ghi nhớ điều này bạn chắc chắn không bao giờ dùng sai.

    Lời kết

    Cả lòng trần và lòng chần đều là từ đúng chính tả nhưng ý nghĩa của chúng hoàn toàn khác nhau. Bạn cần phân biệt và dùng đúng tránh gây hiểm lầm không đáng có.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Tờ 2 đô may mắn không?

    Tờ 2 đô may mắn không?

    Nhiều người thắc mắc rằng không biết tờ 2 đô có may mắn không mà lại được nhiều người sưu tầm đến vậy. Thậm chí, giá trị của những đồng tiền này đang không ngừng được nâng cao lên.

    Vậy sự thật về đồng tiền này là gì, liệu chúng có thực sự giúp cải vận, mang đến tài lộc? TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN.org giải đáp để xem bạn có nên sở hữu tờ 2 đô không.

    Tờ 2 đô có may mắn không?

    Ở rất nhiều nơi trên thế giới, tờ 2 đô được coi là tiền may mắn, biểu tượng của vận đỏ. Vì vậy, dù mang mệnh giá không cao thế nhưng những đồng tiền này lại rất được nhiều người săn đón.

    Thậm chí, chúng còn được coi là một lá bùa mang đến những điều tốt đẹp giống như tờ 1 đô. Quan tâm đến giá trị những tờ tiền này, hãy tìm hiểu tờ 1 đô năm 2003 giá bao nhiêu.

    vì sao tờ 2 đô mang lại may mắnTờ 2 đô mang lại ý nghĩa may mắn tốt đẹp

    Ý nghĩa may mắn của tờ 2 đô

    Có rất nhiều lý giải về hàm ý bên trong tờ tiền nhằm giải thích cho câu hỏi vì sao tờ 2 đô may mắn. Hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa của đồng tiền này để hiểu tại sao chúng là được coi như biểu tượng mang lại vận may.

    Nhặt được tờ 2 đô sẽ có nhiều may mắn. Nhưng nhiều trường hợp nhặt được tài sản có giá trị khác lại không. Tìm hiểu nhặt được điện thoại có xui không để được giải đáp.

    1/ Ý nghĩa tờ 2 đô trong văn hóa phương Đông

    Theo quan niệm của người Châu Á, tờ 2 đô mang lại nhiều may mắn bởi con số 2 trong văn hóa truyền thống của người xưa gợi nhắc đến nhiều hàm ý khác nhau:

    • Con số 2 được coi là tượng trưng cho sự hạnh phúc may mắn. Vì vậy nên đồng 2 đô cũng sẽ được coi như một lá bùa mang lại vận may về tài lộc cho người sở hữu nó.
    • Bên cạnh đó, con số 2 cũng là biểu tượng cho cặp đôi, ý chỉ sự bền chặt, không tách rời trong tình yêu. Vậy nên tờ tiền này cũng được đem ra làm quà tặng để các đôi yêu nhau thể hiện tấm lòng của mình dành cho đối phương.

    ý nghĩa may mắn của tờ 2 đôý nghĩa may mắn của tờ 2 đôTrong quan niệm của người phương Đông, số 2 mang nhiều ý nghĩa may mắn và hạnh phúc

    2/  Ý nghĩa tờ 2 đô trong văn hóa phương Tây

    Tờ 2 đô được coi là một sự khác biệt so với những đồng tiền USD khác vì mặt sau của chúng được in hình 42 vị tổng thống Mỹ. Đây được coi là ngụ ý thể hiện sức mạnh tụ họp, mang đến quyền lực tối cao…

    Vì vậy đồng tiền này trong quan niệm của người Mỹ mang ý nghĩa hỗ trợ cho mọi việc thuận buồm xuôi gió. Bên cạnh đó, đồng tiền này còn ngụ ý mang lại sự thăng tiến trong sự nghiệp, quyền lực.

    tại sao tờ 2 đô lại may mắntại sao tờ 2 đô lại may mắnTrong văn hóa phương Tây, tờ 2 đô là biểu tượng của sự hội tụ quyền lực

    Tìm hiểu thêm nhặt được vàng thì sao và cách xử lý để không bị vận hạn đeo bám. Dù vàng và tờ 2 đô đều có thể quy đổi giá trị nhưng tác động của chúng đến người nhặt lại khác nhau.

    Một số câu hỏi liên quan đến tờ 2 đô la Mỹ

    Đồng 2 đô la của Mỹ không chỉ là một tờ tiền may mắn mà chúng còn mang đến rất nhiều sự tò mò đối với nhiều người. Sau đây sẽ là một số thắc mắc mà nhiều người quan tâm khi hỏi đến đồng tiền này.

    1/ Tờ 2 đô năm 1776 giá bao nhiêu?

    Năm 1776, tờ tiền 2 đô vẫn chưa được phát hành. Vậy nên tờ 2 đô năm 1776 là không có giá trị.

    2/ Tờ 2 đô năm 1976 giá bao nhiêu?

    Một tờ tiền 2 USD năm 1976 bình thường sẽ có giá khoảng 180.000 đồng- 400.000 đồng. Nếu đồng tiền đó có seri tứ quý, ngũ quý hoặc mang con số may mắn thì giá trị sẽ được nâng cao từ 500.000 đồng- 1.000.000 đồng.

    ý nghĩa tờ 2 đôý nghĩa tờ 2 đôTờ tiền 2 đô năm 1976 có giá dao động từ 180.000- 1.000.000 đồng

    3/ Tờ 2 đô năm 1995 giá bao nhiều?

    Giá của tờ 2 đô 1995 rơi vào khoảng 90.000-150.000 đồng. Nếu tờ tiền này có số seri đẹp thì mệnh giá sẽ khoảng 200.000- 500.000 đồng.

    4/ Tờ 2 đô năm 2003 giá bao nhiêu?

    Một đồng 2 đô la Mỹ sản xuất năm 2003 có giá dao động từ khoảng 60.000 – 500.000 tùy vào độ cũ mới và số seri.

    tờ 2 đô la mỹ in hình aitờ 2 đô la mỹ in hình aiTừ 2 đô năm 2003 không mang ý nghĩa đặc biệt của nước Mỹ nhưng theo quan niệm chung vẫn mang đến may mắn

    5/ Tờ 2 đô nào quý nhất

    Tờ 2 đô la năm 1976 được coi là quý nhất. Vào năm đó, nước Mỹ xảy ra một vụ tai nạn máy bay thảm khốc. Người sống sót duy nhất trong sự kiện đó trong người chỉ có duy nhất tờ tiền 2 USD. Từ đó nó được coi là đồng tiền mang lại may mắn.

    Thêm vào đó, đồng 2 đô la Mỹ được phát hành vào năm 1976 là tờ tiền đặc biệt. Bởi chỉ duy nhất chúng được in hình tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ là ngài Thomas Jefferson ở mặt trước. Mặt sau của tờ tiền là bức tranh 42 vị quan chức cấp cao của nước Mỹ đang cùng nhau ký vào bản tuyên ngôn độc lập.

    Chính vì những lý do như vậy mà đồng 2 đô năm 1976 được coi là tờ tiền quý nhất và được nhiều người săn lùng, sưu tầm nhất.

    tờ 2 đô mang ý nghĩa gìtờ 2 đô mang ý nghĩa gìTờ 2 đô 1976 được coi là quý nhất vì gắn liền với nhiều sự kiện đặc biệt

    Kết luận

    Bài viết này đã giúp người đọc giải đáp thắc mắc “tờ 2 đô có may mắn không”.  Trong tiêu dùng, đời sống hàng ngày thì tờ 2 đô la không mang lại nhiều giá trị. Tuy nhiên trong quan niệm tâm linh thì đây là một tờ tiền có nhiều ý nghĩa đặc biệt, mang lại nhiều may mắn cho người sở hữu nó.

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Xác bên hay sát bên đúng chính tả? Nghĩa là gì?

    Xác bên hay sát bên đúng chính tả? Nghĩa là gì?

    Xác bên hay sát bên là từ đúng gây nên tranh cãi trong giao tiếp. Cùng Cảnh sát chính tả TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN tìm hiểu ý nghĩa và xác định từ đúng chính tả.

    Xác bên hay sát bên là từ đúng chính tả?

    Sát bên là từ đúng và được công nhận có nghĩa trong tiếng Việt. Ngược lại, xác bên là từ sai chính tả.

    Sát bên mới là từ đúng chính tả

    Giải nghĩa từ sát bên và xác bên

    Phân biệt từ đúng sai qua việc xác định ý nghĩa của từ là một trong những cách đơn giản. Cùng phân tích nghĩa của từ qua các ví dụ cụ thể.

    Sát bên nghĩa là gì?

    Sát bên là tính từ miêu tả sự gần đến mức như tiếp giáp, không còn khoảng cách ở giữa.

    Ví dụ với từ sát bên:

    • Em bé nằm sát bên mẹ ngủ.
    • Nhà ông ngoại sát bên nhà tôi.
    • Nhà tôi sát bên chợ nên không cần đi xa để mua đồ ăn.

    Xác bên nghĩa là gì?

    Hai từ xác và bên khi ghép lại với nhau không mang ý nghĩa trong tiếng Việt. Vì vậy, đây là từ sai chính tả và hoàn toàn không được công nhận.

    Trong quá trình giao tiếp, nhiều người nhầm lẫn trong phát âm các âm “s” – “x” và “t” – “c” dẫn tới sai chính tả từ này.

    Từ đồng nghĩa

    Đồng nghĩa với sát bên, ta có các từ như sau: áp sát, giáp sát, kề bên.

    Kết luận

    Phân biệt xác bên hay sát bên giúp bạn sử dụng từ đúng trong mọi hoàn cảnh. Ngoài ra, bạn có thể theo dõi chuyên mục Kiểm Tra Chính Tả tại TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN để tiếp tục cập nhật nhiều thông tin ngữ pháp bổ ích.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Xẻ gỗ hay sẻ gỗ đúng chính tả?

    Xẻ gỗ hay sẻ gỗ đúng chính tả?

    Nhiều bạn hiện nay thường hay phát âm nhầm “s” và “x”, trong đó từ xẻ gỗ hay sẻ gỗ là từ phổ biến. Bạn nên check chính tả để biết cách dùng đúng trong trường hợp này.

    Xẻ gỗ hay sẻ gỗ đúng chính tả?

    Theo từ điển tiếng Việt, từ “xẻ gỗ” là từ đúng chính tả, hoàn toàn không có từ “sẻ gỗ”. Vì thế, khi dùng trong văn nói hay văn viết chỉ sử dụng từ xẻ gỗ.

    Lỗi phát âm sai của hai từ này bắt nguồn từ việc phát âm “s” và “x”, mặt khác do cũng chưa hiểu rõ nghĩa của từ nên dùng sai từ. Bạn cần chú ý để không mắc phải lỗi sai cơ bản này, từ đó tự tin hơn khi làm việc và học tập.

    Xẻ gỗ hay sẻ gỗ là đúng chính tả

    Giải thích nghĩa các từ

    The Poet phân tích chi tiết ý nghĩa của hai từ xẻ gỗ và sẻ gỗ cụ thể như sau:

    1/ Xẻ gỗ nghĩa là gì?

    Xẻ gỗ nghĩa là gia công bằng cơ giới nhằm cưa tách khúc gỗ thành những mảnh mỏng, nhỏ theo chiều dọc. Hành động này nhằm có chủ đích, dùng vật sắc nhọn để cưa như lưỡi cưa hoặc công cụ cắt tỉa để chia nhỏ khúc gỗ.

    Ví dụ:

    • Anh ta đang xẻ gỗ để chuẩn bị làm củi đun bánh chưng đón Tết
    • Nhà máy đang xẻ gỗ để làm giấy viết.

    2/ Sẻ gỗ nghĩa là gì?

    Sẻ gỗ là từ bị sai chính tả, không được dùng trong tiếng Việt. Từ “sẻ” ở đây nghĩa nói về chim sẻ, vì thế khi ghép với từ gỗ hoàn toàn không mang ý nghĩa nhất định nào.

    Xem thêm:

    Kết luận

    Việc phân biệt được hai cụm từ xẻ gỗ hay sẻ gỗ rất quan trọng trong cuộc sống khi học hay làm việc. Khi dùng đúng từ thông tin sẽ được truyền tải tới đối phương chuẩn xác nhất, dễ hiểu hơn.

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Khôn xiết hay khôn siết đúng chính tả?

    Khôn xiết hay khôn siết đúng chính tả?

    Nhiều người không phân biệt được khôn xiết hay khôn siết đúng chính tả. Cùng Cảnh sát chính tả TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN giải nghĩa và phân biệt ý nghĩa của hai từ này. Qua đó xác định từ từ đúng chính tả.

    Khôn xiết hay khôn siết là từ đúng chính tả?

    Khôn xiết là từ đúng chính tả và được công nhận có nghĩa trong tiếng Việt. Trái lại, khôn siết là từ sai.

    khôn xiết hay khôn siếtKhôn xiết là từ đúng chính tả

    Giải nghĩa từ khôn xiết và khôn siết

    Xác định nghĩa của từ là một trong những cách đơn giản giúp bạn dễ dàng phân biệt từ đúng.

    Khôn xiết nghĩa là gì?

    Khôn xiết là một phụ từ dùng để chỉ đến mức độ rất cao, khó mà kể xiết. Từ này thường được sử dụng nhiều trong văn chương thay vì văn nói.

    Một số ví dụ câu với từ khôn xiết:

    • “Khóc than khôn xiết sự tình, Khéo vô duyên bấy là mình với ta!” – Truyện Kiều
    • Ông ấy vui mừng khôn xiết khi tìm được con trai thất lạc.
    • Xa người thân là nỗi nhớ khôn xiết không thể miêu tả thành lời.

    Khôn siết có nghĩa là gì?

    Trong từ điển tiếng Việt không có từ khôn siết. Vì vậy, đây là từ sai và hoàn toàn không có nghĩa.

    Một số người ở các vùng miền khác nhau không thể phát âm và phân biệt chữ “s” (cong lưỡi) và “x” (không cong lưỡi). Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây sai chính tả từ này.

    Kết luận

    TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN đã giúp bạn phân biệt khôn xiết hay khôn siết đúng chính tả. Theo dõi chuyên mục Kiểm Tra Chính Tả để khám phá thêm nhiều cặp từ dễ bị nhầm lẫn chính tả hiện nay.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Hứa suông hay hứa xuông đúng chính tả?

    Hứa suông hay hứa xuông đúng chính tả?

    Nhiều bạn trẻ chưa thể phân tích được hứa suông hay hứa xuông đâu là từ chính xác. Chuyên mục Cảnh Sát Chính Tả sẽ chia sẻ chi tiết để bạn không bị mơ hồ mỗi khi sử dụng những từ này.

    Hứa suông hay hứa xuông? Từ nào đúng chính tả?

    Hứa xuông là từ sai chính tả, không có trong từ điển Tiếng Việt còn hứa suông là từ đúng chính tả và được sử dụng phổ biến. Giữa “xuông” và “suông” có cách phát âm khá giống nhau do vậy mà rất nhiều bạn mắc phải lỗi sai này.

    Hứa suông hay hứa xuôngHứa suông là từ đúng chính tả

    Giải thích nghĩa của các từ

    Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hai từ hứa suông và hứa xuông, The poet Magazine chia sẻ một vài ví dụ cho bạn tham khảo.

    Hứa suông là gì?

    Hứa suông là một lời hứa cho có, hứa cho xong chuyện mà không hề có ý định thực hiện.

    Một số câu nói ví dụ

    • Cô ấy thất vọng về những lời hứa suông mà từ anh ấy
    • Những người hứa suông sẽ không bao giờ nhận được niềm tin từ người khác.

    Hứa xuông là gì?

    Từ hứa xuông không có trong Tiếng Việt, một số bạn vẫn còn bị nhầm lẫn và không hề biết mình đã sai khi dùng từ này.

    Một số từ liên quan khác

    Tham khảo một vài từ đồng nghĩa với hứa suông:

    • Hứa hão
    • Hứa hươu
    • Hứa vượn
    • Hứa cuội

    Tổng kết

    TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN đã cập nhật với bạn về cách xác định đúng hứa suông hay hứa xuông. Thông qua bài viết sẽ giúp bạn né tránh những nhầm lẫn về chính tả khi nói và viết trong đời sống thường ngày.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Dư giả hay dư dả đúng chính tả?

    Dư giả hay dư dả đúng chính tả?

    Nhiều người chưa phân biệt được dư giả hay dư dả mới là từ đúng chính tả. Cùng Cảnh Sát Chính Tả tại The Poet tìm hiểu và xác định từ đúng để sử dụng chính xác trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong văn viết.

    Dư giả hay dư dả? Từ nào đúng chính tả?

    Dư dả là từ đúng chính tả và xuất hiện trong từ điển tiếng Việt, còn dư giả là từ không có nghĩa và bị viết sai chính tả.

    dư giả hay dư dả đúng chính tảXác định từ đúng để sử dụng

    Dư dả nghĩa là gì?

    Dư dả là một tính từ trong tiếng Việt, có nghĩa là thừa thãi, sung túc, nhiều hơn mức cần thiết, được dùng trong hoàn cảnh miêu tả đời sống vật chất.

    Một số ví dụ với từ dư dả:

    • Gia đình anh ấy rất dư dả, không phải lo lắng về tiền bạc.
    • Năm nay, vụ mùa bội thu nên nhà nhà đều dư dả.
    • Cuộc sống dư dả giúp con người có nhiều thời gian cho bản thân và gia đình.
    • Với số tiền dư dả, anh ấy quyết định đầu tư vào một căn nhà mới.
    • Bố mẹ luôn cố gắng làm việc để mang lại cho con cái một cuộc sống dư dả.

    Dư giả nghĩa là gì?

    Dư giả là từ không có nghĩa và sai chính tả. Do phát âm gần giống nhau nên nhiều người nhầm lẫn hai từ này, dẫn đến viết sai.

    Dư được hiểu là số lượng nhiều hơn mức cần thiết, còn “giả” có nghĩa là không thật. Khi ghép hai từ này lại với nhau thì chúng không có nghĩa trong tiếng Việt.

    Ví dụ: đồ giả, hàng giả…

    Lời kết

    Dư giả hay dư dả mới là từ đúng chính tả và có nghĩa đã được giải đáp. Hiểu rõ lý do một số từ gây nhầm lẫn vì phát âm giống nhau sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng viết sai chính tả, từ đó nâng cao vốn từ vựng và hạn chế lỗi sai không đáng có.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Tổng hợp ca dao tục ngữ về giao tiếp hay, ý nghĩa sâu sắc

    Tổng hợp ca dao tục ngữ về giao tiếp hay, ý nghĩa sâu sắc

    Ca dao tục ngữ về giao tiếp được người xưa đúc kết mang những ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Có thể là một lời khen với những người ăn nói khôn khéo, tinh tế. Cũng có thể là câu châm biếm, ám chỉ những người vô duyên, không có ý tứ trong giao tiếp.

    TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN tổng hợp những câu ca dao tục ngữ về giao tiếp ứng xử để bạn có thể áp dụng trong từng trường hợp cụ thể.

    Ca dao tục ngữ về lời nói hay nhất

    Lời nói đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống giao tiếp hàng ngày. Chúng ta cần suy nghĩ trước sau, nói ra những lời hay ý đẹp, thể hiện sự tôn trọng với mọi người xung quanh.

    Bên cạnh ca dao tục ngữ về tiết kiệm hay ca dao tục ngữ về ăn uống thì chủ đề về lời ăn tiếng nói cũng được nhiều người quan tâm. Dưới đây là những câu ca dao tục ngữ về lời nói hay nhất mà TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN muốn chia sẻ đến bạn đọc:

    Câu tục ngữ hay về lời nói

    Tục ngữ Việt Nam là những câu nói ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Khám phá ngay những câu tục ngữ về lời nói hay nhất:

    1. Lời nói, gói vàng
    2. Lời chào cao hơn mâm cổ
    3. Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.
    4. Một lời nói dối, sám hối bảy ngày.
    5. Ăn có nhai, nói có nghĩ.
    6. Ăn bớt bát, nói bớt lời.
    7. Đa ngôn, đa quá.
    8. Lưỡi sắc hơn gươm.
    9. Lời nói đọi máu.
    10. Lời nói không cánh mà bay.
    11. Ăn đàn sóng, nói đàn gió.
    12. Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.
    13. Học ăn học nói học gói học mở.
    14. Nói một đàng làm một nẻo.
    15. Lời nói không đi đôi với việc làm.
    16. Một lời nói dối, sám hối bảy ngày.
    17. Một câu nhịn bằng chín câu lành.

    ca dạo tục ngữ về lời nóiNhững câu ca dạo tục ngữ về lời nói mang ý nghĩa sâu sắc

    Câu ca dao hay về tiếng nói

    Ca dao về tiếng nói dạy chúng ta những điều hay, lẽ phải trong giao tiếp hàng ngày. Những câu nói không chỉ hay về vần điệu mà còn mang tính giáo dục, răn dạy sâu sắc.

    Dưới đây là những câu ca dao hay về tiếng nói được lưu truyền từ đời này sang đời khác và sử dụng trong đời sống hàng ngày của người Việt:

    1. Đất tốt trồng cây rườm ràNhững người thanh lịch nói ra dịu dàng
    2. Người thanh tiếng nói cũng thanhChuông kêu chuông đánh bên thành cũng kêu
    3. Chim ngu ăn mận ăn meNgười ngu ăn nói chua lè mắm tôm
    4. Hoa thơm ai chẳng nâng niuNgười khôn ai chẳng kính yêu mọi bề
    5. Lời nói chẳng mất tiền muaLựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
    6. Ngày thường chả mất nén hươngĐến khi gặp chuyện ôm lưng thầy chùa
    7. Cười người chớ vội cười lâuCười người hôm trước hôm sau người cười
    8. Khôn ngoan, chẳng lọ nói nhiều,Người khôn, nói một vài điều cũng khôn
    9. Chim khôn, tiếc lôngNgười khôn, tiếc lời.
    10. Vàng thời thử lửa, thử thanChuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
    11. Người thanh, tiếng nói cũng thanhChuông kêu, khẽ đánh bên thành cũng kêu.
    12. Vàng sa xuống giếng, khôn tìmNgười sa lời nói, như chim sổ lồng
    13. Tu thân rồi mới tề giaLòng ngay nói thật, gian tà mặc ai
    14. Chim khôn chưa bắt đã bayNgười khôn ít nói, ít hay trả lời

    ca dao tục ngữ về lời ăn tiếng nói ca dao tục ngữ về lời ăn tiếng nói Ca dao về tiếng nói dạy chúng ta những điều hay, lẽ phải trong giao tiếp hàng ngày

    Ca dao tục ngữ về giao tiếp ứng xử

    Những câu ca dao tục ngữ về giao tiếp ứng xử hay, ý nghĩa được TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN tổng hợp:

    1. Khó mà biết lẽ biết lờiBiết ăn biết ở hơn người giàu sang
    2. Lên xe nhường chỗ bạn ngồiNhường nơi bạn dựa nhường lời bạn thưa
    3. Kim vàng ai nỡ uốn câuNgười khôn ai nỡ nói nhau nặng lời
    4. Nói lời phải giữ lấy lờiĐừng như con bướm đậu rồi lại bay
    5. Nói chín thì phải làm mườiNói mười làm chín kẻ cười người chê
    6. Người khôn ăn nói nửa chừngĐể cho người dại nửa mừng nửa lo
    7. Rượu lạt uống lắm cũng sayNgười khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm.
    8. Sảy chân, gượng lại còn vừa,Sảy miệng, biết nói làm sao bây giờ.
    9. Kim vàng ai nỡ uốn câuNgười khôn ai nỡ nói nhau nặng lời
    10. Thổi quyên, phải biết chiều hơiKhuyên người, phải biết lựa lời khôn ngoan.
    11. Rượu nhạt, uống lắm cũng sayNgười khôn nói lắm, dẫu hay cũng nhàm.
    12. Roi song đánh đoạn thời thôiMột lời xiết cạnh, muôn đời chẳng quên.
    13. Ăn lắm, thì hết miếng ngonNói lắm, thì hết lời khôn hóa rồ.
    14. Lời nói không mất tiền muaLựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
    15. Một thương tóc bỏ đuôi gàHai thương ăn nói mặn mà, có duyên​

    tục ngữ về giao tiếp tục ngữ về giao tiếp Ca dao tục ngữ về giao tiếp ứng xử giữa người với người

    Thành ngữ nói về sự khôn khéo

    Khôn khéo thể hiện sự khôn ngoan, khéo léo trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày. Người khôn khéo thường được nhiều người yêu quý nhờ cách cư xử tinh tế, biết trên biết dưới, ăn nói dễ nghe.

    Dưới đây là thành ngữ nói về sự khôn khéo thường được sử dụng trong đời sống hàng ngày:

    1. Lạt mềm buộc chặt
    2. Đẻ sau khôn trước
    3. Chim khôn kêu tiếng rảnh rangNgười khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
    4. Canh suông khéo nấu thì ngonMẹ già khéo nói thì con đắt chồng
    5. Khôn khéo lấy miệng mà sai,Vụng dại lấy vai mà đỡ..
    6. Giàu tặng của, khôn tặng lời
    7. Người khôn thì lại chóng giàNgười dại luẩn quẩn vào ra tối ngày.
    8. Cây khô chết đứng giữa đồngNàng dâu khôn khéo mẹ chồng vẫn chê
    9. Khôn khéo vá may, vụng về cày cấy.
    10. Gió đẩy đưa lược thưa uốn éoĐem em về sửa khéo dạy khôn.

    thành ngữ nói về sự khôn khéo thành ngữ nói về sự khôn khéo Câu thành ngữ nói về sự khôn khéo

    7 câu thành ngữ về giao tiếp được sử dụng nhiều

    Những câu thành ngữ về giao tiếp thường được sử dụng trong đời sống hàng ngày:

    1. Lời hay, lẽ phải
    2. Im lặng là vàng
    3. Ăn vóc học hay
    4. Dĩ hòa vi quí
    5. Cái miệng hại cái thân
    6. Biết nhiều nói ít
    7. Lưỡi không xương, trăm đường lắt léo

    Những câu tục ngữ nói về người vô duyên

    Bên cạnh người khôn khéo, tế nhị trong giao tiếp thì chắc hẳn bạn đã không ít lần gặp phải những người kém duyên. Vậy trong những người hợp như thế thì nên sử dụng câu ca dao, tục ngữ nào?

    Câu ca dao, tục ngữ nói về người vô duyên

    Dưới đây là những câu tục ngữ nói về người vô duyên mà bạn có thể tham khảo:

    1. Vô duyên lưng đã đi khòmChạc mũi đã sứt, cái mồm lại sưng
    2. Vô duyên dầu bận áo saÁo ra đằng áo, người ra đằng ngườiCó duyên dầu bận áo tơiĐầu đội nón cời, duyên vẫn hoàn duyên
    3. Xa sông, xách nước bằng chìnhSẩy tay rớt xuống, gẫm mình vô duyên
    4. Vô duyên lấy phải vợ giàĂn cơm phải đút, xin bà nuốt nhanhVô phúc lấy phải trẻ ranhVừa chơi, vừa phá tung hoành tứ tung
    5. Gá duyên chồng vợ không thànhTrèo lên cây mít, xích ra nhành buông tay
    6. Trai bất tài chưa làm đã hỏiGái vô duyên chưa nói đã cười
    7. Trông chồng mà chẳng thấy chồngĐã đành một nỗi má hồng vô duyên
    8. Có mười thì tốt, có một vô duyên
    9. Vô duyên, vô phúc, múc phải anh chồng già,Ra đường người hỏi rằng cha hay chồng?Nói ra đau đớn trong lòng,Ấy cái nợ truyền kiếp, có phải chồng em đâu!
    10. Vô duyên mới lấy chồng khòm,Mai sau nó chết, cái hòm khum khum.
    11. Hoa thơm mất nhụy đi rồiDù rằng trang điểm cũng người vô duyên
    12. Vô doan xấu số mắc phải anh chồng khòmTới chừng nó chết cái hòm cong cong
    13. Thà rằng chịu cảnh gông xiềngCòn hơn có vợ cười vô duyên trong nhà
    14. Đàn bà yếu chân mềm tay,Làm ăn chẳng được, lại hay nỏ mồm
    15. Đất xấu, trồng cây ngẳng nghiuNhững người thô tục, nói điều phàm phu.
    16. Nói người, chẳng nghĩ đến taThử sờ lên gáy, xem xa hay gần

    những câu tục ngữ nói về người vô duyên những câu tục ngữ nói về người vô duyên Câu tục ngữ nói về người vô duyên. có che dấu thì cũng không hết

    Câu thành ngữ chỉ người vô duyên

    Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm một số câu thành ngữ chỉ người vô duyên như:

    1. Vô duyên chưa nói đã cườiChưa đi đã chạy là người vô duyên
    2. Đàn bà chẳng phải đàn bàThổi cơm cơm khét, muối cà cà ôi.
    3. Em là con gái nhà quê,Ăn trưa, ngủ sớm ngồi lê nẫu cười
    4. Vô duyên mua phải gương mờBao giờ gương vỡ mà mua gương lành
    5. Vô duyên xấu số đã đenĐược hai anh rể thợ kèn cả hai
    6. Vô duyên lấy phải chồng giàKêu chồng thì lỡ kêu cha bạn cười
    7. Những cô chưa nói đã cườiChưa đi đã chạy là người vô duyên

    Lời kết

    Ca dao tục ngữ về giao tiếp mà ông bà ta để lại nhằm răn dạy con cháu phải biết lễ phép, ăn nói có trước có sau, suy nghĩ kỹ càng. Trang tổng hợp ca dao hay nhất TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN thường xuyên cập nhật những bài viết hay về ca dao tục ngữ Việt Nam đến bạn đọc mỗi ngày.

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Tuyển tập những bài thơ của Nguyễn Duy

    Tuyển tập những bài thơ của Nguyễn Duy

    Thơ Nguyễn Duy vừa có chút ngang tàng vừa thể hiện sự trầm tĩnh và rất giàu cảm xúc. Hồn thơ của ông như kết hợp giữa chất duyên dáng và thế sự. Hãy cùng TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN tìm hiểu tuyển tập những bài thơ của Nguyễn Duy để hiểu hơn.

    Tổng hợp thơ Nguyễn Duy

    Thơ Nguyễn Duy chủ yếu nói về tình yêu quê hương đất nước và sự mong nhớ, yêu thương của nhà thơ dành cho gia đình, những người thân yêu khi nhập ngũ. Ông là một trong số ít cây bút góp phần làm mới thể thơ lục bát bằng những tác phẩm mang hơi hướng hiện đại, độc đáo.

    Bài thơ của Nguyễn Duy

    Tuyển tập thơ Nguyễn Duy bao gồm:

    Các bài thơ lẻ

    1. Ải Chi Lăng
    2. Bán vàng
    3. Đá ơi
    4. Hoa gạo
    5. Hoa lúa
    6. Khi chúng mình yêu nhau…
    7. Kim mộc thuỷ hoả thổ
    8. Lạng Sơn 1989
    9. Lên mặt trận, ngày đầu…
    10. Nét và hình
    11. Người đang yêuNhớ bạn
    12. Rằm nguyệt thực
    13. Thơ tặng người ăn mày
    14. Trên sân trường
    15. Về làng
    16. Vũ điệu cây
    17. Vườn cây của ba
    18. Xin đừng buồn em nhé
    19. Yêu

    Cát trắng – 1973

    1. Khúc dân ca
    2. Tre Việt Nam
    3. Tiếng hát mùa gặt
    4. Trống giục
    5. Bức tranh của tôi
    6. Vẽ biển
    7. Trận địa tím
    8. Khẩu súng trên tay ta
    9. Bầu trời vuông
    10. Tiếng kèn hiệu trong trận đánh cao điểm X.
    11. Chiều khẩu đội
    12. Lớp học trong mây
    13. Hơi ấm ổ rơm
    14. Nhớ
    15. Nhận được thư ở Đông Hà
    16. Khẩu súng, cây đàn
    17. Võng trăng
    18. Tiếng chim bạn bè
    19. Ở trên chốt, nghe tin bão
    20. Tiếng chim sau trận bom B52
    21. Ngủ trong rừng cao su
    22. Tôi nghe rất rõ
    23. Cột số bên đường
    24. Cát trắng
    25. Mảnh gương
    26. Chuyện cúng giỗ trong ấp chiến lược
    27. Em bé lạc mẹ
    28. Cô gái Hải Lăng
    29. Bà mẹ Triệu Phong
    30. Bát nước ngô của mẹ Việt ở Cam Lộ
    31. Bên hàng rào Ái Tử
    32. Giọt nước mắt và nụ cười
    33. Đất đỏ – nước xanh
    34. Hương cau trong đất
    35. Bàn chân người lính
    36. Qua phà Bến Thuỷ
    37. Con đường qua Bến Mới
    38. Ngã ba – con mắt – tấm lòng
    39. Tiếng hát đảo đèn
    40. Hạt lúa cháy nảy mầm
    41. Bài thơ tặng con
    42. Ý nghĩ trong đêm trực của người đỡ đẻ
    43. Sơ tán
    44. Bài hát người làm gạch
    45. Thằng giặc lái bị bắt ăn cơm bằng xác máy bay, uống nước bằng ống rốc-két…
    46. Phỏng vấn
    47. Từ trái bom đến trái dừa
    48. Hai lần chết của một người lính cộng hoà
    49. Trang sách chưa in
    50. Về thăm nhà Bác

    Ánh Trăng – 1984

    1. Mùa thu
    2. Trở lại khúc hát ru
    3. Lời của cây
    4. … và lời của quả
    5. Âm thanh bàn tay
    6. Mưa trong nắng, nắng trong mưa3
    7. Muối trắng
    8. Tuổi thơ
    9. Cầu Bố
    10. Đò Lèn
    11. Gửi Huế – Bốn chiếc cầu bắc ngang sông Hương
    12. Gửi Huế – Đi qua Thành Nội
    13. Gửi Huế – Hỏi thăm
    14. Gửi Huế – Nhớ bạn
    15. Tìm thân nhân
    16. Nghe tắc kè kêu trong thành phố
    17. Ánh trăng
    18. Lời ru đồng đội
    19. Áp-xa-ra – người múa và điệu múa
    20. Chữ của trời
    21. Đêm ở chốt
    22. Dạ hương
    23. Chiến hào
    24. Ca dao vọng về
    25. Sông Thao
    26. Gửi từ vùng gió Phan Rang
    27. Trên đồng bông Phước Sơn
    28. Đà Lạt một lần trăng 3
    29. Tình ca nơi cuối đất
    30. Lời ru từ mũi Cà Mau
    31. Xuồng đầy
    32. Ông già sông Hậu
    33. Nhịp điệu bóng đá

    Những bài thơ của Nguyễn DuyNhững bài thơ của Nguyễn DuyTập thơ Mẹ và Em

    Mẹ và Em – 1987

    1. Thơ tặng người xa xứ
    2. Dòng sông mẹ
    3. Hầm chữ A
    4. Xó bếp
    5. Tre Việt Nam
    6. Hơi ấm ổ rơm
    7. Bầu trời vuông
    8. Tảo mộ
    9. Cỏ dại
    10. Gửi Huế – Bốn chiếc cầu bắc ngang sông Hương
    11. Gửi Huế – Đi qua Thành Nội
    12. Gửi Huế – Hỏi thăm
    13. Gửi Huế – Nhớ bạn
    14. Lời ru con cò biển
    15. Ánh trăng
    16. Nghe tắc kè kêu trong thành phố
    17. Lời ru đồng đội
    18. Thơ Tết
    19. Nhớ thiên nhiên
    20. Tuổi thơ
    21. Đò Lèn
    22. Cầu Bố
    23. Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa…
    24. Gửi về Lam Sơn
    25. Xuồng đầy
    26. Sông Thao
    27. Ca dao vọng về
    28. Đà Lạt một lần trăng
    29. Mưa trong nắng, nắng trong mưa
    30. Đám mây dừng lại trên trời…
    31. Trăng sông Tiền
    32. Nha Trang… có một mối tình
    33. Một góc chiều Hà Nội
    34. Bất chợt
    35. Chim yến
    36. Hoa dọc đường xa
    37. Tưởng niệm
    38. Đánh thức tiềm lực

    Đường xa – 1989

    1. Chút thu vàng
    2. Đường xa
    3. Gặp một người lính trẻ
    4. Gặp một ông vua xưa
    5. Giã từ A-rê-khô-vơ…
    6. Khúc hát hoà bình
    7. Nhìn từ xa… Tổ quốc!
    8. Phơi
    9. Rừng và phố
    10. Ta chờ mùa hạ sang
    11. Thăm nghĩa trang Ta-lin
    12. Thơ ngắn đường dài
    13. Thơ và bóng đá
    14. Tiếng gõ
    15. Trắng… và trắng…
    16. Trong đất
    17. Trước tượng đài Ki-ép
    18. Trước tượng Pu-skin
    19. Với Lép Tôn-xtôi

    Về – 1994

    1. Ám ảnh cát
    2. Ảo giác
    3. Áo trắng má hồng
    4. Bao cấp thơ
    5. Chiều mận Hậu
    6. Chợ
    7. Chùm “Mộng du”
    8. Chùm “quả”
    9. Chùm “Tơ lụa”
    10. Chuông chiều
    11. Cõi về
    12. Cơm bụi ca
    13. Dịu và nhẹ
    14. Đanuýp đỏ
    15. Được yêu như thể ca dao
    16. Em ơi, gió…
    17. Giấc mộng trắng
    18. Gửi lại trường Lômônôxốp
    19. Hàng Châu
    20. Hoa hậu vườn nhà ta
    21. Khiêu vũ
    22. Không dám đâu
    23. Kính gửi tuổi học trò
    24. Kính thưa Liền Thị
    25. Liền anh đi chợ
    26. Mắt na
    27. Mắt nhãn
    28. Mời vợ uống rượu
    29. Mùa nước nổi
    30. Nợ nhuận bút
    31. Pháo Tết
    32. Rau muối
    33. Rơi và nhặt
    34. Sầu riêng
    35. Sương muối
    36. Thắp nhang và khấn
    37. Thi sỹ
    38. Thời gian
    39. Thuốc lào
    40. Tôi và em, và…
    41. Trở gió
    42. Vải thiều
    43. Về đồng
    44. Vết thời gian
    45. Vọng Tô Thị
    46. Vô tư
    47. Vợ ốm
    48. Vợ ơi…
    49. Xẩm ngọng

    Thơ của Nguyễn DuyThơ của Nguyễn DuyTập thơ Vợ ơi

    Cát trắng – 1995

    1. Hầm chữ A
    2. Chiều khẩu đội
    3. Nhớ
    4. Xó bếp
    5. Võng trăng
    6. Hơi ấm ổ rơm
    7. Tiếng chim bạn bè
    8. Tre Việt Nam
    9. Bầu trời vuông
    10. Bài hát người làm gạch
    11. Cát trắng
    12. Giọt nước mắt và nụ cười
    13. Bát nước ngô của mẹ Việt ở Cam Lộ
    14. Hương cau trong đất
    15. Đứng lại
    16. Mưa trong nắng, nắng trong mưa
    17. Đám mây dừng lại trên trời…
    18. Lời ấm áp nói từ trong gió lạnh
    19. Âm thanh bàn tay
    20. Buổi sáng sau chiến tranhTìm thân nhân
    21. Ánh trăng
    22. Nghe tắc kè kêu trong thành phố
    23. Lời ru đồng đội
    24. Áp-xa-ra – người múa và điệu múa
    25. Chi Lăng
    26. Dạ hương
    27. Tuổi thơ
    28. Cầu Bố
    29. Đò Lèn
    30. Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa…
    31. Gửi về Lam Sơn
    32. Một góc chiều Hà Nội
    33. Sông Thao
    34. Đà Lạt một lần trăng
    35. Gửi lại Long Hưng
    36. Người cha
    37. Người con trai
    38. Người con gái
    39. Mưa
    40. Nắng
    41. Trăng
    42. Sao
    43. Đàn bầu
    44. Lời ru trong bão

    Bụi – 1997

    Phần 1 – Giữa đám đông

    1. Bài ca phiêu lưu
    2. Tí tẹo Bắc Âu
    3. Nhớ nhà
    4. Saint Louis, 14.6.1995
    5. Texas, 16.6.1995
    6. Boston, 21.6.1995
    7. New York, 7.7.1995
    8. Washington, 12.7.1995
    9. Hollywood, 21.7.1995
    10. San Diego, 28.7.1995
    11. Bolsa, 30.7.1995
    12. San Jose, 3.8.1995
    13. San Francisco, 5.8.1995
    14. Quận Cam, 9.8.1995
    15. Vớ vẩn
    16. Mirage
    17. Washington, mùa phơi
    18. Paris, mùa phơi
    19. London, mùa phơi
    20. Amsterdam, mùa phơi
    21. Cái nhìn từ bảo tàng Louvre
    22. Giác đấu
    23. Feria de Nimes
    24. Địa Trung Hải
    25. Nửa đêm
    26. Chỉ khác nhau cái nhìn, em ạ…
    27. La Loire
    28. Đường hầm qua biển Manche

    Phần 2 – Một mình

    1. Thách thức
    2. Nấp vào bóng mình
    3. Giọt trời
    4. Mỗi
    5. Xác thời gian
    6. Thắc mắc
    7. Thương nhớ thơ ngây
    8. Chạnh lòng 1
    9. Chạnh lòng 2
    10. Dị ứng
    11. Rượu cuội
    12. Người trăng
    13. Tây Hồ phủ
    14. Tìm lại dấu xưa
    15. Tình ca cho người ly hôn
    16. Kiêng
    17. Ngọt ngào
    18. Nợ
    19. Hạ thuỷ
    20. Dân ơi!…
    21. Thật thà

    Ngoài thơ, các tác phẩm tiêu biểu của Nguyên Duy còn bao gồm nhiều thể loại như kịch thơ, tiểu thuyết, bút ký, ký.

    • Em – Sóng (1983): Kịch thơ.
    • Khoảng cách (1986): Tiểu thuyết.
    • Nhìn ra bể rộng trời cao (1986): Bút ký.
    • Tôi thích làm vua ký (1988): Ký.
    • Ghi và Nhớ (2017): Ký.

    Những bài thơ của Nguyễn Duy hay nhất

    Các bài thơ của Nguyễn Duy mang hơi thở hiện đại, vừa ngang tàng vừa trầm tĩnh khiến người đọc rung động. Hãy cùng khám phá những tác phẩm nổi bật nhất của tác giả Nguyễn Duy ngay sau đây:

    1. Ánh Trăng

    Hồi nhỏ sống với đồngvới sông rồi với bểhồi chiến tranh ở rừngvầng trăng thành tri kỷ

    Trần trụi với thiên nhiênhồn nhiên như cây cỏngỡ không bao giờ quêncái vầng trăng tình nghĩa

    Từ hồi về thành phốquen ánh điện cửa gươngvầng trăng đi qua ngõnhư người dưng qua đường

    Thình lình đèn điện tắtphòng buyn-đinh tối omvội bật tung cửa sổđột ngột vầng trăng tròn

    Ngửa mặt lên nhìn mặtcó cái gì rưng rưngnhư là đồng là bểnhư là sông là rừng

    Trăng cứ tròn vành vạnhkể chi người vô tìnhánh trăng im phăng phắcđủ cho ta giật mình

    Các bài thơ của Nguyễn DuyCác bài thơ của Nguyễn DuyBài thơ Ánh Trăng

    2. Tre Việt Nam

    Tre xanh,Xanh tự bao giờ?Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh.

    Thân gầy guộc, lá mong manh,Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?Ở đâu tre cũng xanh tươi,Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu.

    Có gì đâu, có gì đâu,Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều.Rễ siêng không ngại đất nghèo,Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.Vươn mình trong gió tre đu,Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành.Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh,Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm.

    Bão bùng thân bọc lấy thân,Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.Thương nhau tre không ở riêng,Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.Chẳng may thân gãy cành rơi,Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.Nòi tre đâu chịu mọc cong,Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.Lưng trần phơi nắng phơi sương,Có manh áo cộc tre nhường cho con.

    Măng non là búp măng non,Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre.Năm qua đi, tháng qua đi,Tre già măng mọc có gì lạ đâu.

    Mai sau,Mai sau,Mai sau…Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.

    3. Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa

    Bần thần hương huệ thơm đêmkhói nhang vẽ nẻo đường lên niết bànchân nhang lấm láp tro tànxăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào

    Mẹ ta không có yếm đàonón mê thay nón quai thao đội đầurối ren tay bí tay bầuváy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa

    Cái cò… sung chát đào chua…câu ca mẹ hát gió đưa về trờita đi trọn kiếp con ngườicũng không đi hết mấy lời mẹ ru

    Bao giờ cho tới mùa thutrái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằmbao giờ cho tới tháng nămmẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao

    Ngân hà chảy ngược lên caoquạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm…bờ ao đom đóm chập chờntrong leo lẻo những vui buồn xa xôi

    Mẹ ru cái lẽ ở đờisữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồnbà ru mẹ… mẹ ru conliệu mai sau các con còn nhớ chăng

    Nhìn về quê mẹ xa xămlòng ta – chỗ ướt mẹ nằm đêm xưangồi buồn nhớ mẹ ta xưamiệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương…

    4. Đò lèn

    Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cáníu váy bà đi chợ Bình Lâmbắt chim sẻ ở vành tai tượng Phậtvà đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần

    Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thịchân đất đi đêm xem lễ đền Sòngmùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắmđiệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng

    Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thếbà mò cua xúc tép ở đồng Quanbà đi gánh chè xanh Ba TrạiQuán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn

    Tôi trong suốt giữa hai bờ hư – thựcgiữa bà tôi và tiên phật, thánh thầncái năm đói củ dong riềng luộc sượngcứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm

    Bom Mỹ dội, nhà bà tôi bay mấtđền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiềnthánh với Phật rủ nhau đi đâu hếtbà tôi đi bán trứng ở ga Lèn

    Tôi đi lính, lâu không về quê ngoạidòng sông xưa vẫn bên lở bên bồikhi tôi biết thương bà thì đã muộnbà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!

    5. Đánh thức tiềm lực

    Hãy thức dậy, đất đai!cho áo em tôi không còn vá vaicho phần gạo mỗi nhà không còn thay bằng ngô, khoai, sắn…xin bắt đầu từ cơm no, áo ấmrồi thì đi xa hơn – đẹp, và giàu, và sung sướng hơn

    Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi nonchâu báu vô biên dưới thềm lục địarừng đại ngàn bạc vàng là thếphù sa muôn đời như sữa mẹsông giàu đằng sông và bể giàu đằng bểcòn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?

    ***

    Lúc này ta làm thơ cho nhauđưa đẩy mà chi mấy lời ngọt lạtta ca hát quá nhiều về tiềm lựctiềm lực còn ngủ yên…

    ***

    Tôi lớn lên bên bờ bãi sông Hồngtrong màu mỡ phù sa máu loãnggiặc giã từ con châu chấu, con cào càomương máng, đê điều ngổn ngang chiến hàotrang sử đất ngoằn ngoèo trận mạcgiọt mồ hôi nào có gì to tátbao nhiêu đời mặn chát các dòng sôngbao nhiêu thời vỡ đê trắng đất mất đồngthuyền vỏ trấu mỏng manh ba chìm bảy nổikhúc dân ca cũng bèo dạt mây trôihột gạo nõn nà hao gầy đi vì thiên taiđói thâm niênđói truyền đờiđiệu múa cổ cũng chậm buồn như đói…

    ***

    Tôi đã qua những chặng đường miền Trung bỏng rát và dai dẳngmột bên là Trường-Sơn-cây-xanhbên còn lại Trường-Sơn-cát-trắngđồng bằng hình lá lúa gầy nhẳngcơn bão chưa qua, hạn hán đổ tới rồingọn cỏ nhọn thành gai mà trốn không khỏi úađất nứt nẻ ngỡ da người nứt nẻcơn gió Lào rát ruột lắm em ơi!

    Hạt giống ở đây chết đi sống lạihạt gạo kết tinh như hạt muốicây lúa đứng lên cũng đạp đất đội trời

    ***

    Tôi về quê em – châu thổ sáng ngờisông Cửu Long giãn mình ra biểnđất cuồn cuộn sinh sôi và dịch chuyểncây mắm cây tràm lặn lội mở đường đi

    Đất tân sinh ngỡ ngọt ngào trên mặtlòng còn chát chua nào mặn nào phènmá sung sức và ba cường tráng thếman mác âu sầu trong câu hát ru em

    Đã qua đi những huyền thoại cũ mèmnhững đồng lúa ma không trồng mà gặtnhững ruộng cá không nuôi mà sẵn bắtnhững ghểnh cẳng, vuốt râu mà làm chơi ăn thậtmiếng ăn nào không nước mắt mồ hôi!

    Ruộng bát ngát đó thôi, và gạo đắt đó thôiđất ghiền phân vô cơ như người ghiền á phiệncon rầy nâu khoét rỗng cả mùa màngthóc bỏ mục ngoài mưa thiếu xăng dầu vận chuyểnphà Cần Thơ lê lết người ăn xincây đàn hát rong não nề câu vọng cổquán nhậu lai rai – nơi thừa thiếu trốn tìm

    ***

    Này, đất nước của ba miền cày ruộngchưa đủ no cho đều khắp ba miềnta ca hát quá nhiều về tiềm lựctiềm lực còn ngủ yên…

    ***

    Lúc này tôi làm thơ tặng emem có nghĩ tôi là đồ vô dụng?vô dụng lấy đi của cuộc sống những gìvà trả lại được gì cho cuộc sống?

    Em có nghĩ tôi là con chích choè ăn và gại mỏ?

    Em có nghĩ tôi là tay chuyên sản xuất hàng giả?

    Em có nghĩ tôi là kẻ thợ chữ đục đẽo nát cả giấymúa võ bán cao trên trang viết mong manh?tình nghĩa nhập nhằng với cái hư danhtờ giấy chép văn thành tờ giấy bạc

    Em có nghĩ…mà thôi!

    ***

    Xin em nhìn kia – người cuốc đất(tôi cũng từng chai tay cuốc đất)cái cuốc theo ta đời này, đời kháclưỡi cuốc nhỏ nhoi liếm sạch cánh đồng rồidướn mình caochĩa cuốc lên trờibổ xuống đánh phậpđẹp lắm chứ cái tạo hình cuốc đất!

    Xin em nhìn – người gánh phân, gánh thóc(tôi cũng từng mòn vai gánh phân, gánh thóc)kẽo kẹt hai vai một nhịp cầu vồngđẹp lắm chứ cái tạo hình gồng gánh!

    Những cái đẹp thế kia… em có chạnh lòng không?cái đẹp gợi về thuở ngày xưa ngày xửanhịp theo tiết tấu chậm buồncái đẹp ấy lẽ ra không nên tồn tại nữa!

    Em có chạnh lòng chănggiữa thành phố huy hoàng bạt ngàn quán nhậubỗng hiện lù lù cái xe hơi chạy thanvệt than rơi toé lửa mặt đường

    Em có chạnh lòng chăngxích lô đạp càng ngày càng nghênh ngangxích lô máy và xe lam chạy dầu vừa nã đại liên vừa phun khói độcngười đi bộ vừa đi vừa nghĩ về tiềm lựctiềm lực còn ngủ yên…

    ***

    Tôi trót sinh ra nơi làng quê nghèoquen cái thói hay nói về gian khổdễ chạnh lòng trước cảnh thương tâm

    Làng tôi xưa toàn nhà tranh vách đấtbãi tha ma không một cái mả xâymùa gặt hái rơm nhiều, thóc ítlũ trẻ chúng tôi vầy đất tối ngày

    Thuở tới trường cũng đầu trần chân đấtchữ viết loằng ngoằng củ sắn ngọn khoaithầy giáo giảng rằngnước ta giàu lắm!…lớp lớp trẻ con cứ thế học thuộc bài

    ***

    Lúc nàytôi và em không còn là lũ trẻ con nữata biết buồn để biết lạc quanvà, để nhắn lại sau ta cho lớp lớp trẻ con(dù sau này dầu mỏ đã phun lênquặng bô-xít cao nguyên đã thành nồi thành soongthành tàu bay hay tàu vũ trụ…dù sau này có như thế… như thế… đi nữathì chúng ta vẫn cứ nên nhắn lại)rằngđừng quên đất nước mình nghèo!

    Lúc nàytôi và em không còn là lũ trẻ con nữatuổi thanh xuân trọn vẹn cuộc chiến tranhsau lưng ta là kỷ niệm bi trángtrước mặt ta vẫn con đường gập ghềnhvẫn trang trọng tấm lòng trung thựcdù có thể lỗi lầm – làm thế nào mà biết trướcdù có sao thì cũng phải chân thành

    Xưa mẹ ru ta ngủ yên lànhđể khôn lớn ta hát bài đánh thứccó lẽ nào người lớn cứ ru nhauru tiềm lực ngủ vùi trong thớ thịt

    ***

    Tiềm lực còn ngủ yêntrong quả tim mắc bệnh đập cầm chừng

    Tiềm lực còn ngủ yêntrong bộ óc mang khối u tự mãn

    Tiềm lực còn ngủ yêntrong con mắt lờ đờ thuỷ tinh thể

    Tiềm lực còn ngủ yêntrong lỗ tai viêm chai màng nhĩ

    Tiềm lực còn ngủ yêntrong ống mũi khò khè không nhận biết mùi thơm

    Tiềm lực còn ngủ yêntrong lớp da biếng lười cảm giác

    Năng động lên nàotừ mỗi tế bào, từ mỗi giác quancố nhiên cần lưu ý tính năng động của cái lưỡi

    ***

    Cần lưu ýlời nói thật thà có thể bị buộc tộilời nịnh hót dối lừa có thể được tuyên dươngđạo đức giả có thể thành dịch tảlòng tốt lơ ngơ có thể lạc đường

    Cần lưu ýcó cái miệng làm chức năng cái bẫysau nụ cười là lởm chởm răng cưacó cái môi mỏng rát hơn lá míahôn má bên này bật máu má bên kiacó trận đánh úp nhau bằng chữ nghĩakhái niệm bắn ra không biết lối thu về

    Cần lưu ýcó lắm sự nhân danh lạ lắmmượn áo thánh thần che lốt ma ranhnhân danh thiện tâm làm điều ác đứcrao vị nhân sinh để bán món vị mình

    Cần lưu ýcó lắm nghề lạ lắmnghề mánh mung cứa cổ bóp hầu nhaunghề chửi đổng, nghề ngổi lê, nghề vu cáonghề ăn cắp lòng tin và chẹt họng đồng bàocó cả nghề siêu nghề gọi là nghề không làm gì cảthọc gậy bánh xe cũng một thứ nghề…

    Bộ sưu tập những điều ngang trái ấyphù chú ma tà ru tiềm lực ngủ mê

    ***

    Tôi muốn được làm tiếng hát của emtiếng trong sáng của nắng và giótiếng chát chúa của máy và búatiếng dẻo dai đòn gánh nghiến trên vaitiếng trần trụi của lưỡi cuốclang thangkhắp đất nướchát bài hátĐÁNH THỨC TIỀM LỰC…

     

    6. Ải Chi Lăng

    Ải Chi Lăng! Ải Chi Lăng!lưỡi gươm đẫm máu Liễu Thăng thuở nàogập ghềnh lũng thấp đồi caovũng lầy thành ruộng đã bao nhiêu mùa

    Chập chờn trận mạc xa xưaquân reo ngựa hí gươm khua dậy trờithịt xương xưa hoá đất rồinợ xưa còn để nặng đời sau ư?

    Gió trên vách đá ù ùnghe tù và dội xuống từ cao xanh…

    7. Lạng Sơn 1989

    Ta về thăm chiến trường xưaem – hoa đào muộn Kỳ Lừa mùa xuângió đi để lạnh mưa dầmngười đi để buốt dấu chân trên đường

    Đồng Đăng… Ải Khẩu… Bằng Tường…chợ trời bán bán buôn buôn tít mùta đầy một bị ưu tưgiá như cũng bán được như bán hàng

    Trớ trêu nỗi Hữu Nghị Quangiá như máu chẳng luênh loang mặt đèoA. Q. túm tóc Chí Phèođể hai bác lính nhà nghèo cùng thua

    Nỗi Tô Thị xót xa chưagiá như đừng biết ngày xưa làm gìgiá như đã chả vô triđể ta hỏi lối trở về thiên nhiên

    Giá như ta chớ gặp emđể không mắc nợ cái duyên Kỳ Cùnggiá như em đã có chồngđể bòng bong khỏi rối lòng người dưng.

    8. Gửi Huế – Bốn chiếc cầu bắc ngang sông Hương

    Em đưa tôi qua Bạch Hổ, Tràng Tiềnvô cớ đứng tần ngần trên cầu Mớisông Hương mùa này trong thấy đáynước về xuôi gió lại ngược lên ngàn

    Em đánh số cho cầu theo tuổi nósố mộtsố hai…số ba chen vào giữa

    Xin em đếm lạibốn, ba, hai…không lẽ em quên chiếc cầu số mộtchiếc cầu treo cổ nhấtchiếc cầu dải yếm bắc từ xưa!…

    9. Gửi Huế – Hỏi thăm

    Vừa xa mà đã nghe lâuhỏi thăm áo tím qua cầu có bayớt Đông Ba có còn caygạo de An Cựu độ này còn thơm

    Hỏi thăm hoa phượng bên đườngsông Hương mấy bữa mưa nguồn còn trongquán cơm Âm Phủ còn khôngcô gì hôm ấy… lấy chồng hay chưa?

    10. Hơi ấm ổ rơm

    Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêmBà mẹ đón tôi trong gió đêm– Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủMẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủRồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm

    Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằmTôi thao thức trong hương mật ong của ruộngTrong hơi ấm hơn nhiều chăn đệmCủa những cọng rơm xơ xác gầy gò

    Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta noRiêng cái ấm nồng nàn như lửaCái mộc mạc lên hương của lúaĐâu dễ chia cho tất cả mọi người

    Bình Lục – một đêm lỡ đường

    Tuyển tập thơ Nguyễn DuyTuyển tập thơ Nguyễn DuyHơi ấm ổ rơm

    11. Tiếng hát mùa gặt

    Lúa chínĐồng chiêm phả nắng lên khôngCánh cò dẫn gió qua thung lúa vàngGió nâng tiếng hát chói changLong lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời

    Gặt lúaTay nhè nhẹ chút người ơiTrông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòngDễ rơi là hạt đầu bôngCông một nén, của một đồng là đây

    Tuốt lúaMảnh sân trăng lúa chất đầyVàng tuôn trong tiếng máy quay xập xìnhRơm vò từng búi rối tinhThân rơm rách để hạt lành lúa ơi

    Phơi khôNắng non mầm mục mất thôiVì đời lúa đó mà phơi cho giònNắng già hạt gạo thêm ngonBưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho

    Quạt sạchCám ơn cơn gió vô tưQuạt đi vù vù rác rưởi vương rơiHạt nào lép cứ bay thôiGió lên cho lúa sáng ngời mặt gương!

    Đông Vệ – vụ chiêm 1971

    12. Vườn cây của ba

    Má trồng toàn những cây dễ thươngNào là hoa, là rau, là lúaCòn ba trồng toàn cây dễ sợCây xù xì, cây lại có gai

    Cái gai bưởi đụng vào thì chảy máuTrái sầu riêng rớt xuống thì đầu uNhựa hột điều dính vào là rách áoCây dừa cao eo ơi, cao là cao

    Cây ba trồng sống lâu thiệt là lâuMưa chẳng dập gió lay chẳng đổThân xù xì cứ đứng trơ trơCành gai góc đâm ngang tua tủa

    Bưởi, sầu riêng, dừa, điều nhiều nhiều nữaCho em bốn mùa vị ngọt hương thơmVườn của ba cây trồng thì dễ sợMà trái nào cũng thiệt dễ thương.

    13. Đà lạt một lần trăng

    Trăng ảo ảnh lập lờ trong sương trắngngọn gió nhà ai thấp thoáng ở bên đồitiếng móng ngựa gõ ròn trên dốc vắngnghe mơ hồ một chiếc lá thông rơi

    Em nhóm bếp bằng củi ngo chẻ nhỏngọn lửa lấp đi khoảng vắng giữa hai ngườitôi lơ đãng nhìn em nhìn lơ đãngsiêu nước pha trà vừa ấp úng sôi

    Em biết chứ, chả ai lơ đãng cảhòn than kia đang đỏ đến hết lòngmà ngọn lửa cứ giả vờ le lóimùi nhựa thông theo sợi khói đi vòng…

    14. Được yêu như thể ca dao

    Bao giờ cho tới ngày xưayêu như các cụ cho vừa lòng tacái thời chưa nhiễm SIDAyêu lăn yêu lóc la đà đã chưa

    Ðược yêu như các cụ xưacũng trăng gió cũng mây mưa ào àođược yêu như thể ca daođủ phờ phạc đất đủ lao đao trời

    Tây Tàu cũng thế thì thôiy chang cay đắng ngọt bùi khổ đaukhông trầu mà cũng chẳng caulàm sao cho thắm môi nhau thì làm

    15. Lên mặt trận, ngày đầu

    Lên xứ Lạngchưa thấy thành Tiên Xâyđâu chùa Tam Thanhđâu nàng Tô Thị…

    Quân giặc tràn qua đèo Hữu NghịĐồng Đăng thất thủ rồipháo Bằng Tường giội sang xối xảdằng dặc giòng người sơ tán đổ về xuôi

    Lẫn lộn người Kinh, người Tày, người Daonào gánh, nào xe, nào gùi, nào váchiển hiện những ngày xưa loạn lạcbiên ải xưa giặc giã mới tràn vàonhững gương mặt nghìn năm đanh sắt lạimáu lửa ngỡ cũ rồi mà vẫn mớivẫn mới cả nón mê cả áo vá chân trần…

    Miếng cơm ăn cát bụi bên đườnggiấc ngủ ngồi che hờ tàu lá chuốingôi nhà không bỏ trống sau lưngđàn trâu lang thang lũ gà con xao xáclũ trẻ con mắt tròn ngơ ngácchân trẻ con lũn cũn chạy như đùa

    Trẻ con trên ôtô trên xe trâu xe thồtrẻ con trên lưng trẻ con trên taytrẻ con lon ton níu váy níu áođòn gánh nữa kìa kẽo kẹt nghiến trên vaimột đầu gánh là trẻ con còn đầu kia là nồi là gạomắt trẻ con cứ tròn thao láonhư hòn sỏi ném theo đoàn quân đi…

    Bao lứa trẻ từng lớn lên như thếgặp lũ trẻ con nay bắt gặp tuổi thơ mìnhgặp tuổi thơ của emgặp tuổi thơ của anhgặp lại cả mấy thời chạy loạnthời là tản cư thời là sơ tángian nan xưa cứ tưởng đã cũ rồi!

    Quân đi, quân đingược lên biên giớicó cái nhìn như sỏi ném sau tôi…

    Lời kết

    Thơ Nguyễn Duy luôn thể hiện sự khẳng khái, bộc trực và giàu tính chiêm nghiệm. Trong suốt sự nghiệp sáng tác, tác giả đã gặt hái được rất nhiều thành tựu và giải thưởng lớn. Điều ấy chứng tỏ sức hút của những tác phẩm do ông chắp bút.

    Xem thêm các tập thơ hay khác tại TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Giúp đở hay giúp đỡ đúng chính tả?

    Giúp đở hay giúp đỡ đúng chính tả?

    Giúp đở hay giúp đỡ đúng chính tả là thắc mắc do cách phát âm vùng miền khác nhau. Để biết từ nào đúng, bạn có thể theo dõi phân tích chi tiết của Cảnh sát chính tả The Poet.

    Giúp đở hay giúp đỡ? Từ nào đúng chính tả?

    Giúp đỡ là từ đúng chính tả và có trong từ điển tiếng Việt, còn giúp đở là từ sai chính tả và không có nghĩa.

    giúp đở hay giúp đỡ đúng chính tảXác định từ đúng để sử dụng

    Giúp đỡ nghĩa là gì?

    Giúp đỡ là một động từ tiếng Việt, có nghĩa là hỗ trợ, giúp để làm người khác giảm bớt khó khăn hoặc để giải quyết vấn đề nào đó dễ dàng hơn.

    Từ đồng nghĩa với giúp đỡ là trợ giúp, đỡ đần…

    Một số câu ví dụ:

    • Tình làng nghĩa xóm là tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau.
    • Chính phủ luôn quan tâm và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
    • Giúp đỡ người khác là một hành động đẹp và nên được nhân rộng.
    • Mỗi người cần ý thức được trách nhiệm của mình trong việc giúp đỡ cộng đồng.
    • Một lời động viên, khích lệ cũng là một cách giúp đỡ người khác.
    • Mọi người cùng nhau giúp đỡ những người gặp khó khăn trong đợt lũ lụt.

    Giúp đở nghĩa là gì?

    Giúp đở là từ sai chính tả và không có nghĩa trong từ điển tiếng Việt. Do cách phát âm một số địa phương bị nhầm lẫn giữa dấu hỏi và dấu ngã dẫn đến cách viết sai chính tả như trên.

    Lời kết

    Xác định được từ chính xác trong các cặp từ dễ gây nhầm lẫn như giúp đỡ hay giúp đở sẽ giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp cũng như viết văn bản tiếng Việt.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Chân thật hay trân thật đúng chính tả?

    Chân thật hay trân thật đúng chính tả?

    Chân thật hay trân thật viết đúng chính tả là câu hỏi được nhiều độc giải quan tâm. TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN sẽ giúp bạn tìm ra từ chính xác nhất và phân tích ý nghĩa cụ thể của cụm từ.

    Chân thật hay trân thật? Từ nào đúng chính tả

    Chân thật là từ viết đúng chính tả còn trân thật là từ viết sai. Nguyên nhân có sự nhầm lẫn này là do nhiều người không phân biệt được chữ “ch” và “tr” khi phát âm nên viết cũng bị sai.

     chân thật hay trân thật Từ nào viết đúng trong hai từ chân thật hay trân thật

    Ngoài ra, một số trường hợp người viết không hiểu rõ ý nghĩa của từ như thế nào. Do đó, thường viết theo cảm tính mà không có sự xem xét kỹ lưỡng.

    Chân thật nghĩa là gì?

    Chân thật là một tính từ, thể hiện sự đúng đắn, có như thế nào thì bày tỏ đúng như vậy, không dối trá, không lừa lọc. Cụm từ này thường dùng để chỉ đức tính hoặc hành động của một người nào đó.

    Đồng nghĩa với chân thật là chân thực, từ trái nghĩa là giả dối.

    Ví dụ cụ thể về các ngữ cảnh sử dụng từ chân thật:

    • Tình cảm mà anh Tuấn đối với Linh là chân thật.
    • Bộ phim phản ánh chân thật về cuộc sống hàng ngày.
    • Anh ấy luôn chân thật trong mọi hoàn cảnh, dù là khó khăn nhất.

    Trân thật nghĩa là gì?

    Trân thật là từ viết sai chính tả do sự nhầm lẫn giữa chữ “ch” và “tr”. Bạn có thể ghép từ trân với một số từ khác để tạo ra cụm từ có nghĩa như: trân trọng (tỏ ý quý mếm, coi trọng), trân châu (ngọc trai quý).

    Bạn có thể sử dụng trong một số văn cảnh như:

    • Tôi rất trân trọng tình cảm mà bạn dành cho tôi.
    • Chuỗi hạt trân châu này có lẽ rất đắt tiền.

    Tổng kết

    Chân thật hay trân thật từ nào viết đúng đã có lời giải đáp. Tìm hiểu thêm +1000 từ hãy bị nhầm lẫn viết sai chính tả tại website https://www.thepoetmagazine.org/canh-sat-chinh-ta/.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Sập sình hay xập xình đúng chính tả?

    Sập sình hay xập xình đúng chính tả?

    Sập sình hay xập xình là hai từ khiến nhiều người nhầm lẫn, do phát âm sai “s” và “x”. Hãy cùng Cảnh sát chính tả The POET Magazine phân tích ý nghĩa và cách viết đúng chính tả của hai từ này.

    Sập sình hay xập xình? Từ nào đúng chính tả?

    Theo từ điển tiếng Việt, từ xập xình là từ viết đúng chính tả, còn từ sập sình hoàn toàn không mang lại ý nghĩa gì, là từ viết sai chính tả. Vì chưa phân biệt rõ được hai âm “x” và “s” dẫn đến phát âm từ xập xình thành sập sình.

    Sập sình hay xập xình từ nào viết đúng chính tả

    Giải thích nghĩa các từ

    Sập sình hay xập xình là hai từ phát âm khá giống nhau, vì thế gây khó khăn cho người đọc. The Poet Magazine lý giải ý nghĩa của các từ như sau:

    1/ Xập xình nghĩa là gì?

    Xập xình là một tính từ mô phỏng âm thanh sôi động, rộn ràng hay ồn ào như kèn trống, tiếng nhạc.

    Ví dụ:

    • Đám cưới mở nhà xập xình
    • Lễ hội âm nhạc ở biển xập xình khiến tôi muốn nhảy theo.

    2/ Sập sình nghĩa là gì?

    Sập sình là từ bị viết sai chính tả, không được sử dụng trong các văn bản hay giấy tờ. Bạn hãy lưu ý từ này để tránh lỗi sai cơ bản khi giao tiếp.

    Một số từ liên quan khác

    Một số từ đồng nghĩa với từ “xập xình” như:

    • Rộn ràng
    • Náo nhiệt
    • Sôi động

    Kết luận

    The Poet Magazine đã cung cấp đầy đủ ý nghĩa và giải đáp từ sập sình hay xập xình đúng chính tả. Việc phân biệt được cách phát âm chuẩn, sẽ giúp bạn tự tin khi giao tiếp và làm việc.

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Xót tiền hay sót tiền đúng chính tả?

    Xót tiền hay sót tiền đúng chính tả?

    Xót tiền hay sót tiền là hai từ có cách viết và cách phát âm gần giống nhau, nhưng có nghĩa hoàn toàn khác nhau. Cùng Cảnh sát chính tả The Poet phân tích giải nghĩa các từ này.

    Xót tiền hay sót tiền? Từ nào đúng chính tả?

    Xót tiền hay sót tiền đều có nghĩa trong tiếng Việt. Đều đúng chính tả.

    sót tiền hay xót tiềnXót tiền hay sót tiền đều đúng chính tả

    Nhiều bạn chưa phân biên được hai nguyên âm “s” và ” x” khi ghép vần. Đó là lý do dẫn đến sai xót này khi nói hoặc viết.

    Giải thích nghĩa các từ

    Xót tiền hay sót tiền là hai trạng thái cảm xúc khác nhau của con người khi liên quan đến tiền bạc. Tuy nhiên, hai từ này thường bị nhầm lẫn bởi cách viết và cách phát âm gần giống nhau.

    Xót tiền nghĩa là gì?

    Xót là xót xa, tiếc nuối. Xót tiền là cảm giác tiếc nuối, buồn bã, hối tiếc khi mất đi một khoản tiền hoặc khi thấy tiền bị lãng phí, sử dụng không hiệu quả.

    Ví dụ:

    • Hôm qua tôi đánh bài thua, xót tiền quá.
    • Hôm qua tôi bị rơi mất tiền, xót tiền quá.
    • Tui mua cây son này đắt quá, xót tiền ghê.

    Sót tiền nghĩa là gì?

    Còn lại một khoản tiền nhỏ sau khi đã chi tiêu, hoặc là bị mất tiền do sự cố vô ý.

    ví dụ:

    • “Hôm qua đi chợ, tôi bị sót 50.000 đồng.”
    • “Ví tiền của tôi bị móc túi, tôi bị sót mất toàn bộ tiền mặt và thẻ ngân hàng.

    Kết luận

    Sót tiền hay xót tiền đều có nghĩa trong tiếng Việt.  Hai chữ này rất dễ nhầm lẫn khi đặt trong cùng một ngữ cảnh. Theo dõi cảnh sát chính tả để nâng cao khả năng sử dụng từ vựng.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Thư ngõ hay thư ngỏ đúng chính tả?

    Thư ngõ hay thư ngỏ đúng chính tả?

    Thư ngõ hay thư ngỏ đúng chính tả là câu hỏi được đặt ra bởi nhiều độc giả. Cảnh sát chính tả The Poet sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc và chọn đúng từ để sử dụng.

    Thử ngõ hay thư ngỏ? Từ nào đúng chính tả?

    Thư ngỏ là từ đúng chính tả và có nghĩa trong tiếng Việt, còn thư ngõ là từ sai chính tả và không có nghĩa.

    Bạn lưu ý để sử dụng từ này trong những ngữ cảnh phù hợp tránh sai sót không đáng có.

    thư ngõ hay thư ngỏ đúng chính tảXác định từ đúng để sử dụng

    Thư ngỏ nghĩa là gì?

    Thư ngỏ nghĩa là một văn bản, bài viết ở dạng bức thư công khai nhằm mục đích yêu cầu, đề đạt, thông báo một nội dung nào đó. Thư ngỏ ở dạng nội dung “mở”, được gửi đến nhiều người, nhiều đối tượng khác nhau.

    Thư ngỏ thường được sử dụng trong các trường hợp như sau:

    • Kêu gọi quyên góp ủng hộ cho các hoạt động thiện nguyện.
    • Vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường.
    • Nêu quan điểm về một vấn đề nóng hổi trong xã hội.
    • Gửi lời chúc mừng, chia buồn đến một tập thể hoặc cá nhân.

    Một số ví dụ:

    • Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, thư ngỏ của Bộ Y tế đã khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh.
    • Thư ngỏ của các nhà khoa học kêu gọi bảo vệ môi trường đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân.
    • Thư ngỏ của em bé bị ung thư gửi đến mọi người đã khiến nhiều người xúc động và đồng cảm.

    Thư ngõ nghĩa là gì?

    Thư ngõ là từ ghép của từ “thư” và “ngõ”. Nó không có nghĩa trong tiếng Việt và không xuất hiện trong từ điển.

    Từ “thư” có nhiều ý nghĩa khác nhau, có thể kể đến như:

    • Giấy viết mang nội dung muốn gửi gắm đến người nào đó.
    • Hoãn lại, làm chậm lại trong một thời gian thay vì bức bách hay gấp rút làm việc gì.
    • Trạng thái thư giãn, thong thả, không áp lực hay stress.

    Từ “ngõ” có nghĩa là đường hẹp, nhỏ trong làng xóm hay phố phường. Khi ghép hai từ này lại với nhau thì thư ngõ không mang ý nghĩa.

    Lời kết

    Thư ngõ hay thư ngỏ đúng đã có câu trả lời cụ thể. Từ vựng tiếng Việt phong phú và đa dạng khiến nhiều người dễ mắc lỗi chính tả.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Nghỉ chơi hay nghĩ chơi là đúng chính tả?

    Nghỉ chơi hay nghĩ chơi là đúng chính tả?

    Nghỉ chơi hay Nghĩ chơi mới là từ đúng chính tả? TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN sẽ phân tích ý nghĩa của từng cụm từ để giúp bạn sử dụng đúng từ ngữ đúng hoàn cảnh. Một vài ví dụ minh họa cũng giúp bạn hiểu sâu hơn về từng cụm từ.

    Nghỉ chơi hay Nghĩ chơi? Từ nào đúng chính tả?

    Nghỉ chơi là từ đúng chính tả và được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày còn nghĩ chơi là từ không đúng chính tả. Lỗi sai này thường bắt gặp trong văn viết.

    Nghỉ chơi là gì?

    Nghỉ chơi là động từ chỉ hành động không chơi chung giữa hai đối tượng, ví dụ bạn bè, đồng nghiệp không còn chơi chung. Từ này được dùng khi hai người đã từng chơi chung, sau này vì một lý do nào đó mà không chơi chung với nhau nữa.

    • Tôi và cô ta nghỉ chơi nhau rồi, cô ta là một kẻ nói dối.
    • Những kiểu bạn bè nên nghỉ chơi sớm.
    • Nghỉ việc chứ không nghỉ chơi nha.
    • Nghỉ chơi nhau rồi thì thôi, đừng bêu xấu nhau nha.
    • Bạn mà nghỉ chơi tôi, thì không ai chơi với bạn đâu.

    nghỉ chơi hay nghĩ chơiNghỉ chơi hay nghĩ chơi đúng chính tả

    Thông thường, từ nghỉ chơi hay được sử dụng trong vài hoàn cảnh hài hước, bạn bè nói vui với nhau và ít được dùng trong văn viết.

    Nghĩ chơi là gì?

    Nghĩ chơi là từ sai chính tả và không tìm thấy ý nghĩa trong từ điển tiếng Việt.

    Việc sử dụng dấu hỏi, dấu ngã cũng hay bị nhầm lẫn giữa các vùng miền, khi phát âm thì có thể đúng trong văn viết lại viết sai chính tả. Bạn cần lưu ý khi dùng những từ ngữ này khi viết.

    Lời kết

    Nghỉ chơi và Nghĩ chơi hay bị nhầm lẫn trong văn viết nhiều hơn văn nói vì sự nhầm lẫn giữa các thanh dấu. Tuy nhiên, khi check chính tả, sẽ chỉ có từ nghỉ chơi có nghĩa và được sử dụng rộng rãi.

    Xem thêm: Địa lí nghĩa là gì? Có đúng chính tả không?

    Xem thêm: Làm lên nghĩa là gì? Nên hay lên đúng chính tả?

    Xem thêm: Học bàn hay hộc bàn từ nào đúng? Giải thích ý nghĩa.

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Cọ sát hay cọ xát đúng chính tả?

    Cọ sát hay cọ xát đúng chính tả?

    Tiếng Việt có vốn từ vựng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, nhiều người dễ bị nhầm lẫn dẫn đến sử dụng sai từ ngữ, gây khó chịu cho người nghe. Một trong số đó phải kể đến cặp từ cọ sát hay cọ xát, gây ra nhiều tranh cãi hiện nay.

    Cọ sát hay cọ xát? Từ nào đúng chính tả?

    Cọ xát là từ đúng chính tả và xuất hiện trong từ điển tiếng Việt, còn từ cọ sát là cách viết sai chính tả.

    Một số người có thói quen phát âm sai chữ “s” và “x” dẫn đến nhầm lẫn trong khi giao tiếp.

    cọ sát hay cọ xát đúng chính tảXác định từ đúng để dùng chuẩn

    Cọ xát nghĩa là gì?

    Cọ xát là động từ có nghĩa là cọ đi xát lại hai vật thể vào nhau nhờ lực ma sát.

    Ví dụ:

    • Cọ xát hai viên đá vào nhau để tạo ra lửa.
    • Cọ xát bàn tay vào nhau để tạo ra nhiệt.
    • Cọ xát quần áo vào nhau để làm sạch bụi bẩn.

    Ngoài ra, cọ xát còn được dùng để mô tả sự va chạm, xung đột với trở ngại hoặc với thử thách thực tế.

    Ví dụ:

    • Cậu sinh viên kia không có nhiều trải nghiệm cọ xát với thực tế.
    • Cọ xát với nhiều nền văn hóa khác nhau giúp tôi mở rộng tầm nhìn.
    • Cọ xát với những người thành công giúp tôi học hỏi được nhiều điều.

    Cọ sát nghĩa là gì?

    Cọ sát là từ viết sai chính tả của từ cọ xát và nó không có ý nghĩa trong tiếng Việt. Bạn nên cân nhắc để không sử dụng từ này tránh gây khó chịu cho người nghe.

    Lời kết

    Chắc hẳn bạn đã xác định được từ cọ sát hay cọ xát đúng chính tả. Cần lưu ý một số cặp từ dễ gây nhầm lẫn được Cảnh Sát Chính Tả tổng hợp và giải nghĩa chi tiết giúp độc giả dễ dàng nắm bắt.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Dồi dào hay dồi giàu hay rồi rào đúng chính tả

    Dồi dào hay dồi giàu hay rồi rào đúng chính tả

    Dồi dào hay dồi giàu hay rồi rào là các cụm từ dễ gây nhầm lẫn trong tiếng Việt do các phát âm gần giống nhau của các cặp âm “d”, “gi” hay “r”. The Poet sẽ sửa sai chính tả và và cách sử dụng chúng chính xác.

    Dồi dào hay dồi giàu hay rồi rào đúng chính tả

    Dối dào là từ đúng chính tả, đây là một tính từ trong tiếng Việt và được sử dụng phổ biến trong nhiều bối cảnh giao tiếp khác nhau. Ngược lại, dồi giàu hay rồi rào là từ sai chính tả.

    Dồi dào hay dồi giàu hay rồi rào mới là từ chính xác?

    Giải thích nghĩa của các từ

    Việc sử dụng từ ngữ chính xác không chỉ giúp bạn truyền đạt ý nghĩa một cách rõ ràng mà còn thể hiện sự tôn trọng đối với người bạn đang giao tiếp.

    Dồi dào nghĩa là gì?

    Dồi dào mang ý nghĩa là có một lượng lớn, phong phú, không thiếu thứ gì, thường được sử dụng để miêu tả sự giàu có về mặt tài nguyên, tình cảm, kiến thức…

    Ví dụ:

    Kho tàng kiến thức dồi dào: Thể hiện rằng có một lượng lớn kiến thức được tích lũy và sẵn sàng cho việc học hỏi.

    Dồi giàu nghĩa là gì?

    Cụm từ “dồi giàu” thực chất là một sự nhầm lẫn trong việc sử dụng từ ngữ. Mặc dù “giàu” cũng thể hiện sự phong phú, thịnh vượng, nhưng khi kết hợp với từ “dồi” để tạo thành “dồi giàu” lại không được coi là một cụm từ đúng trong tiếng Việt.

    Rồi rào nghĩa là gì?

    Tương tự như “dồi giàu”, “rồi rào” cũng không phải là một cụm từ có trong tiếng Việt và do đó, không mang một ý nghĩa cụ thể nào. Sự xuất hiện của cụm từ này có thể là do sự nhầm lẫn hoặc lỗi chính tả khi ghi chép.

    Kết luận

    Dồi dào hay dồi giàu hay rồi rào đúng chính tả đã được chuyên mục Kiểm tra Chính Tả làm rõ ở phần trên. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm kiến thức để sử dụng tiếng Việt một cách chính xác và hiệu quả hơn.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Thạch thùng hay thạch sùng đúng chính tả?

    Thạch thùng hay thạch sùng đúng chính tả?

    Một loài bò sát tên thạch thùng hay thạch sùng mới đúng chính tả. Hai từ này khiến nhiều người thắc mắc nên sử dụng từ nào là chuẩn. Hãy cùng Cảnh sát chính tả The Poet Magazine tìm hiểu chi tiết ý nghĩa và cách viết đúng của hai từ này.

    Thạch thùng hay thạch sùng? Từ nào đúng chính tả?

    Theo từ điển tiếng Việt, thạch thùng hay thạch sùng là từ đều viết đúng chính tả, đây là tên gọi của một loài bò sát. Thạch thùng có ý nghĩa cũng giống như thạch sùng, tùy mỗi vùng miền nên có cách gọi khác nhau.

    Thạch thùng hay thạch sùngThạch thùng và thạch sùng là đúng chính tả

    Giải thích nghĩa các từ

    Thạch thùng hay thạch sùng luôn gây nhầm lẫn cho người đọc, vì thế cần hiểu rõ ý nghĩa của những từ này. Cụ thể:

    1/ Thạch thùng nghĩa là gì?

    Thạch thùng là tên gọi của một loài bò sát “thằn lằn”. Loài này thường bò trên tường và trần nhà để tìm kiếm thức ăn như muỗi, nhện, kiến hay gián.

    2/ Thạch sùng nghĩa là gì?

    Thạch sùng là tên gọi của con mối, thằn lằn thuộc họ nhà tắc kè, nhỏ bằng ngón tay, thân mềm và nhẵn. Loài bò sát này thường bám trên tường và trần nhà vắt muỗi, sâu bọ hay nhện nhỏ để ăn. Loài này có tác dụng chữa các bệnh như ung thư gan, máu, chống suy nhược thần kinh và chống co giật.

    Ví dụ:

    • Con thạch sùng bị đứt đuôi tuy nhiên nó sẽ mọc cái đuôi mới
    • Buổi tối, con thạch sùng hay leo lên tường nhà bằng ngón chân dính để bắt mồi.

    Một số từ liên quan khác

    Những từ đồng nghĩa với từ “thạch sùng” như:

    • Con mối
    • Con thằn lằn

    Kết luận

    Việc hiểu nghĩa và tên gọi của thạch thùng hay thạch sùng giúp bạn có vốn kiến thức sâu rộng về ngôn từ. Đồng thời, bạn sẽ phân biệt được từ nào sai chính tả, áp dụng các từ này vào hoàn cảnh nhất định.

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Rong ruổi hay dong duổi đúng chính tả?

    Rong ruổi hay dong duổi đúng chính tả?

    Rong ruổi hay dong duổi là hai từ gây tranh cãi nhiều nhất trong thời gian qua. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa cũng như cách viết đúng hãy cùng cảnh sát chính tả The POET Magazine tìm hiểu chi tiết.

    Rong ruổi hay dong duổi? Từ nào đúng chính tả?

    Theo từ điển tiếng Việt, chỉ xuất hiện từ “rong ruổi” hoàn toàn không có từ “dong duổi”. Vì vậy, từ “rong ruổi” là từ viết đúng chính tả, từ “dong duổi” bị sai chính tả, không có ý nghĩa gì.

    Rong ruổi hay dong duổi đúng chính tả

    Giải thích nghĩa các từ

    Mỗi từ sẽ có một ý nghĩa khác nhau, vì vậy cần hiểu rõ về nghĩa của từ giúp bạn hoàn chỉnh hơn về tiếng Việt.

    1/ Rong ruổi nghĩa là gì?

    Rong ruổi có nghĩa là đi liên tục trên một đoạn đường dài, đi có chủ đích nhất định.

    Ví dụ:

    • Anh ấy và cô ấy đạp xe rong ruổi khắp phố phường
    • Ông ấy rong ruổi đi bộ sau khi chạy bộ một chặng đường dài.

    2/ Dong duổi nghĩa là gì?

    Dong duổi là từ không có ý nghĩa nào trong tiếng Việt, đây là từ viết bị sai chính tả. Nhiều người hay nhầm lẫn từ này với từ rong ruổi do phát âm sai “r” và “d”. Vì vậy cần lưu ý để tránh sai lầm khi giao tiếp hay viết trong các loại văn bản.

    Một số từ liên quan khác

    Một số từ đồng nghĩa với từ rong ruổi như:

    • Ruổi rong
    • Lãng du
    • Lang thang
    • Du mục

    Kết luận

    Việc hiểu ý nghĩa của hai từ rong ruổi hay dong duổi giúp bạn biết thêm sự phong phú của tiếng Việt. Hãy lưu ý hai từ này khi giao tiếp và ghi trên các văn bản giấy tờ hành chính.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Dân dã hay dân giã đúng chính tả?

    Dân dã hay dân giã đúng chính tả?

    Tìm hiểu ý nghĩa của từ dân dã hay dân giã để xác định từ nào đúng chính tả. Cảnh Sát Chính Tả The Poet Magazine tổng hợp và phân tích giúp bạn gỡ rối mỗi khi gặp khó khăn trong việc dùng từ tiếng Việt.

    Dân dã hay dân giã? Từ nào đúng chính tả?

    Dân dã là từ đúng chính tả và có nghĩa trong tiếng Việt, còn từ dân giã không có nghĩa và viết sai chính tả.

    dân dã hay dân giã đúng chính tảXác định từ đúng để sử dụng

    Dân dã nghĩa là gì?

    Ở dạng danh từ, dân dã dùng để chỉ những người dân ở thôn quê, sống xa thành thị. Ngoài ra, dân dã cũng là một tính từ có nghĩa là mộc mạc, chất phác, gần gũi với đời sống hàng ngày của người dân, không cầu kỳ, không sang trọng.

    Một số câu ví dụ:

    • Bữa cơm gia đình với những món ăn dân dã luôn mang lại cho tôi cảm giác ấm áp và hạnh phúc.
    • Nghe những câu ca dao dân dã, tôi như được trở về với tuổi thơ của mình.
    • Vẻ đẹp dân dã của người phụ nữ Việt Nam luôn khiến tôi say đắm.
    • Ngôi nhà nhỏ với kiến trúc dân dã nằm giữa cánh đồng lúa xanh mướt là một bức tranh bình yên đến nao lòng.
    • Những phong tục tập quán dân dã của quê hương luôn là một phần ký ức đẹp trong tôi.

    Dân giã nghĩa là gì?

    Dân giã là từ không có nghĩa và sai chính tả. Đây là lỗi sai phổ biến mà nhiều người mắc phải, do cách phát âm gần giống nhau giữa vần “gi” và “d”.

    Lời kết

    Chắc hẳn bạn đã phân biệt được từ dân dã hay dân giã là từ đúng chính tả. Với kho tàng từ vựng đa dạng và phong phú, các cặp từ tiếng Việt như trên dễ gây nhầm lẫn với nhiều người.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Những bài thơ ngắn về quê hương đất nước hay, cảm xúc nhất!

    Những bài thơ ngắn về quê hương đất nước hay, cảm xúc nhất!

    Những bài thơ về quê hương sâu sắc, ý nghĩa luôn khiến những người con đi xa nhung nhớ bồi hồi. Mỗi lần nghe một giai điệu ngân lên, tình cảm lại trào dâng tha thiết với nỗi nhớ khôn nguôi.

    Tuyển tập những bài thơ hay về quê hương đất nước được chọn lọc tại https://www.thepoetmagazine.org/.

    Thơ về quê hương ngắn gọn mang hơi hướng ca dao (4 câu)

    Không khó để bắt gặp những câu thơ hay về quê hương đi vào ca dao, in đậm trong lối sống, tâm hồn và con người Việt.

    bài thơ về quê hươngNhững bài thơ về quê hương 4 câu hay nhất

    Đây là những bài về đất nước kết hợp thơ tình yêu ngắn ngọt ngào, nhẹ nhàng nhưng đầy nhung nhớ:

    Bài 1

    Anh đi anh nhớ quê nhà,

    Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.

    Nhớ ai dãi nắng dầm sương

    Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

    Bài 2

    Rủ nhau ra tắm hồ sen,

    Nước trong bóng mát, hương chen cạnh mình.

    Cứ chi vườn ngọc, ao quỳnh,

    Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay.

    Bài 3

    Quê em có gió bốn mùa,

    Có trăng giữa tháng, có Chùa quanh năm.

    Chuông hôm, gió sớm, trăng rằm,

    Chỉ thanh đạm thế âm thầm thế thôi.

    Bài 4

    Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

    Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.

    Bài 5

    Đường đi xa lắm ai ơi,

    Nước non ngàn dặm, bể trời mênh mông.

    Đi qua muôn chợ vạn rừng,

    Thuyền con một chiếc vẫy vùng biển khơi.

    Bài 6

    Nhà tôi nghề giã, nghề sông,

    Lặng thì tôm cá đầy trong, đầy ngoài,

    Cá trắng cho chí cá khoai,

    Còn như cá lẹp cá mai cũng nhiều.

    Bài 7

    Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,

    Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.

    Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,

    Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

    Bài 8

    Gió đưa cành trúc la đà,

    Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.

    Mịt mù khói tỏa ngàn sương,

    Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

    Bài 9

    Làng tôi có lũy tre xanh,

    Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.

    Bên bờ vải nhãn hai hàng,

    Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.

    Bài 10

    Sông Tô nước chảy quanh co,

    Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya.

    Buồn tình vừa lúc phân chia,

    Tiếng ai như đã bên kia hẹn hò.

    Bài 11

    Nước sông Tô vừa trong vừa mát,

    Anh ghé thuyền anh cho sát thuyền em.

    Dừng chèo muốn ngỏ đôi tình,

    Sông bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu.

    Tổng hợp những bài thơ lục bát về quê hương

    Những bài thơ viết về quê hương theo thể lục bát rất dễ nhớ, dễ đọc. Khám phá một số tác phẩm đẹp về hình ảnh, hay về ngôn từ được tổng hợp:

    1/ Lời ca tháng ba

    Đường làng rực nắng tháng ba

    Hàng cây xanh lá la đà dáng quê.

    Đâu đây hương bưởi đưa về

    Vấn vương điệp khúc đợi chờ tháng ba.

    Dịu dàng xoan tím nở hoa.

    Nhớ người thôn nữ lời ca nao lòng.

    Áo nhung màu tím ruổi rong

    Đường chiều in bóng dáng hằng bước chân.

    Giọng ca phảng phất bâng khuâng

    Toả thơm hương cốm mênh mông khẽ khàng

    Lặng thầm trộm nhớ tình mang

    Trên đồng lúa đã chín vàng gọi tên

    Tháng ba nỗi nhớ!. Chẳng quên

    Gió đưa hương bưởi bồng bềnh tóc bay

    Hương mùa toả ngát đâu đây..

    Thoảng nghe câu hát trời mây xao lòng.

    Trách ai lỗi hẹn.. nhớ!. không?.

    Làm tan giấc mộng chất chồng mùa vui.

    Cho ta say đắm nụ cười

    Cho tim loạn nhịp bồi hồi tháng ba ..

    Khám phá thêm nhiều bài thơ vẻ đẹp của tháng 3 qua chùm thơ về nổi niềm tháng 3 hay nhất.

    2/ Còn Mãi Hương Quê

    Tóc dài em xõa ngang vai

    Bóng quê hương đổ dặm dài phía sau

    Bến sông đợi một nhịp cầu

    Thênh thang đồng lúa một màu ngát xanh

    Yêu quê tình mãi ngọt lành

    Du dương khúc hát thanh bình ngân nga

    Điệu hò xứ Huế vang xa

    Gửi tình em với quê nhà đợi mong

    Hè sang phượng trổ sắc hồng

    Người ơi ước hẹn tình nồng không phai!

    3/ Việt Nam Quê Hương Ta

    Việt Nam đất nước ta ơi

    Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

    Cánh cò bay lả rập rờn

    Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

    Quê hương biết mấy thân yêu

    Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau

    Mặt người vất vả in sâu

    Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn

    Đất nghèo nuôi những anh hùng

    Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên

    Đạp quân thù xuống đất đen

    Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa

    Việt Nam đất nắng chan hoà

    Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh

    Mắt đen cô gái long lanh

    Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung

    Đất trăm nghề của trăm vùng

    Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem

    Tay người như có phép tiên

    Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ

    Nước bâng khuâng những chuyến đò

    Đêm đêm còn vọng câu hò Trương Chi

    Đói nghèo nên phải chia ly

    Xót xa lòng kẻ rời quê lên đường

    Ta đi ta nhớ núi rừng

    Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ

    Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô

    Bữa cơm rau muống quả cà giòn tan…

    4/ Quê Hương

    Quê hương là một tiếng ve

    Lời ru của mẹ trưa hè à ơi

    Dòng sông con nước đầy vơi

    Quê hương là một góc trời tuổi thơ

    Quê hương ngày ấy như mơ

    Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu

    Quê hương là tiếng sáo diều

    Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê

    Quê hương là phiên chợ quê

    Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa

    Quê hương là một tiếng gà

    Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng

    Quê hương là cánh đồng vàng

    Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều

    Quê hương là dáng mẹ yêu

    Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về

    Quê hương nhắc tới nhớ ghê

    Ai đi xa cũng mong về chốn xưa

    Quê hương là những cơn mưa

    Quê hương là những hàng dừa ven kinh

    Quê hương mang nặng nghĩa tình

    Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời

    Quê hương ta đó là nơi

    Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.

    5/ Quê Hương Nỗi Nhớ

    Trở về tìm mái nhà quê

    Tìm hình bóng mẹ bộn bề nắng mưa

    Tìm nắng xuyên ngọn cây dừa

    Tìm hương mạ mới gió lùa thơm tho

    Tìm đàn trâu với con đò

    Áo bà ba mẹ câu hò trên sông

    Nón lá nghiêng nắng nước ròng

    Miền quê khó nhọc con còng con cua

    Lục bình tim tím mùa mưa

    Bồng bềnh một khúc sông khua mái chèo

    Khói lên cháy bếp nhà nghèo

    Con gà cục tác con mèo quẫy đuôi

    Heo gà chạy ngược chạy xuôi

    Chân bùn tay lấm nụ cười chân quê

    Cánh cò trắng xóa vọng về

    Ngân nga vọng cổ bốn bề thiên nhiên

    Đậm đà ký ức giao duyên

    Xương cha máu mẹ dịu hiền ca dao

    Con dù biền biệt phương nào

    Quê hương một dạ dạt dào khó phai.

    6/ Tình Quê

    Chiều tà nắng ngã triền đê

    Mục đồng thong thả đi về lưng trâu

    Dòng sông xanh ngắt một màu

    Một đàn cò trắng từ đâu bay về

    Bình yên một buổi chiều quê

    Khói đồng lan tỏa đêm về vắng tanh

    Ngoài đồng cây lúa còn xanh

    Chiều quê êm ả trong lành biết bao

    Nhìn đàn gà nhỏ gọi nhau

    Mọi người xong việc gọi nhau ra về

    Giờ đây đêm cũng đã về

    Thoảng đâu trong gió tóc thề thơm hương

    Bình minh một sớm mù sương

    Đàn trâu nhai có ngoài vườn nhởn nhơ

    Cánh cò bay lạc vào thơ

    Làm cho tôi mãi ngẩn ngơ giữa đồng

    Con đò nằm dưới bến sông

    Hình như nó cũng chờ mong một người

    Người người rôm rả nói cười

    Đồng xanh bát ngát thơm mùi mạ non

    Tình quê một dạ sắc son

    Ở nơi thành thị em còn nhớ không

    Con đò bến cũ chờ mong

    Hôm nào anh cũng chờ trông em về.

    7/ Quê Hương Qua Lời Mẹ Kể

    Con nghe Mẹ kể ngày xưa,

    Quê hương của Mẹ, mỗi trưa nắng hè.

    Bình yên những mái tranh che,

    Sông Thu in bóng luỹ tre ven làng.

    Quê hương hai tiếng dịu dàng,

    Mà sao vẫn thấy ngỡ ngàng trong con.

    Làm trai, chữ hiếu chưa tròn

    Quê Cha, đất Tổ, mỏi mòn thiệt hơn.

    Ngày xưa, Mẹ kể nguồn cơn,

    Quê hương của Mẹ, đã hơn mươi đời.

    Sông Thu, một thuở thiếu thời,

    Chiến tranh, Mẹ phải xa rời quê hương.

    Miền trung chín nhớ, mười thương

    Con như cánh Nhạn, lạc đường lẽ loi.

    Sông Thu bên lỡ, bên bồi

    Quê hương in dấu, một đời Mẹ Cha.

    Con chưa về lại quê nhà,

    Nên đâu biết được, đường xa hay gần?

    Lòng con day dứt, băn khoăn

    Nữa đời tóc đã pha dần màu sương.

    Bao giờ về lại quê hương

    Để xem Vĩnh Điện, An Tường là đâu?

    Sông Thu xanh thẫm một màu

    Bãi bồi cùng những ruộng dâu, nong tằm.

    Bây chừ, Mẹ đã yên nằm

    Lấy ai dìu dắt về thăm quê nhà

    Đời con rồi cũng sẽ qua,

    Quê hương rồi cũng chỉ là giấc mơ.

    Quê hương đẹp tựa vần thơ

    Sông Thu với những bến bờ yêu thương.

    Dù cho xa cách dặm trường,

    Lòng con vẫn mãi vấn vương Thu Bồn…

    8/ Lưng Tựa Bến Quê

    Ta về lưng tựa chiều nghiêng

    Thả hồn theo những bình yên lạ thường

    Bao năm xuôi ngược dặm đường

    Nay về gom những yêu thương đong đầy

    Đồng xanh thẳng cánh cò bay

    Dòng sông quê vẫn nặng đầy phù sa

    Sáo diều vi vút ngân nga

    Bao nhiêu âm điệu thiết tha mê hồn

    Ta ngồi nhìn ngắm hoàng hôn

    Mà lòng sao cứ bồn chồn xuyến xao

    Hương đồng gió nội ngọt ngào

    Nhà ai khói bếp quyện vào… chiều mơ!

    Ta về tìm khúc ầu ơ

    Ca dao của mẹ, ngày thơ xa rồi

    Bước chân bổi hổi bồi hồi

    Đếm từng kỷ niệm xa xôi hiện về

    Ta về lưng tựa bến quê

    Mơ màng trong những vỗ về dấu yêu

    Lưng còng dáng mẹ liêu xiêu

    Nghiêng theo bóng nắng cuối chiều mỏng manh

    Ta về bên mái nhà tranh

    Thấy bao ký ức vờn quanh bên mình

    Bữa cơm ấm áp gia đình

    Tựa vào lòng mẹ lặng nhìn rưng rưng.

    9/ Quê Hương

    Quê hương xa cách phương trời

    Nỗi buồn thương nhớ đầy vơi trong lòng.

    Đêm ngày hết nhớ lại mong

    Hướng về quê mẹ ròng ròng lệ rơi..!

    Nhớ chiều ra ngắm biển khơi

    Cánh buồm theo gió về nơi chốn nào?

    Quê hương hai tiếng ngọt ngào

    Đường xa vạn dặm nôn nao nhớ thầm.

    Mẹ cha xa cách bao năm

    Ban ngày thương nhớ, đêm nằm chiêm bao.

    Tuổi thơ – kỷ niệm dạt dào

    Vẫn còn đầy ắp xuyến xao tâm hồn.

    Nhớ quê lòng dạ bồn chồn

    Mỗi lần ngắm cảnh hoàng hôn… xa nhà.

    Quê hương – hai tiếng thiết tha

    Còn in ký ức đậm đà yêu thương…

    Tuổi thơ cắp sách đến trường

    Lớn lên đi khắp bốn phương chân trời.

    Nhớ về quê mẹ yêu ơi!

    Bâng khuâng lại thấy bồi hồi trong tim.

    Những bài thơ 4 chữ về quê hương đất nước ngắn

    Những câu thơ nói về quê hương 4 chữ dễ nhớ, dễ thuộc ca ngợi cảnh vật, núi non, đất nước, con người Việt Nam. Đọc thơ, mỗi người đều có thể hình dung những hình ảnh quen thuộc xuất hiện trong tâm trí.

    1/ Ca Ngợi Về Biển Việt Nam

    Ve vẻ vè ve

    Bạn nghe tôi kể

    Về biển quê tôi

    Đẹp vào bậc nhất

    Sầm Sơn đó mà

    Xa hơn tí nữa

    Đố bạn biển gì?

    Bạn hãy đoán đi

    Cửa Lò bạn nhỉ

    Mời bạn đi đến

    Thăm các Vịnh nào

    Nha Trang, Hạ Long

    Cũng đẹp vô cùng

    Mặt nước trong xanh

    Sóng vỗ rì rào

    Ngày đêm ở đó

    Người dân bắt cá

    Tôm, cua, cá, mực

    Cùng nhiều hải sản

    Cho chúng ta ăn

    Khỏe mạnh lớn nhanh

    Thông minh, học giỏi.

    2/ Quê Tôi

    Ai về cù lao

    Biển xanh tươi thắm

    Cỏ cây xanh mượt

    Dịu dàng thân quen

    Đẹp lắm quê ta

    Em ơi hãy đến

    Góc phố nhỏ nhoi

    Hoàng hôn đẹp lắm.

    In sâu ký ức

    Không thể nào mất

    Là tình quê hương

    Mãi nhớ xa xăm

    Năm nao còn giặc

    Ong đến từng bầy

    Phải chăng như tiếng

    Quân thù hét la.

    Rồi sau mỗi trận

    Sang bằng chiến địa

    Tiêu diệt cả đàn

    Un trong máu lửa

    Vùng quê anh dũng

    Xưa nay vẫn thế.

    3/ Bình Định quê tôi

    Bình Định quê tôi

    Có cánh đồng quê

    Có con đường làng

    Có thiên nhiên đẹp

    Đệ nhất Quy Nhơn

    Bình Định quê tôi

    Trẻ con vui đùa

    Trên bãi đất trống

    Nào là cờ vây

    Thế trận hùng mạnh

    Như những năm qua

    Chiến đấu oanh liệt

    Cùng với thiên nhiên

    Bụi tre già dặm

    Ngăn cản bước chân

    Giặc Nguyên hung ác

    Từng một hạt cát

    Đến bụi cỏ khô

    Rồi núi non cũng

    Xông pha ra trận

    Bình Định quê tôi

    Bao nhiêu năm rồi

    Con suối vẫn chảy

    Từ một mầm non

    Trở nên trưởng thành

    4/ Cánh đồng bao la

    Cánh đồng bao la

    Cánh đồng bao la

    Giãi ra xa xa

    Hàng tre tha thướt,

    Lòng ta thướt tha.

    Phất phơ trong gió

    Hương vị thơm tho

    Của buổi hò;

    Em ơi! có rõ…

    Em trông đám dậu

    Cao hơn đám lúa

    Như anh cao hơn

    Em nửa cái đầu.

    Đường đi thì nhỏ

    Bờ cỏ thì xanh

    Trời cao thì thanh;

    Em ơi! có rõ…

    Anh mang trong lòng

    Cả một cánh đồng

    Anh nghe nặng nề

    Bao mối tình quê…

    Đồng quê ngát tình:

    Lòng anh ngát xanh:

    Kìa đôi chim hót

    Em ơi! yêu anh…

    5/ Dõi Bóng Quê Nhà

    Ươm mầm sự sống

    Với những niềm mơ

    Ấp ôm ước mộng

    Từ ấy đến giờ

    Xa rời đất mẹ

    Nỗi nhớ hằn sâu

    Gắng lên ta nhé

    Chớ mãi u sầu

    Khi mình trở lại

    Hạnh phúc đong đầy

    Không còn tê tái

    Quạnh quẽ chốn đây

    Bao chiều thờ thẫn

    Dõi bóng quê nhà

    Buồn thương số phận

    Lận đận ngày qua.

    Thơ quê hương 5 chữ ngắn sưu tầm hay nhất

    Câu thơ nói về quê hương luôn là đề tài của giới thi ca. Tình yêu như huyết mạch chảy len lỏi trong từng tế bào.

    Đôi khi, những câu thơ cất lên là cảm xúc chưa vào vần vào điệu. Tuy nhiên ai cũng có thể cảm nhận được sự da diết nhung nhớ.

    1/ Quê hương Việt Nam

    Hai chữ nghe thân thương

    Việt Nam tôi yêu dấu

    Mảnh đất cánh cò bay

    Lịch sử vàng son sáng

    Trẻ em cười mỗi sáng

    Cụ già ngồi lặng lẽ

    Bên phố đông người qua

    Mùi phở sức thơm lừng

    Tà áo trắng phất phới

    Trông mà đẹp rạng ngời

    Tôi yêu nhiều điều lắm

    Bởi nơi tôi sinh ra

    Là Việt Nam yêu dấu.

    2/ Quê hương thân yêu

    Ôi! Quê hương thân yêu

    Mang bao nhiêu kỉ niệm

    Ghé lại về tuổi thơ

    Nơi dòng sông xanh biếc

    Cánh đồng lúa bao la!

    Trải dài theo cơn gió

    Bao đứa trẻ chăn trâu

    Tiếng sao nghe vi vút

    Tiếng uê mẹ gọi về

    Yêu lắm quê hương ơi!

    3/ Quê hương và nỗi nhớ

    Giọt sương nào long lanh?

    Dòng sông nào xanh mát?

    Bông hồng nào thơm ngát?

    Mà em hát mùa xuân…

    Giọng ca em trong ngần,

    Lời ca thân thương quá,

    Đưa anh từ đất lạ,

    Về quê mẹ yêu thương.

    Đây là đất quê hương,

    Biển ngàn năm sóng vỗ

    Dãy Trường Sơn còn đó

    Chiến công ghi sử vàng.

    Đất nước đã sang trang,

    Đàng hoàng và to đẹp,

    Ở đâu rồi đôi dép?

    Theo Bác khắp chân trời…

    Từng lời ca em ơi

    Đưa anh vào nỗi nhớ.

    Dù trong những cơn mơ.

    Quê hương ta vẫn chờ…

    4/ Em yêu quê hương

    Quê hương chốn thanh bình

    Có bầu trời xanh thắm

    Nắng tươi vàng óng ánh

    Tỏa cánh đồng mênh mông

    Lúa xanh mướt mượt mà

    Đang trổ thì con gái

    Tiếng chim kêu rộn rã

    Hòa cùng tiếng gió reo

    Tiếng sáo diều trong veo

    Ngân nga cùng cò lả

    Ôi nghe sao vui quá

    Như một bản hòa ca

    Khúc nhạc tình trầm bổng

    Trời xanh cao gió lộng

    Xao động cả hồn em

    Càng yêu nhớ quê thêm

    Em chụp hình làm dáng

    Đôi môi cười chúm chím

    Ánh mắt nhìn lung linh

    Bên cánh đồng lúa xanh

    Lòng mình sao rộn rã

    Hương tỏa từ hoa lá

    Tưới mát cả hồn em

    Mời các bạn về xem

    Hè này vui lắm đó

    Tha hồ ta câu cá

    Bà mang nấu canh chua

    Em ăn ôi rất vừa

    Sao mà ngon ngon quá

    Ngọt đậm đà hương cá

    Vị chua nồng của me

    Ôi sao những ngày hè

    Cho em nhiều kỷ niệm

    Tình người sao thân thiện

    Say xóm làng hương quê

    5/ Về quê mẹ

    Em sẽ về quê mẹ

    Được tắm mát dòng sông

    Về cùng em anh nhé

    Hương lúa thơm ngập đồng

    Về quê mẹ yêu thương

    Ngắm nhìn đàn cò trắng

    Nắng chiều tím còn vương

    Nghe câu hò sâu lắng

    Em về với tuổi thơ

    Cây gạo già đầu ngõ

    Cánh diều chở ước mơ

    Thuyền lá trên sông nhỏ

    Mỗi lần về quê hương

    Lòng dạt dào xao xuyến

    Vòng tay mẹ yêu thương

    Khi xa còn quyến luyến

    Chân bước vội trên đê

    Con sông quê đẹp quá

    Con bướm vàng say mê

    Vui đùa trên hoa lá

    Về quê mẹ chiều nay

    Hương đất nồng đến lạ

    Ngắm nhìn cánh cò bay

    Chợt thấy lòng vui quá.Yêu quê hương biết mấy!

    6/ Nhớ con sông quê hương

    Chiếc cầu tre lắc lẽo

    Dù đi xa vạn nẻo

    Vẫn mang theo bên lòng

    Tình sông quê mênh mong

    Nước xuôi dòng êm ả

    Dù chảy qua vạn ngã

    Rồi vẫn hợp cùng nhau

    Nhớ khi xưa chiếc cầu

    Thời dãi dầu xưa ấy

    Cuộc đời nhiều đưa đẩy

    Lất lây người dân nghèo

    Thương cuộc sống gieo neo

    Nông dân vùng hẻo lánh

    Nước hiền hoà sóng sánh

    Tắm mát lòng người dân

    Ôi nước lũ trào dâng

    Thương chiếc cầu dáng mỏng

    Người vô tình lơi lỏng

    Nước cuốn trôi mất rồi

    Cầu đâu qua người ơi

    Bên kia sông bến đợi

    Bên này sông vời vợi

    Không có cầu sao qua

    Dù bao năm đi xa

    Trong lòng ta nhớ mãi

    Yêu quê hương biết mấy

    Tình như nước dâng đầy

    Chùm thơ quê hương 6 chữ ngắn ngọt ngào

    Tham khảo những bài thơ về đất nước hay nhất được tổng hợp từ các hội thơ. Quê hương là đề tài muôn thuở của thi, ca, nhạc, họa.

    Quê hương luôn chiếm một tình cảm đặc biệt trong lòng mỗi người để khi nhớ về quê hương ta không khỏi thổn thức viết nên những bài thơ về quê hương hay, ý nghĩa

    1/ Nhớ quê

    Chiều nay trở về quê cũ

    Bên dòng sông thuở ấu thơ

    Vẫn luôn đợi người viễn xứ

    Ngược xuôi con nước lững lờ

    Nắng vàng vào xuân rực rỡ

    Len từng khóm trúc hàng cau

    Bước chân như còn bỡ ngỡ

    Lắc lư theo mấy nhịp cầu

    Đò xưa mong tìm bến đậu

    Xa rời cuộc sống phong ba

    Tình yêu một thời in dấu

    Dù cho cách biệt không nhòa

    Quê hương vẫn là tất cả

    Có hình bóng của Mẹ yêu

    Quê hương chẳng bao giờ lạ

    Ước mơ theo những cánh diều

    Dần buông gánh đời nặng trĩu

    Nhẹ lòng quên hết âu lo

    Giữa bầu trời xanh mát dịu

    Vẳng đưa êm ả câu hò.

    2/ Quê Hương

    Quê hương là gì hở mẹ

    Mà cô giáo dạy phải yêu

    Quê hương là gì hở mẹ

    Ai đi xa cũng nhớ nhiều.

    Quê hương là chùm khế ngọt

    Cho con trèo hái mỗi ngày

    Quê hương là đường đi học

    Con về rợp bướm vàng bay

    Quê hương là con diều biếc

    Tuổi thơ con thả trên đồng

    Quê hương là con đò nhỏ

    Êm đềm khua nước ven sông

    Quê hương là cầu tre nhỏ

    Mẹ về nón lá nghiêng che

    Là hương hoa đồng cỏ nội

    Bay trong giấc ngủ đêm hè

    Quê hương là vòng tay ấm

    Con nằm ngủ giữa mưa đêm

    Quê hương là đêm trăng tỏ

    Hoa cau rụng trắng ngoài thềm

    Quê hương là vàng hoa bí

    Là hồng tím giậu mồng tơi

    Là đỏ đôi bờ dâm bụt

    Màu hoa sen trắng tinh khôi

    Quê hương mỗi người chỉ một

    Như là chỉ một mẹ thôi

    Quê hương nếu ai không nhớ

    Sẽ không lớn nổi thành người

    Tổng hợp thơ quê hương 7 chữ tha thiết

    Mỗi bài thơ là nguồn xúc cảm lắng đọng cùng tình yêu tha thiết dành cho quê hương yêu dấu của nhân vật trữ tình. Những bài thơ quê hương ngọt ngào khiến ai cũng xúc động.

    1/ Tràng Giang

    Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

    Con thuyền xuôi mái nước song song

    Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả

    Củi một cành khô lạc mấy dòng.

    Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

    Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

    Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

    Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

    Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng

    Mênh mông không một chuyến đò ngang

    Không cầu gợi chút niềm thân mật

    Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

    Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

    Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

    Lòng quê dợn dợn vời con nước

    Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

    2/ Nhớ Quê

    Chia tay cảnh quê nghèo thuở ấy

    Chuyến đò chiều biết mấy vấn vương

    Xa rồi lại nhớ người thương

    Dáng gầy của mẹ bên đường ngóng theo

    Nhớ giọt nắng vắt treo bờ dậu

    Bóng hoàng hôn đánh dấu hàng tre

    Sáo ai réo rắt trưa hè

    Cánh diều đón gió, chú ve dạo đàn

    Trăng nghiêng xuống ghé giàn thiên lý

    Đón hương nồng nhã ý gì đây?

    Dịu dàng bướm lượn ong say

    Quê hương, nỗi nhớ có ngày nào vơi

    Con đi miết phương trời cách biệt

    Đường mưu sinh mới biết gian nan

    Nhớ quê, nhớ xóm nhớ làng

    Công cha, nghĩa mẹ mênh mang đất trời

    Nhớ con sông nhỏ, đò ơi!

    Nhớ câu ví dặm cả đời nặng mang.

    3/ Đất Nước

    Sáng mát trong như sáng năm xưa

    Gió thổi mùa thu hương cốm mới

    Tôi nhớ những ngày thu đã xa.

    Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

    Những phố dài xao xác hơi may

    Người ra đi đầu không ngoảnh lại

    Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

    Mùa thu nay khác rồi

    Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

    Gió thổi rừng tre phấp phới

    Trời thu thay áo mới

    Trong biếc nói cười thiết tha!

    Trời xanh đây là của chúng ta

    Núi rừng đây là của chúng ta

    Những cánh đồng thơm mát

    Những ngả đường bát ngát

    Những dòng sông đỏ nặng phù sa

    Nước chúng ta

    Nước những người chưa bao giờ khuất

    Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất

    Những buổi ngày xưa vọng nói về!

    Ôi những cánh đồng quê chảy máu

    Dây thép gai đâm nát trời chiều

    Những đêm dài hành quân nung nấu

    Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.

    Từ những năm đau thương chiến đấu

    Ðã ngời lên nét mặt quê hương

    Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu

    Ðã bật lên những tiếng căm hờn

    Bát cơm chan đầy nước mắt

    Bay còn giằng khỏi miệng ta

    Thằng giặc Tây, thằng chúa đất

    Ðứa đè cổ, đứa lột da …

    Xiềng xích chúng bay không khóa được

    Trời đầy chim và đất đầy hoa

    Súng đạn chúng bay không bắn được

    Lòng dân ta yêu nước thương nhà!

    Khói nhà máy cuộn trong sương núi

    Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng

    Ôm đất nước những người áo vải

    Ðã đứng lên thành những anh hùng.

    Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội

    Mỗi bước đường mỗi bước hy sinh

    Trán cháy rực nghĩ trời đất mới

    Lòng ta bát ngát ánh bình minh.

    Súng nổ rung trời giận dữ

    Người lên như nước vỡ bờ

    Nước Việt Nam từ máu lửa

    Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.

    Tham khảo thêm những bài thơ về Hà Nội hay khác từ nhiều tác giả. Chùm thơ nói về tình yêu Hà Nội qua các mùa cực hay.

    Tổng hợp bài thơ về quê hương ý nghĩa nhất

    Quê hương là nơi “Khi ta ở đất chỉ là nơi ở, khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”. Bạn sẽ không cảm nhận được thứ tình cảm dạt dào tha thiết, mỗi khi nhớ đến lòng lại nghẹn ngào trào dâng nếu chưa đi xa.

    thơ về quê hươngthơ về quê hươngKhám phá những tác phẩm viết về quê hương sâu sắc

    1/ Con sông quê hương

    Anh đi khắp mọi nẻo đường

    Bao ngày tháng, bao nhớ thương quê nhà

    Anh đi vạn dặm đường xa

    Nhớ sông núi, nhớ ngôi nhà mến thương.

    Anh đi nhớ mãi dòng sông

    Long lanh một giải nước trong hiền hòa

    Nhớ nhiều những lúc đôi ta

    Bên bờ sông nhỏ chiều tà dần buông.

    Nhớ khi thoáng một cánh buồm

    Trên sông như cánh bướm vương sắc hồng

    Nhớ nhiều những khóm tre cong

    Trên triền đê nhỏ như mong ai về.

    Nhớ nàng thục nữ chân quê

    Rửa chân bên bến tóc thề xõa buông

    Nhớ sao tiếng hát véo von

    Trên sông pha tiếng cười ròn quê ta.

    Anh đi xa, nhớ quê nhà

    Nhớ dòng sông nhỏ hiền hòa êm trôi.

    2/ Yêu lắm quê hương

    Em yêu từng sợi nắng cong

    Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò

    Em yêu chao liệng cánh cò

    Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm

    Em yêu khói bếp vương vương

    Xám màu mái lá mấy tầng mây cao

    Em yêu mơ ước đủ màu

    Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua

    Em yêu câu hát ơi à

    Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa

    Em yêu cánh võng đong đưa

    Cánh diều no gió chiều chưa muốn về

    Đàn trâu thong thả đường đê

    Chon von lá hát vọng về cỏ lau

    Trăng lên lốm đốm hạt sao

    Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên

    Em đi cuối đất cùng miền

    Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân.

    3/ Tình Quê

    Tôi về tìm lại tuổi thơ

    Tìm trong câu hát ầu ơ ví dầu

    Tìm về đồng ruộng nương dâu

    Dòng sông bến nước cây cầu gốc đa

    Tôi về tìm lại hôm qua

    Hồn nhiên thơ mộng nô đùa rong chơi

    Tuổi thơ ngày ấy đâu rồi

    Bao nhiêu ký ức dần trôi ùa về

    Chẳng nơi nào đẹp bằng quê

    Nhà tranh vách lá tạm che nghèo nàn

    Nhưng mà tình nghĩa chứa chan

    Chở che đùm bọc cơ hàn sớt chia

    Phồn hoa đô thị ngoài kia

    Ồn ào náo nhiệt xa lìa tình thân

    Bôn ba xuôi ngược bụi trần

    Nửa đời nặng gánh vai oằn áo cơm

    Về quê lòng thấy vui hơn

    Tình thân bè bạn thuở còn đôi mươi

    Tôi về tìm lại nụ cười

    Bấy lâu lạc lõng chợ đời bon chen

    Tôi về tìm bóng thân quen

    Bạn trường một thuở sách đèn ngày thơ

    Bạn bè một thuở dại khờ

    Về ôn kỷ niệm trong mơ ngày nào

    Nhớ quê lòng dạ xuyến xao

    Về nghe câu hát ngọt ngào đưa nôi

    Quê hương khế ngọt ven đồi

    Quê hương in dáng mẹ tôi đợi chờ.

    4/ Mảnh Hồn Làng

    Mảnh hồn làng trong bà…

    Là mái đình, giếng nước, gốc đa

    Là mặn mòi mùi vị gió Lào

    Là cô Tấm, là nàng tiên trong cổ tích…

    Mảnh hồn làng trong cha…

    Là con trâu già, cái cày, cái cuốc

    Là mẹ

    Là con

    Là đất đai khô cằn miền Trung nắng táp.

    Mảnh hồn làng trong mẹ…

    Là khúc hát ru con à ơi giữa đêm khuya bát ngát

    Là tần tảo mỏi mòn cho hạt lúa dẻo thơm

    Là cần mẫn chắt chiu hương đất.

    Mảnh hồn làng trong con…

    Là bà

    Là cha, là mẹ

    Là ngọt bùi củ sắn, mớ khoai

    Là mùi mồ hôi ngai ngái trên vai cha

    Là hương sữa lúa đọng trên tà áo mẹ

    Là làn da ngăm đen vì nắng gió miền Trung

    Là tiếng đặc trưng “mô, tê, răng, rứa”

    Và con luôn thầm hứa

    Mãi giữ mảnh hồn làng huyền bí trong tim!

    5/ Yêu Lắm Quê Hương Tôi

    Anh yêu lắm yêu quê mình nhiều lắm

    Những cánh đồng trải thảm rộng mênh mông

    Tím lục bình bềnh bồng nổi trên sông

    Khói bếp thơm vương nồng mùi rơm rạ

    Từng chiếc chòi được lợp bằng mái lá

    Đêm ra ngồi thả vó bắt cá tôm

    Ngó xa xa vài người eo buộc hom

    Soi ếch nhái nơi đường mòn bờ ruộng

    Lòng chợt nhớ mùi mắm thơm cà cuống

    Chấm dưa cà hoặc rau muống cực ngon

    Mấy đứa trẻ nhà bên cười tươi giòn

    Nhắc thuở bé mình lon ton cũng thế

    Tối rủ nhau ra đầu làng ngồi kể

    Chuyện ở trường chuyện chú rể cô dâu

    Rồi thỉnh thoảng có đứa chêm một câu

    Giọng pha trò cười rụng râu rụng rốn

    Có những hôm chơi cái trò tìm trốn

    Đứa lỡ quên ngủ luôn ở đống rơm

    Đứa thì đói chạy về nhà ăn cơm

    Mai mới đến lại đơm điều nói dối

    Phải nói rằng mình quả thật có lỗi

    Với làng quê với nguồn cội ông cha

    Bởi đã lâu chẳng thăm lại quê nhà

    Xin thứ tha thật lòng mong tha thứ.

    6/ Quê Hương

    Quê tôi đó có tình yêu tha thiết

    Mỗi đứa con nơi biền biệt chưa về

    Vẫn ngóng lòng nơi ấy mái tranh quê

    Có dáng mẹ còn não nề thương nhớ

    Quê tôi đó có câu hò mãi nợ

    Một lời thề ngày rời bến yêu thương

    Dù đi xa cách trở mấy dặm trường

    Con tim nhỏ vấn vương hình bóng cũ

    Quê tôi đó những mảnh đời vần vũ

    Khói lam chiều ấp ủ sưởi lòng nhau

    Giọt mồ hôi mằn mặn vẫn khát khao

    Niềm hạnh phúc đang dâng trào nơi ấy

    Quê tôi đó ngàn đời nay vẫn vậy

    Vòng tay người che chở bước thơ ngây

    Giờ quay về mái tóc nhuốm màu phai

    Vẫn còn thấy đắm say ngàn nỗi nhớ

    Quê tôi đó nghĩa ân tình thắm nở

    Bạn đời ơi dẫu năm tháng đợi chờ

    Một ngày về tươi mãi khúc tình thơ

    Lời quê mẹ tiếng tơ lòng ấm mãi.

    7/ Tiếng Chuông Quê Hương

    Chiều nay vẫn tiếng chuông chùa

    Boong… boong… ngân vọng vang đưa một vùng

    Tình quê tha thiết mặn nồng

    Xôn xao người ở, thấm lòng người đi

    Đường làng, giếng nước, bờ tre

    Tiếng chuông vang vọng hồn quê ngời ngời

    Tháng năm lận đận chân trời

    Tiếng chuông theo suốt cuộc đời biệt ly

    Nay lần chuông vọng trở về

    Boong… boong… thổn thức tình quê ứ trào.

    8/ Miền Quê

    Tôi thầm nhớ một miền quê

    Ước mơ thăm lại trở về tuổi thơ

    Đồng xanh bay lả cánh cò

    Hương sen tỏa ngát mộng mơ những chiều

    Vi vu gió thổi sáo diều

    Bóng ai như bóng mẹ yêu đang chờ?

    Dòng sông, bến nước, con đò

    Có người lữ khách bên bờ dừng chân

    Xa xa vẳng tiếng chuông ngân

    Bờ tre cuối xóm trong ngần tiếng chim

    Tuổi thơ thích chạy trốn tìm

    Cây đa giếng nước còn in trăng thề

    Xa rồi nhớ mãi miền quê

    Trong tim luôn nhắc trở về ngày xưa…

    Thơ về tình yêu quê hương đất nước khiến ai đi xa cũng nhớ thương

    Những bài thơ quê hương nhiều cảm xúc lắng đọng khiến ai đọc lên cũng cảm thấy những nét thân thương gần gũi. Là dòng sông lượn quanh bên bờ xanh mướt, là đàn trâu thong thả nhởn nhơ tận hưởng cỏ non…

    thơ quê hươngthơ quê hươngChùm thơ về quê hương ý nghĩa cho người đi xa

    Những người đi xa, càng đọc càng nhớ, càng được trở về tuổi thơ vô lo vô nghĩ giữa cuộc sống bộn bề.

    1/ Bức Tranh Quê

    Quê hương đẹp mãi trong tôi

    Dòng sông bên lở bên bồi uốn quanh

    Cánh cò bay lượn chòng chành

    Đàn bò gặm cỏ đồng xanh mượt mà

    Sáo diều trong gió ngân nga

    Bình yên thanh đạm chan hòa yêu thương

    Bức tranh đẹp tựa thiên đường

    Hồn thơ trỗi dậy nặng vương nghĩa tình.

    2/ Quê Hương Tôi

    Quê nhà tôi hàng tre xanh mát

    Ruộng vườn quê thơm ngát hương làng

    Trên mình trâu thênh thang em hát

    Trải tơ lòng dào dạt bóng trăng

    Quê nhà tôi trĩu oằn hạt lúa

    Chứa tình người hơn nửa dân tôi

    Còn khác hẳn nhóm người nhảy múa

    Quên những ngày đổ giọt mồ hôi

    Quê nhà tôi thuyền trôi lướt nhẹ

    Trên sông lành gió khẽ vi vu

    Nắng vẹt đám sương mù vụt hé

    Đem phù sa bồi bổ mùa thu

    Quê nhà tôi dập dìu hôn lễ

    Chúc người em gái nhỏ tròn duyên

    Dặn dò con nhiều đêm mẹ kể

    Xây tình người, cội rễ triền miên.

    3/ Chẳng Đâu Bằng Ở Quê Hương

    Chẳng đâu bằng ở quê hương

    Cò bay thẳng cánh, khói vương sớm chiều

    Thênh thang no gió cánh diều

    Đường làng chân sáo phiêu diêu thoả lòng.

    Lửng lơ xuôi ngược dòng sông

    Bên kia trải thảm cánh đồng lúa xanh

    Trời trong, không khí trong lành

    Vài cây cổ thụ vươn cành non tơ.

    Bình minh còn đọng sương mờ

    Trên búp cỏ mũm ngu ngơ mắt tròn

    Chim gọi bạn – hót véo von

    Kìa bầy con nít lon ton nô đùa.

    Xa xa thấp thoáng mái chùa

    Khuất sau cây lá, bốn mùa ngát hương

    Luôn mộc mạc, rất thân thương

    Ép trong tiềm thức: quê hương đậm đà.

    4/ Nhớ Quê

    Xa quê nỗi nhớ thiết tha

    Vườn cây ao cá nếp nhà thân yêu

    Bờ tre ruộng lúa sáo diều

    Sương giăng mờ ảo lam chiều khói bay

    Quê hương thương nhớ lắt lay

    Nơi thời thơ ấu bao ngày nuôi ta

    Quê hương nơi chốn sinh ra

    Nhà tranh vách lá tiếng gà gáy trưa

    Kẽo cọt tiếng võng đong đưa

    Trời xanh mây trắng rặng dừa lao xao

    Trưa hè hóng mát cầu ao

    Đọng trong tâm khảm ngọt ngào mẹ ru

    Triền đê tiếng sáo vi vu

    Đồng quê xanh thắm lúa thu trổ cờ

    Nơi ta nuôi dưỡng ước mơ

    Nơi ta chập chững ngẩn ngơ trước đời

    Ta vì cuộc sống xa rời

    Nhà tranh mái lá cuộc đời bôn ba

    Buồn vui đều nhớ quê nhà

    Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

    Giờ đây cuộc sống vô thường

    Quê hương hai tiếng yêu thương đong đầy

    Ta dù có khắp đó đây

    Không gì có thể lấp đầy NHỚ QUÊ.

    5/ Nỗi Niềm Người Xa Quê

    Bao năm bươn chải ngược xuôi

    Tháng ngày vất vả xứ người kiếm ăn

    Đêm đêm lệ ướt mi tràn

    Cơm người, nước mắt hoà chan cõi lòng.

    Lúc trước, con luôn ước mong

    Lớn nhanh để thoát khỏi lòng mẹ thôi

    Tự do, bay nhảy với đời

    Làm việc mình thích, đến nơi mình cần.

    Tự mình chăm sóc bản thân

    Quyết định mọi việc chẳng cần ai lo

    Ôi… sao cái tuổi ấu thơ

    Hồn nhiên mơ ước đợi chờ lớn nhanh.

    Bây giờ con đã trưởng thành

    Giữa cái xã hội mỏng manh tình người

    Bon chen, cãm bậy cuộc đời

    Với nhiều sóng gió biển khơi muôn trùng.

    Mình con nhỏ bé, mông lung

    Sợ không đủ sức vượt trùng dương kia

    Làm về trằn trọc đêm khuya

    Nhớ nhà, nước mắt đầm đìa gối chăn.

    Làm thuê kiếp sống gian truân

    Chỉ mong số phận xoay vần mà thôi

    Con còn dại lắm mẹ ơi

    Giờ con chỉ ước về thời ấu thơ.

    6/ Tìm Về Đất Mẹ

    À ơi cơn gió ở đâu

    Giấu vào giấc ngủ phủ màu giấc mơ

    Hoàng hôn cuối bãi ngẩn ngơ

    Êm đềm khúc hát trẻ thơ thuộc lòng

    À ơi con cá dưới đồng

    Con gà cục tác lòng vòng quanh sân

    Hàng dừa bụi chuối bâng khuâng

    Khóm ngò giàn mướp bao lần trổ bông

    Luống cải chẳng kịp trổ ngồng

    Mẹ hái thoăn thoắt băng đồng chợ xa

    Lúa xong tiếp nối dưa cà

    Mỗi mùa mỗi sắc quanh nhà xanh tươi

    Bữa cơm canh cá rau mùi

    Dĩa rau chén mắm ngậm ngùi tình quê

    Nước ròng lại lớn bờ đê

    Con sông mấy khúc lối về như in

    Nhớ cha mẹ sống một mình

    Cả bầy con cháu mưu sinh xứ người

    Con thèm như trẻ lên mười

    Lon ton giăng nắng nụ cười chon von

    Đất nghèo tình nghĩa sắc son

    Đậm đà chất phác vuông tròn thủy chung

    Tháng mười lũ đến rưng rưng

    Mênh mông nước nổi cá từng đàn bơi

    Phù sa bên lỡ bên bồi

    Tình người bám đất một lời khắc ghi

    Khi nào mỏi cánh thiên di

    Tìm về đất mẹ như khi chào đời.

    7/ Nỗi Niềm Người Viễn Xứ

    Nhìn mây trôi khuất chân trời

    Dạt dào nỗi nhớ chơi vơi quê nhà

    Con đi cách biệt phương xa

    Xứ người con thiếu mặn mà tình quê

    Ơn cha nghĩa mẹ tràn trề

    Khắc sâu trong dạ bóng quê hương mình

    Thầm mong ngày đẹp nắng xinh

    Con về ôm trọn nghĩa tình mẹ cha

    Hoàng hôn nhường chỗ chiều tà

    Dâng trào nỗi nhớ xót xa tim buồn

    Sông sâu nhờ có suối nguồn

    Đạo con chưa trọn nỗi buồn nào hơn?

    Tạc lòng ghi nhớ công ơn

    Tình cha nghĩa mẹ lớn hơn mây trời

    Nhớ sao tiếng mẹ ru hời

    Giọng trầm cha đọc những lời thơ hay

    Dẫu cho xa cách chân mây

    Xứ người con vẫn đêm ngày nhớ quê!

    8/ Nhớ Cơm Quê

    Chiều chiều khói tỏa mùi rơm

    Bàn tay mẹ nấu bữa cơm quê mùa

    Mồng tơi, rau đắng, canh cua

    Tép rang, cà pháo muối chua ăn cùng.

    Cá nẹp kho với quả sung

    Thơm lừng lối xóm đi xa nhớ nhiều

    Cơm được mẹ nấu bằng niêu

    Gạo mùa chiêm mới nức chiều miền quê.

    Mâm cơm đâu có gì nhiều

    Mà sao ấm áp cả đời khó quên

    Mẹ cha yêu mến kề bên

    Trong mơ vẫn thấy hiện lên rõ ràng.

    Một chiều đông lạnh ngỡ ngàng

    Cơm quê nhớ quá, khẽ khàng làm thơ

    Nhớ tuổi thơ đến ngẩn ngơ

    Ước gì trở lại như mơ một lần.

    9/ Về Đà Nẵng cùng em

    Anh có về Đà Nẵng với em không

    Thành phố miền trung chưa một lần em đến

    Nhưng trong tim đã muôn vàn thương mến

    Đợi ngày thơ ta kết nối nhịp cầu.

    Em đã đợi ngày này từ rất lâu

    Mong một lần đến thăm thành phố trẻ

    Qua đạn bom vươn mình lên mạnh mẽ

    Như chàng trai mang sức sống diệu kì

    Hãy về nhé anh và dắt em đi

    Thăm Bà Nà Hill đẹp như trong cổ tích

    Ngắm sông Hàn bầu trời đêm tĩnh mịch

    Lễ hội hoa đăng, phố cổ rợp sắc màu.

    Hẹn hò nhé Anh mình sẽ tìm thấy nhau

    Cho dù ta chưa một lần gặp gỡ

    Tình thi nhân tấm lòng luôn rộng mở

    Với trang đời, với Đà Nẵng thân yêu!!!

    Khám phá chùm thơ về Đà Nẵng hay nhất đã được cập nhật. Bạn sẽ thấy nhiều hình ảnh quen thuộc của thành phố, cầu Rồng, sông Hàn, chùa Linh Ứng… được thể hiện qua câu chữ.

    Tổng hợp thơ về quê hương đất nước cho trẻ hay nhất

    Tình yêu quê hương chảy trong máu, trong tim và ngày càng trở nên sâu đậm hơn khi được bồi dưỡng từ nhỏ. Vậy nên có khá nhiều câu thơ về quê hương dễ đọc, dễ thuộc dành cho trẻ.

    câu thơ về quê hươngcâu thơ về quê hươngNhững câu thơ về quê hương cho trẻ nhỏ

    Ngay từ tấm bé, các em đã được dạy về lòng yêu nước, yêu quê, yêu xóm làng, yêu gia đình để có một tâm hồn đẹp, hướng về tổ quốc dù đi đâu.

    1/ Em Ước Mơ Làm Bộ Đội Hải Quân

    Đây Trường Sa

    Đây Hoàng Sa

    Mảnh đất thiêng

    Hùng vĩ

    Nơi máu thịt

    Của bao người

    Đã ngã xuống

    Và hy sinh

    Quên thân mình

    Để bảo vệ

    Quê hương

    Giữ bình yên

    2/ Em Mong Ước Cho Tổ Quốc

    Lớn lên

    Khoác trên mình

    Bộ áo lính

    Chú hải quân

    Ngày đêm

    Canh gác

    Vùng đất thiêng

    Giữ bình yên

    Và bảo vệ

    Chủ quyền

    Đất nước

    Của Việt Nam.

    3/ Quê Em Vùng Biển

    Quê em ở vùng biển.

    Phong cảnh đẹp vô cùng.

    Nước biển xanh mênh mông.

    Sóng xô tràn bãi cát.

    Sớm ngày vang tiếng hát.

    Từng đoàn thuyền ra khơi.

    Chiều ngả bóng mặt trời.

    Thuyền về đầy ắp cá.

    Quê em giàu đẹp quá!

    Em tha thiết yêu quê.

    4/ Vẽ Quê Hương

    Bút chì xanh đỏ

    Em gọt hai đầu

    Em thử hai màu

    Xanh tươi, đỏ thắm

    Em vẽ làng xóm

    Tre xanh, lúa xanh

    Sông máng lượn quanh

    Một dòng xanh mát

    Trời mây bát ngát

    Xanh ngắt mùa thu

    Xanh màu ước mơ…

    Em quay đầu đỏ

    Vẽ nhà em ở

    Ngói mới đỏ tươi

    Trường học trên đồi

    Em tô đỏ thắm

    Cây gạo đầu xóm

    Hoa nở chói ngời

    A, nắng lên rồi

    Lá cờ Tổ quốc

    Bay giữa trời xanh…

    Chị ơi bức tranh

    Quê ta đẹp quá!

    Những bài thơ về quê hương, biển đảo

    Tuyển tập những bài thơ hay về quê hương không thể không nhắc đến chùm thơ về biển đảo. Đây là lời tuyên bố hùng hồn, thẳng thắn về chủ quyền.

    những bài thơ về quê hươngnhững bài thơ về quê hươngTổng hợp bài thơ về quê hương, biển đảo

    Không chỉ là những nơi ta có thể đặt chân, ngoài khơi xa vẫn còn những mảnh đất, nơi người Việt Nam máu đỏ da vàng đang đấu tranh giành từng tấc đất.

    1/ Lời Biển Gọi…

    Ai nghe chăng tiếng kêu than của biển.

    Mang uất hờn sóng gió giữa trùng khơi.

    Như khẽ gọi đàn con mau thức tỉnh.

    Đừng say nồng bởi những giấc chiêm bao..

    Ai nghe chăng tiếng thét gào của biển.

    Nổi niềm riêng thổn thức của quê hương.

    Ngàn đảo nhỏ bao niềm thương nỗi nhớ.

    Mong đàn con trong từng phút từng giờ.

    Lời biển gọi chính là lời mẹ gọi.

    Đàn con ơi,hãy đem hết tình thương

    Chắc tay súng giữ bình yên biển đảo.

    Là máu xương là núm ruột quê hương.

    Ai có nghe chăng lời ru của biển.

    Mặn nồng hương muối,bóng mát dừa xanh.

    Hãy cùng nhau giữ biển đảo an lành.

    Thuyền lũ lượt cập bờ khoang đầy cá.

    Ai nghe chăng với tiếng lòng biển gọi.

    Quân xâm lăng đang dày xéo biển khơi.

    Máu dân mình đã đổ hởi người ơi.

    Đoàn kết lại đồng lòng cùng giữ biển.

    2/ Tình Yêu Biển Đảo

    Em đứng nơi đây trên hòn đảo ngọc

    Phú Quốc ơi đã đẹp lại giàu

    Mặc cho gió chiều sóng vỗ lao xao

    Từng đôi chim nhạn lượn bay ôm sóng bạc

    Em có nghe chăng nơi dòng suối hát

    ai tạc mà nên tên gọi Suối Tranh

    để ta đắm mình như hòn đá nhỏ

    nghe mãi lời ru của biển quê mình

    Anh đưa em lên đồi hoa mộng

    hái sim rừng trên đất đảo chiều qua

    tim tím đồi hoang bài thơ xưa đó

    uống lưng bát nước đi tìm người xa

    Anh trao em vòng tay đính ngọc

    như chạm vào quà của đại dương

    để mai sau dù xa vẫn nhớ

    lính biên phòng canh giữ quê hương

    Anh hãy là biển nhé

    em xin làm đảo thôi

    vì tình yêu ngàn năm muôn thuở

    biển vẫn mênh mông ôm đảo vào lòng.

    3/ Biển Đảo Và Em

    Chiều xuân ngắm áng mây trôi

    Yêu người thưở ấy bồi hồi nhớ nhung

    Én bay tìm bạn trên rừng

    Rủ bầy dang cánh lâng lâng giữa trời

    Bâng khuâng len lỏi hồn tôi

    Đại dương nước biếc chưa mờ còn đây

    Đảo xưa kỷ niệm vơi đầy

    Long lanh sóng bạc ngất ngây đầu thuyền

    Tiễn đưa ngày tháng khó quên

    Ngậm ngùi dĩ vãng một miền đã qua

    Trăng lên rải ánh bao la

    Dừa nghiêng xoã tóc gợi ma trên đồi

    Biển còn mong ngóng một người

    Mắt nhìn tinh tú xa xôi ngân hà

    Đẹp sao dáng dấp ngọc ngà

    Bước chân trên cát thướt tha bãi dài

    Sóng xô quyện cảnh mây bay

    Núi rừng sương phủ say say cuộc tình

    Du dương ngày tháng đôi mình

    Trăng soi biển vắng lung linh sao trời

    Nhớ sao ngàn dặm trùng khơi

    Lênh đênh một hướng tứ thời mênh mông

    Đêm xuân mơ tới má hồng

    Biển xanh đảo lặng bềnh bồng nước non

    4/ Mơ Về Biển Đảo

    Từ đất liền em mơ về nơi anh

    Là mơ về ngoài khơi xa xôi lắm

    Nơi biển biếc mênh mông ngàn con sóng

    Anh canh trời canh biển đảo quê hương.

    Khi biển trời thăm thẳm một màu xanh

    Hay bão tố phong ba về dữ dội

    Anh vẫn bám biển trời cùng đồng đội

    Chẳng kẻ thù nào ngăn nổi anh đâu.

    Anh giữ trời cao, biển rộng, biển sâu

    Bằng nhiệt huyết lòng người yêu tổ quốc

    Với trái tim hòa bình trong lòng ngực

    Yêu tự do chẳng sợ kẻ thù nào.

    Nếu hung hăng chúng liều lĩnh tiến vào

    Ta sẽ đánh như Bạch Đằng xưa ấy

    Ta sẽ đánh cho chìm sâu xuống đáy

    Dưới màu cờ tổ quốc đỏ tung bay.

    Em mơ thấy anh nở nụ cười tươi

    Rồi gửi về em qua từng con sóng

    Em nhận được là tình yêu cháy bỏng

    Của lính xa nhà giữ biển đảo quê hương.

    Em ước gì được ra đấy cùng anh

    Canh biển đảo như những người lính trẻ

    Ôi tổ quốc còn gì vui hơn thế

    Ta gọi tên người trong cả những cơn mơ.

    5/ Biển Gọi

    Chưa bao giờ biển ồn ào đến thế

    Tiếng sóng về từ bãi đá trường sa

    Bão từ đâu ủ giấc mơ tai họa

    Làm hoang mang đến cả địa cầu

    Hạt muối mặn, con cá câu đắng chát

    Là mồ hôi, là xương máu thịt da

    Từ hạt cát, dải san hô bãi đá

    Còn hằn nguyên dấu tích ông, cha

    Biển đảo gọi những đứa con Bách Việt

    Từ khắp muôn phương chung hướng tìm về

    Rèn trí lực, đúc lời thề son sắt

    Hóa lũy thành đồng giữ biển quê hương.

    6/ Trường Sa Ước Hẹn

    Ta gặp nhau giữa trời xuân gió lộng.

    Mình hẹn hò, hoa cỏ rộn ràng vui.

    Mây phất phơ, hoa nắng nở xinh tươi.

    Gió mang đến, hương tình yêu ngào ngạt.

    Ta yêu nhau giữa biển trời dào dạt.

    Biển ru tình, ngây ngất ngỏ lời thương.

    Đôi hải âu, e ấp dệt uyên ương.

    Cơn sóng biển, say men tình bến mộng.

    Ta hẹn nhau giữa trời yên gió lặng.

    Hạm đội Tàu, sạch bóng đảo Trường Sa.

    Trả bình yên, cho biển đảo quê nhà.

    Lòng phơi phới, tình ta nồng duyên thắm.

    7/ Tình Anh Lính Đảo

    Có những lúc phong ba gió bão

    Giữa trùng khơi biển đảo sóng ngầm

    Vẫn ghì vững chắc hồn tâm

    Lướt qua tất cả thăng trầm nguy nan

    Người chiến sĩ vô vàn dũng cảm

    Chí kiên cường chẳng dám thở than

    Vì dân sống chết đâu màn

    Câu thề oanh yến hợp tan phải đành

    Gác lại giấc mơ xanh chồng vợ

    Anh lên đường trả nợ nước non

    Quê cha đất mẹ có còn

    Duyên mình sẽ đặng sắt son ngàn đời

    Chính lẽ đó nào vơi suy nghĩ

    Giữ yên bờ định lý an gia

    Mai kia trở lại một nhà

    Kết tình chung thủy hai ta kiếp này.

    Chùm thơ quê hương đất nước của các tác giả nổi tiếng

    Xuân Diệu, Tố Hữu, Xuân Quỳnh hay Nguyễn Đình Thi là những nhà thơ có nhiều tác phẩm đã đi vào sách giáo khoa về chủ đề quê hương.

    1/ Đất nước – Xuân Diệu

    Tôi đứng bờ sông Lam

    Tự núi chàm chảy đến;

    Đường bóng tre thân mến

    Đưa tới bến đò Cung;

    Tôi sang rú Treo, thấy biếc rừng thông;

    Đi khúc nữa, tôi giữa đồng lúa dịu:

    Ôi cái cuộc bao vây huyền diệu

    Những là chè, là mít, những là cau!

    Những là chòm, là xóm đẹp như nhau!

    Quay bốn phía, chỉ một màu: Đất Nước.

    Thoang thoảng hương cau lồng phía trước,

    Rập rờn lá mít ánh đằng sau.

    Những sân con liền tiếp những vườn rau,

    Những mái rạ bền lâu như vạn thuở.

    Và bờ giếng gốc đa đều rạng rỡ

    Bước nông dân phát động dẫm trên đường:

    Xã Cát Văn, một mảnh đất Thanh Chương,

    Mà tôi thấy cả quê hương nước Việt.

    Trong chiến đấu, tình yêu càng thắm thiết:

    Khi tốn công trèo hái, trái ngon hơn;

    Tay vỡ hoang, ruộng mới quý như con;

    Cày cấy khổ, nên thóc liền với ruột.

    Làng quê kia, trước tôi nhìn lạnh nhạt,

    Khách thị thành vênh váo tạt vài hôm;

    Từ khi làm cán bộ Đội về thôn,

    Làng quê ấy tôi chăm nom khuya sớm.

    Móc đất đắp bờ, lội bùn bì bõm;

    Cơm khoai xẻ bát, giường nát chung nằm;

    Đèn hắt hiu khêu gợi uất ngàn năm,

    Đêm tố khổ chẳng ai cầm nước mắt;

    Xong buổi họp chòm, mệt người ngây ngất;

    Tiếng hô rần rật Đại hội Nông dân;

    Giữa đầu đường, tên địa chủ toàn thân

    Như cái dẻ trước dân cày bão táp;

    Hai tháng đổi đời, long trời, lở đất,

    Bạn cố bần vùng dậy tựa vừng đông:

    Tôi với nông dân đấu cật, chung lòng,

    Chung câu hò, tiếng thét, lời mong,

    Tôi suy nghĩ, tuyên truyền, động viên, xếp đặt,

    Như tôi đã đổ mồ hôi, sôi nước mắt

    Ướt xuống đồng, rơi vào đất Cát Văn:

    Nên đến nay tôi thấy đẹp vô ngần

    Mỗi mạch máu, mỗi đường gân đất nước.

    Cuộc phát động đã xe dây ràng buộc

    Tâm hồn tôi liền chặt với non sông;

    Thấy nông dân, tôi hiểu bức thành đồng;

    Sâu một xã, tôi thấu toàn tổ quốc.

    Và từ ấy lòng tôi mê đất nước

    Như chiến dịch về, anh bộ đội lớn thêm

    Thiết tha nhìn giòng sông chảy xanh êm

    Và ánh đẹp chiều vàng trên ruộng lúa

    Anh hò hẹn máu anh dù có

    Sẽ giữ tròn làng mạc với đồi nương.

    Bởi vì:

    Nghìn năm Tổ quốc, quê hương

    Là hòn đất trộn với xương máu mình.

    2/ Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong – Xuân Diệu

    Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong.

    Ông đồ Nghệ đeo khăn gói đỏ

    Vượt đèo Ngang, kiếm nơi cần chữ.

    Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong.

    Hai phía đèo Ngang: một mối tơ hồng.

    Quê cha Hà Tĩnh đất hẹp khô rang,

    Đói bao thuở, cơm chia phần từng bát.

    Quê mẹ gió nồm thổi lên tươi mát.

    Bình Định lúa xanh ôm bóng tháp Chàm.

    Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong.

    Ông đồ nho lấy cô làm nước mắm.

    Làng xóm cười giọng ông đồ trọ trẹ,

    Nhưng quý ông đồ văn vẻ giỏi giang.

    Bà ngoại nói: tôi trọng người chữ nghĩa,

    Dám gả con cho cách tỉnh, xa đàng.

    Tiếng đàng trong, tiếng đàng ngoài quấn quít

    Vào giữa mái tranh, giường chõng, cột nhà.

    Rứa, mô, chừ? cha hỏi điều muốn biết.

    Ngạc nhiên gì, mẹ thốt: úi chui cha!

    Con trong võng êm lành kêu kẽo kẹt

    Ru tuổi thơ theo hai điệu bổng trầm.

    Mẹ thảnh thót: qua nhớ thương em bậu;

    Cha hát dặm bài “Phụ tử tình thâm”.

    Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong.

    Muốn ăn nhút, thì về quê với bố.

    Muốn ăn quýt, ăn hồng, theo cha mày mà về ngoài đó,

    Muốn uống nước dừa, ăn xoài chín đỏ,

    Muốn ăn bánh tét, bánh tổ,

    Thì theo tao, ở mãi trong này.

    Đội ơn Thầy, đội ơn Má sinh con.

    Cảm ơn Thầy vượt đèo Ngang bất kể!

    Cảm ơn Má biết yêu người xứ Nghệ;

    Nên máu con chung hòa cả hai miền.

    3/ Chào Hạ Long – Xuân Diệu

    Ta chào ngươi, Hạ Long nghìn vạn đảo

    Vạn hòn gieo trên sóng biếc trập trùng;

    Bia biển trời với đá xinh kỳ ảo

    Dựng muôn đời ca vẻ đẹp non sông!

    Ta vào vịnh Hạ Long, hồn diễm lệ

    Trải tung ra, quăng lưới bắt muôn trùng.

    Đảo gọi đảo, bể lượn rồng giữa bể,

    Ta ngả chào vừng non nước Hạ Long!

    Đây bản thảo tạo vật còn nặn dở.

    Núi, đảo, mây, – đá cùng sóng ngổn ngang.

    Đá thuở trước khổng lồ chơi ném thử,

    Cây trên mình còn hương vị hồng hoang.

    Tàu ta làm chiếc thoi con dệt biển,

    Hồn ta làm con én liệng trong không;

    Một trang nước trải như vào vĩnh viễn;

    Một trang trời chim, với gió song song.

    Ôi bao nhiêu, bao nhiêu hào khí đẹp,

    Áo Hạ Long Tổ quốc mặc oai hùng!

    Mắt ngắm mãi. Lòng hãy còn kinh ngạc.

    Tàu ta qua rồi, đẹp vẫn mênh mông.

    4/ Lá đỏ – Nguyễn Đình Thi

    Gặp em trên cao lộng gió

    Rừng lạ ào ào lá đỏ

    Em đứng bên đường như quê hương

    Vai ác bạc quàng súng trường.

    Ðoàn quân vẫn đi vội vã

    Bụi Trường Sơn nhoà trời lửa.

    Chào em, em gái tiền phương

    Hẹn gặp nhau nhé giữa Sài Gòn.

    Em vẫy cười đôi mắt trong.

    5/ Quê hương Việt Bắc – Nguyễn Đình Thi

    Hoa lau phơ phất quấn chân

    Gió cháy mặt người chiến sĩ

    Rời đồng bằng lên rừng núi

    Ta đi đã mấy mùa xuân

    Sơn La những lũng đầy sương

    Những đồi vàng hoe lúa chín

    Những buổi rời tay bịn rịn

    Châu đi quấn quýt bờ mương

    Còn đâu những bản mường yêu dấu

    Giặc đến trời hoang đất ngập tro

    Nhớ bước lui quân lòng rỏ máu

    Ôi nắm xôi bà cụ Thái cầm cho

    Lòng ta vẫn ở trên Tây Bắc

    Những đêm thao thức tiếng từ quy

    Ta khóc hờn căm thề giết giặc

    Sông Đà ơi ta sẽ trở về

    Từ những ngày đầu non nớt ấy

    Ta đã đi – đi tới không ngừng

    Trên những con đường đầy lửa cháy

    Lòn ta nặng nghĩa quê hương

    Lòng ta không ngừng ca hát

    Ôi những núi chàm sáng ngời

    Ta yêu những rừng Việt Bắc

    Nơi ta khôn lớn lên người

    Quê hương ta núi sông lộng lẫy

    Mỗi lần vùng dậy lại đẹp hơn

    Mỗi tấc đất ngày đêm bỏng giẫy

    Mỗi lòng người như nước suối trong

    Cao Bằng đèo lên cao vút

    Mây trắng gọi người đi xa

    Ta đạp quân thù ngã gục

    Ta chào thế giới về ta

    Lạng Sơn rừng hồi lộng gió

    Đêm đêm vang tiếng cọp gầm

    Sông Kỳ Cùng ào ào sóng đổ

    Những ngày mải miết hành quân

    Sông Thoa hiền từ cuộn đỏ

    Ta về chiến thắng huy hoàng

    Chị lái đò cười đon đả

    Chào anh bộ đội sang ngang

    Ta yêu những dòng sông Việt Bắc

    Đã bao lần tiễn bước quân đi

    Đã bao lần đục ngầu máu giặc

    Những bờ sông kể chuyện thầm thì

    Ta yêu những buổi trưa đầm ấm

    Em bé trồng rau đuổi lũ gà

    Ta yêu những nẻo đường thêu nắng

    Chưa bao giờ đẹp như bây giờ

    Đất nghèo càng chắt chiu yêu quý

    Củ mài Yên Bái sắn Tuyên Quang

    Gian khổ đã nuôi lòng chiến sĩ

    Ta yêu bà mẹ Mán Cao Lan

    Còn đây mãi sông Lô sông Chảy

    Đại bác gầm lên tiếng tự hào

    Lửa Phố Ràng, phố Lu còn cháy

    Bến Bình Ca sóng vỗ xôn xao

    Ta tới núi xanh và suối bạc

    Ngang trời Tam Đảo đứng nghiêng nghiêng

    Ôi Cao Vân, Phú Minh, Quảng Nạp

    Trái tim ta đập ở Thái Nguyên

    Mỗi tảng đá gốc cây bờ cỏ

    Như thiêng liêng phơ phất bóng cờ

    Ta đã tìm cây đa lịch sử

    Hòn đất chôn rau nước Cộng hoà

    Một nhà sàn đơn sơ vách nứa

    Bốn bên suối chảy cá bơi vui

    Đêm đêm cháy hồng lên bếp lửa

    Ánh đèn khuya còn sáng trên đồi

    Nơi đây sống một người tóc bạc

    Người không con mà có triệu con

    Nhân dân ta gọi Người là Bác

    Cả đời người là của nước non

    Việt Bắc quê hương ta sáng chói

    Đất tự do của những anh hùng

    Chim bay rợp trời mây rộng rãi

    Quân đi rung chuyển những sông rừng

    Bàn tay trắng ta giằng lấy súng

    Chân không giầy đạp nát đồn Tây

    Trong áo rách lòng ta có Đảng

    Giữa nghìn dông bão chẳng lung lay

    Người chiến sĩ bước đi phơi phới

    Nắng mưa Việt Bắc đã vàng người

    Chiều chiều ca hát quê hương mới

    Mỗi bước đi lòng một thắm tươi.

    6/ Người con gái Việt Nam – Tố Hữu

    Em là ai? Cô gái hay nàng tiên

    Em có tuổi hay không có tuổi

    Mái tóc em đây hay là mây là suối

    Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông

    Thịt da em hay là sắt là đồng?

    Cho tôi hôn bàn chân em lạnh ngắt

    Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt

    Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh

    Trên mình em đau đớn cả thân cành!

    Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng

    Em đã sống lại rồi, em đã sống!

    Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung

    Không giết được em, người con gái anh hùng!

    Ôi trái tim em, trái tim vĩ đại

    Còn một giọt máu tươi còn đập mãi

    Không phải cho em. Cho Lẽ phải trên đời

    Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người!

    Từ cõi chết, em trở về, chói lọi

    Như buổi em đi, ngọn cờ đỏ gọi

    Em trở về, người con gái quang vinh

    Cả Nước ôm em, khúc ruột của mình.

    Em đã sống, bởi vì em đã thắng

    Cả Nước bên em, quanh giường nệm trắng

    Hát cho em nghe như tiếng mẹ ngày xưa

    Sông Thu Bồn giọng hát đò đưa…

    Cả Nước cho em, cho em tất cả

    Máu tiếp máu, cho lại hồng đôi má

    Cho mái tóc em xanh lại ngày xuân

    Cho thịt da em lại nở trắng ngần!

    Em sẽ đứng trên đôi chân tuổi trẻ

    Đôi gót đỏ lại trở về quê mẹ

    Em sẽ đi, trên đường ấy thênh thang

    Như những ngày xưa, rực rỡ sao vàng!

    Ôi đôi mắt của em nhìn, rất đẹp

    Hãy sáng mãi niềm tin tươi ánh thép

    Như quê em gò nổi Kỳ Lam

    Hỡi em, người con gái Việt Nam!

    7/ Bài thơ Hi vọng Tố Hữu

    Liên Xô nở trước đời tôi ba tuổi

    Hai mươi xuân gội nhựa ướt đầu xanh

    Có bao nhiêu đem khởi cuộc hành trình

    Tôi chất cả vào rương còn lưng lẻo

    Ồ vui quá! Rộn ràng trên vạn nẻo

    Bốn phương trời và sau dấu muôn chân

    Cũng như tôi, tất cả tuổi đương xuân

    Chen bước nhẹ trong gió đầy ánh sáng

    Tay hái sắc giầu như trăm móng ráng

    Đường thơm tho như mật bộng trưa hè

    Không gian hồng như giấc mộng đê mê

    Tim bồng bột hát những lời âu yếm…

    Anh, bước lại cùng tôi, ta sẽ nếm

    Bên đường đây, đôi ba trái ngọt hiền

    Vui ăn đi! Có lẽ một bà tiên

    Đã để đó cho những hồn thanh khiết.

    Khoan khoái chút như trong ba bữa tết

    Rồi đứng lên, ta lại bước vang đường

    Toả đầy nơi hơi mát của muôn sương

    Và của gió nhịp tưng bừng linh hoạt!

    Cứ như thế, cho tối ngày giải thoát

    Cả loài ta. Và khi đó, Tự nhiên

    Sẽ trố nhìn, ngơ ngác, lớp thanh niên

    Xây thế giới cao quá trời xa thẳm.

    Lời kết

    63 bài thơ về quê hương được tổng hợp từ những tác phẩm văn học kinh điển lẫn thơ tự sáng tác của nhiều tác giả. Với nội dung đa dạng phong phú, đây là nguồn cảm xúc dạt dào của bất cứ người con nào.

    Khám phá thêm những chùm thơ đặc sắc, thơ xa quê nhớ nhà cùng nhiều thể loại khác tại trang thơ.

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Trần bông hay chần bông là đúng chính tả?

    Trần bông hay chần bông là đúng chính tả?

    Trần bông hay chần bông, cách sử dụng chuẩn xác được Cảnh sát chính tả The Poet giải mã với những phân tích chi tiết và ví dụ minh họa sinh động.

    Trần bông hay chần bông? Từ nào đúng chính tả?

    Chần bông là cách viết đúng theo hệ thống tiếng Việt hiện nay. Ngược lại, trần bông là sai chính tả mặc dù khá tương đồng.

    Sử dụng từ ngữ chuẩn xác là yếu tố quan trọng, phản ánh sự thận trọng và chỉn chu của người dùng. Ngoài ra, tuân thủ quy tắc tiếng Việt còn thể hiện sự tôn trọng với ngôn ngữ và đối tượng đang tiếp nhận thông tin.

    trần bông hay chần bông Chần bông là cách sử dụng chính xác

    Chần bông nghĩa là gì?

    Chần bông là hành động may nhiều đường để ép các lớp bông vào với nhau. Từ này thường được sử dụng như danh từ, gắn liền với các chất liệu bằng vải như chăn, quần, áo,…

    Ví dụ minh họa:

    • Chăn chần bông thường được sử dụng vào thời điểm giao mùa như thu đông, xuân hạ,..
    • Bà ngoại đích thân làm một chiếc chăn chần bông để tặng cho cháu gái làm của hồi môn
    • Chiếc áo chần bông này rất quý giá với tôi bởi đây là kỷ vật duy nhất mà ông để lại trước khi mất.
    • Lớp vỏ đã được may xong, chỉ đợi chần bông vào bên trong nữa là mọi công đoạn được hoàn tất.

    Trần bông nghĩa là gì?

    Trần bông chỉ là một biến thể không chính xác. Do đó, từ này không truyền tải bất kỳ ý nghĩa độc lập nào khác.

    Do sử dụng nhầm lẫn giữa âm “tr” và “ch”, trần bông và chần bông thường xuyên bị sử dụng lẫn lộn. Lỗi này khá phổ biến trong giao tiếp, đặc biệt là các địa phương ở phía Bắc.

    Kết luận

    Giải đáp trần bông hay chần bông là đúng chính tả là kiến thức bổ ích giúp bạn tự tin hơn khi sử dụng tiếng Việt. Hy vọng những chia sẻ của The Poet đã giúp bạn hiểu thêm về hệ thống ngôn ngữ hiện nay.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Sự thật về 12 cách suy luận lô đề Miền Bắc

    Sự thật về 12 cách suy luận lô đề Miền Bắc

    12 cách suy luận lô đề được nhiều người áp dụng  TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN.org đã tổng hợp. Tuy vậy, hiệu quả của chúng có thực sự chính xác hay là chiêu trò của chính nhà cái để người chơi bơm tiền vào trang của họ?

    Chúng tôi không khuyến khích bạn kiếm tiền từ trò chơi này!

    Luận số đề là gì?

    Luận số đề được hiểu là những tính toán dựa trên các yếu tố hay dữ liệu để có thể tìm ra được những con số có khả năng xuất hiện lớn nhất trong đợt quay xổ số kế tiếp.

    Những người ra phương pháp tuyên bố “đây là cách suy luận lô đề tìm ra con số mà đặt cược trên cơ sở và lý luận rõ ràng”. Nhưng khi tìm hiểu, TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦNs không thể thấy bất kỳ cơ sở lý luận nào được đưa ra trong khai thác cầu, phân tích con số.

    Tất cả chỉ nói suông, sắp xếp ngang dọc miễn sao ra các con cầu cho bạn sử dụng. Vì vậy, bạn nên thận trọng nếu đang dự định sử dụng phương pháp này tìm cầu.

    Cách suy luận số đềCách suy luận số đề là dự đoán kết quả nhờ phân tích dữ liệu thực tế

    12 cách suy luận lô đề được nhiều người áp dụng

    Bạn hãy thử xem qua những cách luận đề đang được lan truyền trên mạng xã hội. Đội ngũ TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN đã rất bất ngờ khi vẫn nhiều người tin vào các cách này rồi áp dụng chúng:

    1/ Cách luận số đề qua con vật

    Tương truyền mỗi con vật đều tượng trưng cho một con số nào đó.

    Nếu bạn bắt gặp một con vật nào đó trong giấc mơ của mình thì đây có thể là điềm báo cho bạn biết là hôm nay bạn nên đánh con đề hay con lô nào phù hợp.

    Thậm chí, các nhà “luận số” online còn lập hẳn bảng đối chiếu (không có căn cứ nào) như sau:

    • 00: Trứng vịt
    • 01 – 73 – 90: Con cá trắng
    • 02 – 43 – 82: Con ốc
    • 03 – 42 – 82: Con ếch, con vịt
    • 04 – 47 – 87: Con công
    • 07 – 44 – 84: Con lợn
    • 06 – 48 – 88: Con hổ
    • 08 – 46 – 86: Con thỏ
    • 10 – 51 – 91: Con rồng
    • 11 – 50 – 21: Con chó
    • 42 – 57 – 92: Con ngựa
    • 21 – 61 – 52: Chim én
    • 22 – 62 – 66: Con chim bồ câu
    • 27 – 57- 67: Con rùa
    • 32 – 52 – 72: Con rắn
    • 33 – 14 – 73: Con nhện
    • 31- 17 – 71: Con tôm

    2/ Cách luận số đề xổ số theo vị trí câm

    Được biết lô câm là một trong những dấu hiệu đáng giá về cặp lô đề đẹp mà nhiều người chơi vẫn áp dụng. Hiện nay có hai loại lô câm là đầu câm và đuôi câm.

    Với cách luận này, không bên nào đưa ra được tỷ lệ chính xác ở đâu, nghiên cứu theo phương pháp nào hay tại sao chọn được. Trường hợp nào có thể chọn đầu đuôi câm cũng chỉ nói chung chung, không căn cứ. Kỳ lạ là vẫn có rất nhiều người áp dụng, học theo.

    3/ Cách suy luận số đề theo 12 con giáp

    Thêm một phương pháp soi số hài hước khác có liên quan đến con vật. Lúc này, họ tuyên truyền rằng bạn cũng có thể đối chiếu với 12 con giáp để tìm cầu. Như vậy, chỉ riêng các con vật đã gắn với một loạt các con số khác nhau để bạn chọn.

    Bảng số được thống kê rất chi tiết, không ai lý giải nổi tại sao có cách sắp xếp này, hầu hết mọi người chỉ chấp nhận và đặt cược:

    • Tý: 00, 86, 98, 36, 49, 61, 73, 85, 97
    • Sửu: 01, 13, 25, 37, 48, 60, 72, 84, 96
    • Dần: 02, 14, 26, 39, 51, 63, 75, 87, 99
    • Mão: 03, 15, 27, 38, 50, 12, 24, 62, 74
    • Thìn: 04, 16, 28, 40, 29, 41, 53, 54
    • Tỵ : 05, 17, 52, 64, 76, 88, 65, 77, 89
    • Ngọ: 06, 09, 21, 33, 45 66, 78, 90
    • Mùi: 07, 19, 31, 43, 55, 67, 79, 91
    • Thân: 08, 59, 71, 83, 97, 68, 80, 92
    • Dậu: 18, 30, 42, 54, 57, 69, 81, 93
    • Tuất: 10, 22, 35, 47, 20, 32, 94
    • Hợi: 11, 23,, 44, 56, 34, 46, 58, 70, 82

    Luận số đềLuận số đềSoi đề theo 12 con giáp đơn giản

    Có nhiều bộ số như vậy thì chọn theo con nào sẽ chuẩn xác? Đáp án là tiếp tục tùy may mắn của người chơi. Bạn thích luận số theo phong cách nào thì luận, chọn số nào thấy hợp là được. Vậy độ chính xác của phương pháp này là bao nhiêu % hay chỉ là cách bịp bợm để bạn có niềm tin đi đặt cược.

    4/ Cách suy luận lô đề miền Bắc cầu hiếm gặp

    Cầu hiếm gặp ít ra nhưng mà đã ra là có nghĩa bạn thắng lớn và có thể sẽ về nhiều nháy trong một ngày.

    Cách luận cầu có thể tính theo những vị trí sau đây:

    • Cầu tam giác ma thuật
    • Cầu góc đối xứng
    • Cầu góc khuyết thiếu

    Bạn nên xem thêm cờ bạc online bịp như thế nào, xem những chiêu trò lừa đảo cực tinh vi của nhà cái lởm tại đây. Từ đó có thể ra quyết định có nên vào tiền hay không.

    5/ Cách suy luận đề hôm nay theo cầu khuyết

    Đây là một trong những cách suy luận lô đề có tính ổn định (???) và cách bắt đơn giản nhất là lựa chọn số đẹp dựa theo lô khuyết một đầu của kỳ vừa qua.

    Ví dụ như: Trong dãy số 20, 21, 22, 24 đã về thì vị trí khuyết số 23 sẽ có tiềm năng về cao hơn trong ngày tiếp theo.

    Tuy nhiên, người chơi cũng nên dựa vào các yếu tố như lô kép, lô rơi, lô gan để lựa chọn được con số chính xác.

    6/ Cách luận lô đề hôm nay với cầu ghép các ngày

    Hình thức luận lô đề này là: Cầu ghép dựa vào lô đã về của ngày hôm trước để tìm ra những vị trí ghép đẹp. Từ đó, người chơi dự đoán cho lô về ngày hôm sau.

    Luận lô đềLuận lô đềKết hợp các loại cầu để soi đề chính xác

    Bí kíp ghép cầu lô để người chơi tham khảo:

    • Cầu 1: Con thứ nhất của giải tư và con cuối cùng của giải đặc biệt.
    • Cầu 2: Con thứ hai của giải năm và con đầu tiên của giải nhất.
    • Cầu 3: Con đầu của giải bảy và con giữa của giải đặc biệt.
    • Cầu 4: Con cuối của giải hai và con thứ năm của giải sáu.

    Đây là 4 cầu ghép hai càng được người chơi hay sử dụng và cũng có xác suất về lô rất cao trong đợt kế tiếp.

    7/ Cách luận số đề qua mơ

    Nếu bạn đã từng có giấc mơ đặc biệt mà khi thức dậy vẫn còn nhớ rất rõ từng chi tiết như: Mơ thấy đám ma, đám cưới, xác chết,… thì mỗi giấc mơ này đều gắn liền với các con số đặc biệt.

    Tuy nhiên, để suy luận trở nên hiệu quả thì bạn không nên tiết lộ cho người khác biết đến. Nhất là cặp số theo sổ mơ thường dễ về trong 1 đến 3 ngày, cho đến khi nào số đó ra thì ngưng.

    Dân sống bằng nghề cờ bạc chắc hẳn nắm kỹ các bộ số này. Nếu là người mới, bạn có thể tra cứu chúng tại các trang diễn dàn lô đề uy tín.

    8/ Luận lô đề theo bạc nhớ

    Đối với những người chơi có kinh nghiệm lâu năm thì có thể thấy rằng nếu hôm trước ra lô A thì xác suất đúng có thể lên đến 80% hôm sau sẽ ra lô B.

    Đây là một trong số cách suy luận để tìm ra mối liên quan giữa lần về của các cặp số, cũng như củng cố con lô mà mình đã lựa chọn.

    9/ Cách luận đề dựa theo tần suất nổ

    Mỗi con số sẽ có tần số ra khác nhau. Làm sao để nắm được hết các lô? Việc của người chơi là thống kê lại tất cả các cặp đã nổ ít nhất trong vòng 1 tháng với xác suất bao nhiêu.

    Sau đó, hãy lựa chọn cặp có tần số cao nhất – nhì nhưng không được nằm trùng với đợt về gần nhất. Rồi tính xác suất ba lô hay ra nhất để nuôi ⅓ hoặc cả ba lô đó.

    10/ Luận số đề gan hiếm gặp

    Đề gan là những con đề lỳ lợm, rất ít ra trong khoảng thời gian là 1 tháng, 2 tháng hay có thể là vài tháng.

    Muốn luận số đề theo gan cần phải thống kê lô về trong vòng 100 ngày gần nhất và lịch sử đề gan của nhà đài.

    Cách luận đềCách luận đềLuận đề nhờ lô gan

    Người chơi cần biết cách soi chéo, bạn muốn đánh con nào thì sẽ phải so hai con liền trước và liền sau xem con đó đã về chưa?

    11/ Cách luận số đề né lô rơi lại

    Các lô đã nổ là lô đã về trước đó, thường là lô đã nổ ngay ngày hôm trước thì xác suất về lại hôm sau là rất thấp.

    Nhiều người chơi lâu năm đã đúc kết ra kinh nghiệm từ lô đã nổ:

    • Loại các lô đã nổ ngay đợt trước.
    • Thống kê lại 3 – 5 kỳ gần nhất, và đánh lại toàn bộ lô ra trên ½.
    • Bắt lô rơi từ lô nhiều nháy: Chơi số lô đẹp nổ mạnh từ 2 nháy trở lên trong kì quay thưởng trước.

    12/ Cách suy luận lô đề dựa vào con gan

    Con gan là những lô mà đến 20 – 30 kỳ vẫn chưa về. Người chơi có thể nắm bắt thông tin về lô gan thông qua thống kê nhà đài.

    Bạn có thể lấy mốc đó làm chuẩn và đánh ngược lại trước 3 kỳ. Những người có kinh nghiệm nuôi lô tô gan cần chuẩn bị tâm lý và đánh gấp thếp.

    Xem thêm lập trình game cờ bạc để lấy số lô gan chuẩn xác từ các website đánh lô đề trực tuyến tại đây.

    Cách suy luận số đề có chính xác không?

    Không chính xác. Bạn có thể thấy, các phương pháp trên hoàn toàn chỉ bịp bợm để người chơi có thêm niềm tin đặt tiền vào đó. Độ chính xác cũng không thông qua nghiên cứu nào, họ chỉ phán bừa vài cách để bạn chọn số.

    Miễn là bạn cảm thấy con cầu đó đẹp và nạp tiền vào nhà cái rồi chơi, họ đã có một nguồn thu từ bạn.Tỷ lệ thắng khi chơi lô đề là rất thấp, bạn có áp dụng bao nhiêu phương pháp luận đi nữa cũng khó ăn tiền từ bộ môn này.

    Cách luận lô đềCách luận lô đềCách luận lô đề đảm bảo chính xác hơn 90%

    Nếu lì lợm quyết chơi, bạn hãy xem thêm Báo là gì GenZ. Vì rồi cũng đến một ngày bạn thuộc nhóm báo con, báo cha báo mẹ, báo vợ, chồng, anh chị em họ hàng này.

    Lời kết

    Trên đây là những thông tin và cách suy luận lô đề hiệu quả để các bạc thủ tham khảo. Hãy nắm rõ thật kỹ từng phương pháp và thực hành liên tục để có nhiều kinh nghiệm hữu ích.

    Dựa vào những suy luận đơn giản và thần chú may mắn thì người chơi có thể dễ dàng nâng cao cơ hội chiến thắng giải cao rất nhiều đó.

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Con ngang hay con ngan đúng chính tả?

    Con ngang hay con ngan đúng chính tả?

    Con ngang hay con ngan viết đúng chính tả là thắc mắc của nhiều người. Hãy cùng Cảnh sát chính tả The Poet Magazine tìm hiểu cách phát âm chuẩn và nghĩa của các từ này.

    Con ngang hay con ngan? Từ nào đúng chính tả?

    Trong từ điển tiếng Việt, từ “con ngan” là đúng chính tả, nhằm chỉ một con vật. Từ “con ngang” là từ không xuất hiện trong từ điển, từ này bị sai chính tả, không có ý nghĩa nào.

    Trong hai từ “con ngang” và “con ngan” từ nào viết đúng

    Giải thích nghĩa các từ

    Để phát âm chuẩn các từ bạn phải hiểu nghĩa của từ và sử dụng đúng hoàn cảnh.

    1/ Con ngan nghĩa là gì?

    Con ngan là tên gọi một con vật họ hàng nhà vịt, ngỗng. Con vật này bắt nguồn từ Nam Mỹ và nuôi phổ biến ở Việt Nam. Loài này dễ nuôi và mang lại năng suất cao hơn gà về cả trứng và thịt. Ở Việt Nam thường gọi con ngan là vịt xiêm.

    Đặc điểm nhận dạng của ngan là tiếng kêu khàn hơn vịt, mỏ dẹt, cặp chân ngắn, trán phẳng hơn.

    Ví dụ:

    • Bố tôi hôm nay thịt con ngan để chiêu đãi khách
    • Mẹ tôi mua 10 con ngan về để nuôi.

    2/ Con ngang nghĩa là gì?

    Con ngang là từ bị viết sai chính tả, từ này vô nghĩa. Vì vậy, từ này không được sử dụng khi giao tiếp hay giảng dạy và áp dụng trong các giấy tờ văn bản.

    Kết luận

    The Poet Magazine đã lý giải chi tiết ý nghĩa và cách viết đúng của hai từ con ngang hay con ngan. Hãy lưu ý các từ này để tránh mắc phải lỗi sai chính tả.

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Hiểu nhầm hay hiểu lầm là đúng chính tả?

    Hiểu nhầm hay hiểu lầm là đúng chính tả?

    Hiểu nhầm hay Hiểu lầm từ nào đúng chính tả? Để TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN giúp bạn phân tích ngữ nghĩa và xem đâu là từ đúng. Giải thích ý nghĩa kèm theo ví dụ minh họa giúp bạn sử dụng đúng từ đúng hoàn cảnh.

    Hiểu nhầm hay Hiểu lầm? Từ nào đúng chính tả

    Hiểu lầm là từ đúng chính tả thường dùng trong các cuộc giao tiếp trò chuyện với nhau, hiểu nhầm là từ sai chính tả.

    Hiểu lầm là gì?

    Hiểu lầm là động từ chỉ việc nhận biết hay hiểu không đúng, hiểu sai về ý kiến hay hành động của người khác.

    • Những hiểu lầm trong tình yêu có thể dẫn đến kết quả không tốt.
    • Bạn hiểu lầm ý tôi rồi, tôi không có ý như vậy.
    • Cô ấy lại hiểu lầm ý tôi rồi.
    • Hai người họ đang hiểu lầm lẫn nhau trong công việc.
    • Sự hiểu nhầm trong công việc là không thể tránh khỏi, nhưng hãy ngồi lại và nói ra nhé.
    • Bề ngoài của cô ấy khiến người ta hiểu lầm về tính cách của cô.

    hiểu nhầm hay hiểu lầmHiểu nhầm hay hiểu lầm đúng chính tả

    Hiểu lầm thường được sử dụng để nói về sự hiểu lầm của bạn với một ai đó hay ngược lại trong một số hoàn cảnh nhất định như trong công việc, trong tình yêu hay trong gia đình.

    Hiểu nhầm là gì?

    Hiểu nhầm là từ sai chính tả và không có ý nghĩa trong từ điển tiếng Việt. Hai từ này bị nhầm lẫn vì trong một số trường hợp, từ “lầm” và “nhầm” được dùng với ý nghĩa tương tự nhau. Tuy nhiên khi ghép lại thì chỉ có từ hiểu lầm mang đúng nghĩa.

    Lời kết

    Hiểu lầm hay Hiểu nhầm thường bị nhầm lẫn với nhau vì cách ghép từ đơn thành từ ghép. Khi đã kiểm tra lỗi chính tả và hiểu lý do tại sao hai từ này bị nhầm lẫn, bạn nên chú ý hơn khi ghép từ và sử dụng đúng từ trong đúng ngữ nghĩa.

    Xem thêm: Chống chải nghĩa là gì? Có đúng chính tả không?

    Xem thêm: Muôn thuở nghĩa là gì? Thuở hay thủa đúng chính tả?

    Xem thêm: Thư giãn hay thư giản từ nào đúng? Giải thích ý nghĩa.

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Giữ dội hay dữ dội đúng chính tả?

    Giữ dội hay dữ dội đúng chính tả?

    Nhiều người thắc mắc cách sử dụng từ giữ dội hay dữ dội. Từ nào đúng chính tả? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết của chuyên mục Cảnh Sát Chính Tả tại The Poet Magazine.

    Giữ dội hay dữ dội? Từ nào đúng chính tả?

    Theo từ điển tiếng Việt Soha, dữ dội là từ đúng chính tả và có nghĩa trong tiếng Việt, còn giữ dội là từ sai chính tả.

    Lỗi sai mà nhiều người mắc phải này xuất phát từ cách phát âm gần giống nhau của hai từ, dẫn đến viết sai chính tả.

    Giữ dội hay dữ dội đúng chính tảXác định từ đúng để sử dụng

    Dữ dội nghĩa là gì?

    Dữ dội là một tính từ dùng để miêu tả một sự việc mạnh mẽ, to lớn hơn mức bình thường và có thể gây nguy hiểm. Ngoài ra, dữ dội cũng được hiểu theo mức độ gay gắt, mãnh liệt.

    Một số câu ví dụ:

    • Cơn bão dữ dội đã quét qua và gây thiệt hại nặng nề cho khu vực ven biển.
    • Cơn tức giận dữ dội khiến anh ấy không thể kiểm soát được hành động của mình.
    • Tình yêu dữ dội của họ đã khiến họ bất chấp mọi rào cản để đến bên nhau.
    • Sự phản ứng dữ dội của dư luận đã buộc chính phủ phải thay đổi quyết định.

    Giữ dội nghĩa là gì?

    Giữ dội là từ viết sai chính tả và không có nghĩa. Từ này được ghép bởi “giữ” và “dội” trong đó:

    • Giữ có nghĩa là hành động làm cho một vật ở nguyên tại vị trí ban đầu, không có sự dịch chuyển, không rơi hay không tổn hại.
    • Dội có nhiều nghĩa khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh giao tiếp như đổ nước hoặc chất lỏng từ trên cao xuống, văng hay nảy lại, âm thanh truyền đi mạnh mẽ và vang lên, dồn dập, liên tục…

    Tuy nhiên, khi ghép hai từ này lại thì giữ dội không mang ý nghĩa gì cả.

    Lời kết

    Giữ dội hay dữ dội đã có câu trả lời. Hiểu rõ và phân biệt được các cặp từ dễ gây nhầm lẫn trong tiếng Việt là bước đầu giúp bạn cải thiện những lỗi sai chính tả không đáng có và sử dụng ngôn ngữ này thuần thục hơn.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Chuyền nước hay truyền nước đúng chính tả?

    Chuyền nước hay truyền nước đúng chính tả?

    Để phần biệt được hai từ chuyền nước hay truyền nước là điều không hề dễ dàng. Hãy theo dõi TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN để hiểu được đâu là từ chính xác và được sử dụng thường ngày.

    Truy cập chuyên mục Kiểm Tra Chính Tả tại đây: https://www.thepoetmagazine.org/canh-sat-chinh-ta/ để tra cứu từ đúng & nghĩa cụ thể (có ví dụ).

    Chuyền nước hay truyền nước đúng chính tả?

    Chuyền nước và truyền nước đều đúng chính tả nhưng mang ý nghĩa khác nhau. Nếu muốn nhắc đến hành động thêm thuốc, nước,… trong y học vào cơ thể người, bạn cần dùng từ truyền nước. Nếu muốn nhắc đến trò chơi dân gian, bạn dùng từ chuyền nước.

    Chuyền nước hay truyền nướcChuyền nước và truyền nước đều chính xác

    Giải thích nghĩa của các từ

    Dù đã xác định được các từ này đều đúng nhưng về nghĩa của chúng thì chưa chắc bạn đã rõ. Cùng nhau tìm hiểu nghĩa của các từ để biết cách vận hành cho đúng.

    Chuyền nước nghĩa là gì?

    Chuyền nước có nghĩa là đưa nước từ chỗ này sang chỗ khác hoặc từ người này sang người khác.

    Câu nói ví dụ có sử dụng từ chuyền nước: Trò chơi chuyền nước đã gắn bó biết bao thế hệ từ trẻ nhỏ đến người lớn tại Việt Nam

    Truyền nước nghĩa là gì?

    Truyền nước được dùng nhiều trong ngành y, đây là phương pháp truyền nước biển vào cơ thể con người để phục hồi sức khoẻ.

    Một vài câu nói ví dụ có sử dụng từ truyền nước

    • Tôi đã phải truyền nước biển trong lúc bản thân bị ngộ độc thực phẩm
    • Bà bầu có thể truyền nước biển để bổ sung thêm nước và cung cấp thêm một số chất dinh dưỡng khác

    Tổng kết

    TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN đã phân tích cho các độc giả nắm được chuyền nước hay truyền nước đâu là từ chính xác. Cùng nhau chia sẻ những thông tin bổ ích này đến với bạn bè và người thân để giúp họ dễ dàng phân biệt.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Cặp bến hay cập bến đúng chính tả?

    Cặp bến hay cập bến đúng chính tả?

    Nhiều người thắc mắc cặp bến hay cập bến là từ đúng chính tả, nên sử dụng trong trường hợp và ngữ cảnh như thế nào cho chính xác. Cùng Cảnh Sát Chính Tả tìm hiểu chi tiết để không mắc lỗi chính tả.

    Cặp bến hay cập bến? Từ nào đúng chính tả?

    Cập bến là từ đúng chính tả và có nghĩa trong tiếng Việt còn từ cặp bến là từ sai chính tả.

    cặp bến hay cập bến đúng chính tảXác định từ đúng để dùng chuẩn

    Cập bến nghĩa là gì?

    Cùng tìm hiểu nghĩa của từ cập bến, từ này có nhiều ý nghĩa khác nhau bao gồm nghĩa đen và nghĩa bóng:

    Theo nghĩa đen, cập bến chỉ hành động di chuyển của tàu, thuyền…đến bến để neo đậu.

    Ví dụ:

    • Con tàu đã cập bến sau chuyến đi dài trên biển.
    • Tàu du lịch cập bến vào lúc 10 giờ sáng.
    • Các ngư dân cập bến sau một ngày đánh bắt xa bờ.

    Theo nghĩa bóng, cập bến dùng để mô tả sự hoàn thành một mục tiêu hoặc đạt được một thành tựu nào đó.

    Ví dụ:

    • Cuối cùng, sau bao nhiêu nỗ lực, anh ấy đã cập bến thành công dự án của mình.
    • Sau nhiều năm học tập, cô ấy đã cập bến được trường đại học mơ ước.
    • Đội bóng đã cập bến thành công vào vòng chung kết.

    Cặp bến nghĩa là gì?

    Cặp bến là từ viết sai chính tả và không có nghĩa trong tiếng Việt. Bạn cần lưu ý để không sử dụng từ này, tránh mắc lỗi không đáng có.

    Lời kết

    Cặp bến hay cập bến đúng chính tả đã có câu trả lời. Bạn có thể theo dõi để biết từ nào chuẩn xác và cách dùng đúng.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Mắc công hay mất công đúng chính tả?

    Mắc công hay mất công đúng chính tả?

    Mắc công hay mất công là hai từ khiến nhiều người băn khoăn không biết nên sử dụng từ nào mới đúng. Hãy theo dõi ngay bài viết này, TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN sẽ giải thích chi tiết ý nghĩa là mỗi từ.

    Tra cứu & sửa lỗi chính tả tiếng Việt nhanh chóng, đơn giản tại TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN. Ngoài ra, hơn 1000+ cặp từ dễ nhầm khác đã được tổng hợp giúp bạn phân biệt và hiểu cách dùng chuẩn xác.

    Mắc công hay mất công đúng chính tả?

    Từ mất công là từ đúng chính tả, được sử dụng trong các văn bản và giao tiếp hàng ngày. Từ mắc công là từ này sai chính tả, không được sử dụng trong bài viết hay văn bản quan trọng.

    Mắc công hay mất côngMắc công hay mất công, từ nào viết đúng chính tả

    Giải thích nghĩa các từ

    Tổng hợp phân tích ý nghĩa giúp bạn hình dung được cách dùng đúng và ngữ cách sử dụng chuẩn xác.

    Mất công nghĩa là gì?

    Mất công có nghĩa là không có hiệu quả. Nhằm nói về việc bạn bỏ ra nhiều thời gian và công sức cho một việc hay người nào đó nhưng không thu về được kết quả tốt hoặc vô ích.

    Ví dụ:

    • Mất công lặn lội đi đường xa mua áo nhưng lại hết mất rồi.
    • Mất công trang điểm 2 tiếng đồng hồ nhưng buổi hẹn bị hủy.

    Mắc công nghĩa là gì?

    Mắc công là từ sai chính tả, được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày diễn tả sự không hài lòng hoặc tiếc nuối khi rất nỗ lực nhưng không được công nhận, kết quả thu về không xứng đáng.

    Một số từ liên quan khác

    Một số từ đồng nghĩa với từ mất công như:

    Kết luận

    Mắc công hay mất công đều là từ ám chỉ sự tiếc nuối, phí thời gian và công sức nhưng không được như ý muốn. Tuy nhiên, TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN khuyên bạn nên sử dụng từ mất công sẽ đúng với quy chuẩn của tiếng Việt.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Dập khuôn hay rập khuôn đúng chính tả?

    Dập khuôn hay rập khuôn đúng chính tả?

    Dập khuôn hay rập khuôn mới chính xác là mối quan tâm của nhiều bạn đọc. Cùng web kiểm tra chính tả tiếng Việt Thepoetmagaine tìm kiếm từ đúng thực sự.

    Dập khuôn hay rập khuôn? Từ nào đúng chính tả?

    Rập khuôn mới là từ đúng chính tả còn dập khuôn là sai. Tuy nhiên từ dập khuôn lại được dùng rất phổ biến khiến cho nhiều người nhầm lẫn.

    Dập khuôn hay rập khuônDập khuôn hay rập khuôn là từ viết đúng

    Bạn cần đặc biệt chú ý đến lỗi sai chính tả thường mắc này.

    Rập khuôn nghĩa là gì?

    Rập khuôn tức là làm theo một kiểu, mẫu có sẵn nào đó một cách máy móc, không có sự sáng tạo đổi mới. “Rập” có thể hiểu là đóng xuống, in xuống, còn khuôn là khuôn mẫu, khuôn hình.

    Ví dụ:

    • Em cần thay đổi bản kế hoạch của mình, mọi ý tưởng đều rập khuôn, không có sự đổi mới.
    • Cô ta không được đánh giá cao bởi cách làm việc rập khuôn, không phù hợp với yêu cầu công việc.
    • Nếu anh ta không chịu học hỏi, đổi mới bản thân, suốt ngày làm việc rập khuôn thid sẽ rất khó tiến xa hơn trong sự nghiệp.

    Dập khuôn nghĩa là gì?

    Từ dập khuôn là lỗi sai chính tả phổ biến, không có ý nghĩa. Nó không được công nhận trong từ điển tiếng Việt nhưng lại được dùng rộng rãi bởi sự nhầm lẫn về âm tiết “d” và “r” của nhiều người.

    Lời kết

    Dập khuôn hay rập khuôn mới chính xác đã được TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN giải đáp. Đừng quên truy cập trang thường xuyên để cập nhật nhiều bài viết hay ho khác về chính tả bạn nhé.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Đường sóc hay đường xóc là đúng chính tả?

    Đường sóc hay đường xóc là đúng chính tả?

    Đường sóc hay đường xóc đâu mới là từ chính xác và được sử dụng rộng rãi nhất. Ngay cả những người lớn cũng khó mà phân biệt được 2 này.

    Hãy cùng Cảnh sát chính tả The Poet Magazine khám phá nghĩ của 2 từ này để nhận định được đâu là kết quả chính xác.

    Đường sóc hay đường xóc? Từ nào đúng chính tả?

    Đường xóc là từ đúng chính tả còn đường sóc là từ sai chính tả và có không hiện diện trong từ điển Tiếng Việt. Bởi vì giữa “s” và âm “x” có cách đọc khá giống nhau nên mới dễ gây sự nhầm lẫn này.

    Thế nhưng, người Việt Nam thường bỏ qua lỗi sai này và cho đây là điều hết sức bình thường.

    Giải thích nghĩa của các từ

    Ngoài nắm được cách phát âm ra thì hiểu về nghĩa của từ cũng là một vấn đề khá quan trọng. The Poet Magazine khuyến khích bạn đọc nắm chắc được ý nghĩa để biết áp dụng vào đúng vào từng hoàn cảnh.

    Đường sóc nghĩa là gì?

    Trong ngôn ngữ Tiếng Việt, đường sóc là từ không hề tồn tại. Sự nhầm lẫn này hầu hết xuất phát từ bạn đọc phát âm chưa chuẩn.

    Đường xóc nghĩa là gì?

    Đường xóc là con đường không bằng phẳng, gồ ghề và có nhiều ổ gà.

    Một vài ví dụ về cách dùng từ đường xóc trong câu

    • Đoạn đường xóc nên lái xe cẩn thận tránh bị ngã
    • Những chiếc xe có gầm thấp nếu đi qua con đường xóc rất dễ bị hư hại

    Đường sóc hay đường xóc Đường xóc là từ đúng chính tả

    Tổng kết

    Cách sử dụng chính xác đường sóc hay đường xóc đã được chia sẻ chi tiết trong bài.  Bạn hãy đọc kỹ những thông tin mà The Poet Magazine đã phân tích để tránh lặp lỗi và biết cách dùng từ đúng.

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Tiền tỉ hay tiền tỷ đúng chính tả?

    Tiền tỉ hay tiền tỷ đúng chính tả?

    Tiền tỉ hay tiền tỷ – đây là cụm từ khiến nhiều người khó phân biệt từ nào đúng, từ nào sai. Chuyên mục kiểm tra chính tả tiếng Việt của TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác nhất.

    Tiền tỉ hay tiền tỷ? Từ nào đúng chính tả?

    Tiền tỉ là từ viết đúng chính tả và có nghĩa. Còn tiền tỷ là từ viết sai do sự nhầm lẫn giữa cách dùng chữ “i” và chữ “y”.

    tiền tỉ hay tiền tỷ Tiền tỉ là từ viết đúng chính tả và có nghĩa

    Mẹo để bạn biết cách dùng chữ “i” hay “y” đúng chuẩn:

    Sử dụng âm “i” trong các trường hợp sau:

    • Đứng ngay sau phụ âm. Ví dụ: tỉ lệ, hi vọng, lý luận…
    • Âm tiết chứa âm “i” là một tên riêng. Ví dụ: Phương Ni, Đường Song Vi…

    Sử dụng âm “y” trong các trường hợp sau:

    • Trong soạn thảo hợp đồng, văn bản. Ví dụ: Quy định, hủy hợp đồng…
    • Âm tiết chứ âm “y” là một tên riêng. Ví dụ: Thy Ngọc, nhà văn Nguyễn Vỹ…
    • Nếu đứng một mình thì thường sẽ sử dụng âm “y”. Ví dụ: Ý nghĩa, y tế…
    • Đúng sau âm đêm “u” thì sẽ sử dụng “y”. Ví dụ: Suy nghĩ, quy hoạch, uy quyền, ủy ban…

    Tiền tỉ nghĩa là gì?

    Tiền tỉ có ý nghĩa là số tiền khá lớn, thường được dùng để nói về những vật có giá trị lớn.

    Ví dụ:

    • Phải có tiền tỉ mới mua được căn nhà mặt tiền đó.
    • Chiếc xe đó trị giá tiền tỉ

    Tiền tỷ nghĩa là gì?

    Tiền tỷ là từ viết sai của từ tiền tỉ, từ này không xuất hiện trong từ điển tiếng Việt và không có ý nghĩa.

    Tổng kết

    Tiền tỉ hay tiền tỷ sử dụng từ nào đúng chính tả đã có câu trả lời. TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN thường xuyên cập nhật, mang đến cho bạn đọc +1000 từ hay nhầm lẫn trong cách viết. Thường xuyên theo dõi để có thêm kiến thức hữu ích về từ vựng tiếng Việt.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Giọt xương hay giọt sương đúng chính tả?

    Giọt xương hay giọt sương đúng chính tả?

    Giọt xương hay giọt sương đúng chính tả và nghĩa của từ là gì được giải đáp.  Việc cập nhật từ vựng tiếng Việt mỗi ngày giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp với người xung quanh.

    Giọt xương hay giọt sương? Từ nào đúng chính tả?

    Giọt sương là từ đúng chính tả và xuất hiện trong từ điển tiếng Việt, còn giọt xương là từ sai chính tả.

    Điều này xảy ra do một số người phát âm “s” thành “x” dẫn đến viết sai chính tả.

    Giọt xương hay giọt sương đúng chính tảXác định từ đúng để sử dụng

    Giọt sương nghĩa là gì?

    Giọt sương nghĩa là những hạt nước nhỏ li ti đọng lại trên bề mặt đất, lá cây hay hoa cỏ vào sáng sớm do hiện tượng ngưng tụ hơi nước trong không khí khi nhiệt độ giảm xuống.

    Giọt sương thường có kích thước rất nhỏ, lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời và mang theo vẻ đẹp tinh khiết, trong trẻo.

    Một số câu ví dụ:

    • Buổi sáng sớm, những giọt sương long lanh như những viên kim cương nhỏ đọng trên lá cây.
    • Nắng sớm chiếu qua những giọt sương, tạo nên một bức tranh lung linh huyền ảo.
    • Em bé thích thú ngắm nhìn những giọt sương long lanh trên cánh hoa.

    Giọt xương nghĩa là gì?

    Giọt xương là từ không có nghĩa trong tiếng Việt. Từ này được ghép từ “giọt” và “xương”.

    Giọt là danh từ chỉ chất lỏng có thể tích và số lượng nhỏ. Xương là bộ phận cứng và chắc, làm thành bộ khung của cơ thể người và động vật.

    Khi ghép hai từ này lại thì giọt xương không có nghĩa trong từ điển và bị sai chính tả.

    Lời kết

    Giọt xương hay giọt sương đã có đáp án chuẩn chỉnh. Bạn có thể tham khảo thêm nhiều cặp từ dễ bị nhầm lẫn khác tại Cảnh sát chính tả The Poet để tránh mắc lỗi sai khi sử dụng.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Can tâm hay cam tâm đúng chính tả?

    Can tâm hay cam tâm đúng chính tả?

    Can tâm hay cam tâm mới là cách dùng từ đúng trong tiếng Việt sẽ được giải đáp tại chuyên mục kiểm tra chính tả online. Phân biệt từ đúng chính tả không hề khó khăn như bạn vẫn tưởng, đặc biệt là khi có sự hỗ trợ của TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN.

    Can tâm hay cam tâm? Từ nào đúng chính tả?

    Cam tâm là từ đúng còn can tâm là sai và không có nghĩa trong tiếng Việt. Bạn cần lưu ý dùng từ chính xác để  thể hiện đúng suy nghĩ của mình cũng như giữ gìn bản sắc ngôn ngữ.

    Cách dùng can tâm hay cam tâm đúng chuẩn tiếng Việt

    Cam tâm nghĩa là gì?

    “Cam tâm” là động từ chỉ sự hài lòng, nhẫn nhịn về một sự việc, con người hay bất kì chủ đề nào đó cho dù chính ta biết rằng chúng có thể là xấu xa hoặc khiến mình phải chịu đau khổ, nhục nhã.

    Bạn thường gặp từ này đi chung với từ “tình nguyện”. Thể hiện sự dốc lòng, hết sức vì một chủ đề, sự việc bất kỳ với hy vọng đánh đổi được điều xứng đáng.

    Ví dụ:

    • Công chúa cam tâm tình nguyện cầu thân, hy sinh hạnh phúc của mình để đổi lấy sự bình yên cho vương quốc.
    • Những người anh hùng cam tâm tình nguyện chiến đấu quên thân mình để đổi lấy nền độc lập dân tộc.

    Can tâm nghĩa là gì?

    Từ “can tâm” sai chính tả. Theo từ điển Hán Việt, từ “can” nghĩa là gan, “tâm” là tim.

    Nếu ghép lại thành từ “tâm can” thì sẽ mang nghĩa như toàn bộ tình cảm thành ý từ sâu đáy lòng. Người ta ít dùng từ “can tâm” bởi dễ gây nhầm lẫn với từ “cam tâm” trong khi hai từ này không cùng nghĩa.

    Lời kết

    TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN đã phân tích can tâm hay cam tâm – đâu mới là từ đúng chính tả. Sử dụng từ chuẩn xác để giữ gìn bản sắc ngôn ngữ Việt Nam.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Câu truyện hay câu chuyện đúng chính tả?

    Câu truyện hay câu chuyện đúng chính tả?

    Để phân biệt và xác định câu truyện hay câu chuyện là từ đúng chính tả, bạn tham khảo bài viết dưới đây của Cảnh Sát Chính Tả.

    Câu truyện hay câu chuyện? Từ nào đúng chính tả?

    Câu chuyện là từ đúng chính tả và xuất hiện trong từ điển tiếng Việt, còn câu truyện là từ sai chính tả. Bạn nên lưu ý để không bị sai sót trong quá trình giao tiếp.

    Xác định từ đúng để sử dụng

    Câu chuyện nghĩa là gì?

    Câu chuyện là một chuỗi các sự kiện được kể lại hoặc nói ra mục đích giải trí, giáo dục hoặc truyền tải thông tin cho người nghe.

    Ví dụ:

    • Câu chuyện của anh ấy khiến tôi cảm động và suy ngẫm nhiều điều.
    • Mỗi câu chuyện đều mang đến cho chúng ta những bài học quý giá.
    • Cuốn sách này là tập hợp những câu chuyện về cuộc sống của những người phụ nữ Việt Nam.
    •  Câu chuyện tình yêu của họ thật lãng mạn và cảm động.
    • Câu chuyện về lòng dũng cảm của anh ấy đã truyền cảm hứng cho nhiều người.
    • Câu chuyện này là một lời cảnh tỉnh cho những ai đang có ý định làm điều xấu.
    • Câu chuyện hài hước của anh ấy khiến mọi người cười sảng khoái.
    • Câu chuyện về cuộc đời của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại là nguồn cảm hứng cho toàn dân tộc Việt Nam.

    Câu truyện nghĩa là gì?

    Khác với câu chuyện, từ câu truyện không có nghĩa và là từ sai chính tả.

    Một số từ “truyện” và “chuyện” liên quan

    Tìm hiểu thêm cách dùng từ đúng chính tả của một số từ chứa truyện và chuyện:

    Chuyện học hành hay truyện học hành?

    Từ đúng chính tả là chuyện học hành. Ví dụ: Mẹ tôi không can thiệp nhiều đến chuyện học hành của con cái.

    Kể chuyện hay kể truyện?

    Từ đúng chính tả là kể chuyện. Ví dụ: Mẹ thường kể chuyện cho bé trước khi đi ngủ.

    Nói truyện hay nói chuyện?

    Từ đúng chính tả là nói chuyện. Ví dụ: Các bạn học sinh nói chuyện riêng trong giờ học.

    Lời kết

    Từ câu truyện hay câu chuyện đúng đã có câu trả lời. Với những phân tích ở trên, hi vọng bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích để sử dụng hai từ này cho đúng.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Sắp nhỏ hay xấp nhỏ đúng chính tả?

    Sắp nhỏ hay xấp nhỏ đúng chính tả?

    Sắp nhỏ hay xấp nhỏ từ nào mới là từ đúng chính tả? Đây là hai từ dễ bị nhầm lẫn vì có cách phát âm gần giống nhau. Cảnh sát chính tả TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN giúp bạn phân biệt hai từ này.

    Sắp nhỏ hay xấp nhỏ là từ đúng chính tả?

    Sắp nhỏ là từ có nghĩa trong từ điển tiếng Việt. Vì vậy, đây là từ đúng chính tả.

    Sắp nhỏ hay xắp nhỏSắp nhỏ là từ đúng chính tả (hình sai)

    Nhiều người không thể phát âm “s” và “x” dẫn đến nghe sai. Từ đó dẫn đến sai chính tả từ này.

    Giải đáp nghĩa các từ

    Cần phân biệt các từ sắp nhỏ và xấp nhỏ qua việc xác định nghĩa của từ.

    Sắp nhỏ nghĩa là gì?

    Theo từ điển tiếng Việt, sắp nhỏ là danh từ chỉ đàn con, các con trong nhà hoặc chỉ đám trẻ con nói chung. Từ sắp nhỏ thường được sử dụng trong cách xưng hô của người miền Nam.

    Một số ví dụ của từ sắp nhỏ

    • Hãy nói với sắp nhỏ những gì các bạn muốn chúng nghe.
    • Hè này hai vợ chồng có kế hoạch đưa sắp nhỏ về quê chơi với ông bà.
    • “Em xem ngày mai nấu vài món cho sắp nhỏ ăn.”

    Đồng nghĩa với sắp nhỏ, ta có các từ: bọn trẻ, các con.

    Xấp nhỏ nghĩa là gì?

    Xét về mặt ngữ nghĩa, xấp là tính từ chỉ (nước) ở mức mấp mé, gần ngập. Khi là phụ từ, xấp nghĩa là một cách tạm thời vì không phải là việc chính và không có điều kiện làm thường xuyên. Từ nhỏ chỉ kích thước, số lượng hoặc làm cho rơi xuống thành từng giọt.

    Như vậy, xấp nhỏ khi hay ghép lại là từ không có nghĩa trong tiếng Việt. Vì vậy, đây là từ sai chính tả.

    Kết luận

    Sắp nhỏ hay xấp nhỏ đúng chính tả đã được TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN phân tích chi tiết. Từ đó, bạn có thể xác định nghĩa và sử dụng từ đúng. Cùng theo dõi chuyên mục Kiểm Tra Chính Tả để khám phá thêm nhiều kiến thức bổ ích.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Giục giã, giục dã, dục giã hay dục dã đúng chính tả?

    Giục giã, giục dã, dục giã hay dục dã đúng chính tả?

    Các từ giục giã, giục dã, dục giã hay dục dã dễ gây nhầm lẫn khiến nhiều người sử dụng sai. Vậy từ nào đúng chính tả? Tìm hiểu rõ hơn qua phân tích của Cảnh Sát Chính Tả tại The Poet Magazine.

    Giục giã, giục dã, dục giã hay dục dã? Từ nào đúng chính tả?

    Giục giã là từ đúng chính tả và có nghĩa trong tiếng Việt, còn các từ khác đều viết sai chính tả.

    Sai lầm phổ biến của nhiều người do không phân biệt được cách sử dụng âm “gi” và “d”. Các từ trên đều phát âm gần giống nhau nhưng cách viết chuẩn thì chỉ có từ giục giã.

    Giục giã, giục dã, dục giã hay dục dãXác định từ đúng để sử dụng

    Giục giã nghĩa là gì?

    Giục giã là một động từ có nghĩa thúc đẩy, thúc bách ai đó làm việc gì nhanh hơn bằng lời nói hoặc hành động.

    Từ đồng nghĩa: hối thúc, thúc giục…

    Một số ví dụ:

    • Tiếng chuông báo thức giục giã mọi người thức dậy.
    • Mẹ giục giã em ăn sáng nhanh để đi học.
    • Anh ấy giục giã các nhân viên hoàn thành dự án đúng thời hạn.
    • Giọng nói giục giã của người lái xe khiến tôi hoảng hốt.
    • Tiếng trống trường giục giã học sinh chạy vào lớp.

    Giục dã, dục giã hay dục dã có nghĩa gì?

    Các từ giục dã, dục giã hay dục dã đều không có nghĩa trong từ điển. Chúng đều là nhầm lẫn của nhiều người khi viết từ giục giã.

    Lời kết

    Cách phát âm “gi” và “d” trong tiếng Việt dẫn đến nhầm lẫn các từ giục giã, giục dã, dục giã hay dục dã. Song với những chia sẻ của Cảnh Sát Chính Tả, bạn chắc hẳn đã có thêm thông tin cần thiết để sử dụng từ này cho đúng.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • 6+ Thần chú – Văn khấn cầu nguyện trúng số độc đắc linh nhất

    6+ Thần chú – Văn khấn cầu nguyện trúng số độc đắc linh nhất

    Thần chú trúng số độc đắc tại Thepoet Magazine đã giúp vô số người ẵm giải thưởng lớn từ loại hình giải trí này. Mặc dù mang yếu tố tâm linh nhưng các văn khấn thực sự đạt được hiệu quả cực lớn.

    Top 6 thần chú trúng số độc đắc linh ứng nhất

    Nếu đang bế tắc trong cuộc sống, bạn cần một phép màu để có tiền thì đây là những gợi ý tốt nhất. Điểm danh một số văn khấn được nhiều người sử dụng:

    Thần chú 1: Khấn vái tổ tiên để

    Ông bà yêu thương con cháu, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho hậu thế. Vì vậy khi cầu nguyện trúng số trước bàn thờ gia tiên thường rất dễ trúng.

    Phương pháp này gần như ít tổn hại đến phước đức. Nếu như ông bà khi còn sống làm càng nhiều việc thiện thì khi con cháu càng được hưởng phước, cầu khấn càng linh nghiệm.

    thần chú trúng số độc đắcThờ cúng tổ tiên được lưu truyền hàng trăm thế hệ

    Để phần lễ trở nên trang trọng, bạn bày trí bàn thờ với hoa bên phải, quả bên trái. Nếu bàn thờ rộng, muốn bày sung túc để ông bà chứng giám hãy trưng hoa 2 bên, trái cây đủ màu chính giữa, trước phần lư hương.

    Muốn khấn thần chú trúng số độc đắc trước bàn thờ gia tiên hiệu nghiệm hơn, bạn nên chuẩn bị thêm mâm chè, xôi hoặc đồ chay, mặn dâng lên các cụ. Khi bày biện và chuẩn bị xong xuôi, gia chủ thắp 3 cây nhang, sau đó khấn như sau:

    “Nam Mô A Di Đà Phật

    Con có chuẩn bị một chút lễ mọn dâng lên ông bà tổ tiên.

    Con xin kính mời hương hồn ông bà về chứng giám lòng thành con cháu và phù hộ độ trì cho gia đình chúng con. Cầu ông bà soi sáng để chúng con toàn việc hanh thông, gia đình bình an và gặp nhiều may mắn.”

    Sau khi khấn xong, gia chủ xá 3 xá và kết thúc lễ.

    Thần chú 2: Văn khấn trúng số độc đắc tại nhà với Thần Tài – Thổ Địa

    Ngài Thổ Địa cai quản đất đai tại nơi gia chủ ở nên có sức mạnh tâm linh khi đánh bài cực lớn. Còn Thần Tài cai quản tiền bạc và mang lại may mắn cho gia chủ. Vì vậy khi xin vía trúng số của 2 vị thần này rất linh, và đã có nhiều người trúng từ giải 8 đến đặc biệt.

    cầu xin trúng số đặc biệtcầu xin trúng số đặc biệtLễ vật tươm tất trên mâm cúng Thần Tài – Thổ Địa

    Cách khấn này rất được tin tưởng, nhiều người lựa chọn gửi gắm hi vọng. Để phần lễ trang trọng và linh thiêng hơn, gia chủ hãy chuẩn bị mâm cúng vái thần tài và thổ địa đầy đủ bao gồm:

    • Bộ tam sên: Hải sản luộc (tôm), thịt luộc, trứng.
    • Nhang thơm
    • Nến
    • Tiền vàng
    • Trái cây tươi
    • Hoa tươi có hương thơm: Cúc vàng, ly, lay ơn, vạn thọ,..
    • Khay trà nước (5 chung)
    • Khay rượu trắng (5 chung)
    • Bánh cúng: Xôi gấc, chè viên, gạo, muối,…
    • Thần chú cầu tài linh nghiệm chuẩn xác (bên dưới)

    Sau khi bày trí đầy đủ, gia chủ khấn Xin lộc trúng số độc đắc của thần tài và thổ địa như sau:

    “Nam Mô A Di Đà Phật!

    Nam Mô A Di Đà Phật!

    Nam Mô A Di Đà Phật!

    Con lạy 9 phương Trời, 10 phương Chư Phật cùng các thần linh ngự trị ở đây

    Còn kính cẩn lạy các ngài Thần tài, Thổ địa cai quản nơi này.

    Con tên là … Ngụ tại … (Đọc chính xác)

    Hôm nay con dâng lễ vật để kính mời Thần Tài và Thổ Địa chứng giám, phù hộ cho chúng con có nhiều may mắn, thuận lợi trong mọi việc. Đặc biệt là cầu trúng số độc đắc để có thể phục hầu ngài được tươm tất và sung túc hơn.

    Cẩn cáo!

    Nam Mô A Di Đà Phật! x3 lần”.

    Lưu ý: Nếu phúc đức càng lớn, bàn thờ thần tài càng đầy đủ thì cơ hội trúng số càng lớn.

    Thần chú 3: Cầu xin trúng số đặc biệt ở đền, miếu, đình

    Lời cầu nguyện trúng số ở các miếu Thần Tài – Thổ Địa, anh hùng dân tộc, thánh nhân,… có chút khác biệt. Tại miếu, bạn khó có thể bày trí và chuẩn bị tươm tất như ở nhà.

    Đề thủ vẫn chuẩn bị mâm lễ vật theo khả năng, sau đó bày lễ, thắp hương và thành tâm khấn vái:

    “Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần, ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.

    Con là…Ngụ tại… Hôm nay là ngày… tháng…năm.

    Nay con thành tâm xin dâng lên các ngài những vật phẩm lễ bạc, hiến tế hương hoa và phẩm oản…

    Cầu mong đức (người được thờ tự trong đền) chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khỏe dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

    Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

    Nam mô a di Đà Phật!

    Nam mô a di Đà Phật!

    Nam mô a di Đà Phật!”.

    cầu nguyện trúng sốcầu nguyện trúng số

    Thần chú 4: Trì chú Đại Bi cầu trúng số đặc biệt

    Trúng số là phần phước mà đời đền đáp cho phúc đức từ nhiều kiếp. Nếu như phúc kiếp này mỏng, hãy hành thiện từ bây giờ, tụng chú Đại Bi để cầu giải đặc biệt xổ số.

    Các câu khấn này rất nhiệm màu, vi diệu có thể mang đến cuộc sống an yên và tâm hồn tĩnh lặng cho gia chủ.

    Ngoài các cách cầu khấn, bạn nên tìm hiểu casino có lừa đảo không để biết có nên đánh đề không. Hầu hết các trang cược đều có chiêu trò để lừa tiền người chơi. Ngoài ra, pháp luật Việt Nam cũng không cho phép chơi lô đề, bạn có thể mua xổ số nhưng hãy nói không với lô đề, cờ bạc.

    a/ Chuẩn bị trì chú Đại Bi

    Để quá trình trì Chú Đại Bi khấn trúng số đặc biệt diễn ra trang nghiêm, gia chủ nên chuẩn bị:

    • Không gian: Nên đặt bàn thờ Bồ Tát ở phòng riêng yên tĩnh. Sắp xếp Bồ Tát nhìn về hướng Tây. Trên bàn thờ nên có hoa, trái cây, lư hương và nước cúng. Khi hành lễ thì bạn bật sáng đèn. Nếu có chuỗi tràng hạt ngọc hoặc gỗ thì càng tốt.
    • Cách thức ngồi lạy: Gia chủ nên có tọa cụ, gối ngồi hoặc vải mềm lót sàn để làm chỗ thiền. Ngồi theo nguyên tắc khi trì chú: Nghi thức hành thiền, kiết già hoặc bán già. Lòng bàn tay ngửa lên, mắt mở hé, không nhắm hờ hoặc mở to. Không nên mở mắt to vì rất dễ mất tập trung, nhắm mắt lại dễ rơi vào trạng thái buồn ngủ.
    • Cách thực hiện: Khi đọc chú Đại Bi, hành giả tụng với âm điệu trầm, rõ ràng, không nói thầm. Nên lấy hơi từ bụng để tụng không bị đứt quãng.

    cách cầu trúng sốcách cầu trúng số

    b/ Cách tụng chú Đại Bi theo từng bước

    Gia chủ tụng chú Đại Bi theo đủ 6 bước sau để tích công đức cũng như một bài văn khấn trúng số hiệu quả. Đọc trong nhiều ngày, nhiều tháng để tích công đức. Đến khi đủ phước thì vận may trúng số chắc chắn sẽ đến.

    Bước 1: Phát Nguyện

    Niệm Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát 3 lần.

    “Nay con tụng chú Đại Bi vì linh hồn ông bà tổ tiên, các vong linh trên toàn cõi này, tất cả những người có duyên kiếp này. Cầu mong cho tất cả được an lạc, không còn đau đớn, buồn khổ trong nhân gian. Cầu mong mọi người được thanh tâm trong cuộc sống và lìa xa tủi hờn.

    “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát – Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát  Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát”.

    Sau đó bạn thành tâm tụng bài kệ Phát Nguyện rõ ràng, rành mạnh, không vấp váp:

    trì chú đại bi cầu trúng số đặc biệttrì chú đại bi cầu trúng số đặc biệtChú Đại Bi tiếng Phạn

    Bước 2: Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát

    Gia chủ chắp 2 tay, niệm rõ ràng 30 lần “Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát”.

    Bước 3: Niệm Nam mô A Di Đà Phật

    Người thực hiện lễ chắp 2 tay lại và niệm 30 lần thần chú “Nam Mô A Di Đà Phật”.

    Bước 4: Tụng Chú Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát. Gia chủ lặp lại 3 lần.

    Bước 5: Kiết Tam Muội Ấn và tụng 5 biến chú

    Đặt ngửa tay trái dưới tay phải ngửa, đan xen các ngọc tay vào nhau, hơi cong bàn tay lên trên để 2 ngón cái chạm nhau. Sau đó, thành tâm tụng Biến chú ít nhất 5 lần.

    Bước 6: Hồi hương công đức

    Sau khi thực hiện đầy đủ các bước, tụng hồi hương để kết thúc thần chú trúng số độc đắc bằng Chú Đại Bi một cách viên mãn.

    “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát – Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát – Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

    Con làm điều thiện lành, bồi đắp công đức, chuyên tâm tụng Chú Đại Bi cho linh hồn ông bà tổ tiên, vong linh trong nhân gian có duyên với con kiếp này.

    Nguyện cho tất cả không còn đau đớn. Nguyện cho tất cả được vãn sanh, về Tây Phương Cực Lạc và được hưởng an lành.

    Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát – Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát – Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát”.

    Thần chú 5: Bùa trúng số độc đắc bằng âm thanh

    Mặc dù chưa biết bùa chú trúng số có hiệu quả hay không, nhưng đối với nhiều người khốn cùng, có một tia hi vọng thì đây cũng là tốt. Có hi vọng và niềm tin, con người sẽ làm được nhiều điều tốt đẹp.

    Xin lộc trúng số độc đắcXin lộc trúng số độc đắcDùng âm thanh may mắn và luật hấp dẫn cầu trúng số

    Trên internet hiện nay, đặc biệt là mạng xã hội Tiktok có rất nhiều âm thanh thu hút tiền bạc và tài lộc.

    Những clip này thường có dạng: “Kể từ lưu video và yêu thích sound này, bạn sẽ nhận được lộc may mắn về tiền bạc. Mọi người sẽ nhận được một khoản tiền đang mong chờ”.

    Bạn chỉ cần đăng lại ở chế độ riêng tư hoặc công khai nhiều ngày. Nếu kiên trì, đề thủ có thể nhận được may mắn sau 3 ngày.

    Thần chú 6: Cầu trúng số ở Mộ Cô 6

    Mộ cô Sáu rất thiêng, nhiều người đến Côn Đảo để cầu công việc thuận lợi, kinh doanh hanh thông, gia đạo bình an hay cầu trúng số tại đây.

    Cách cầu trúng số ở Mộ Cô 6 cần có:

    Bước 1: Bạn sắm lễ đầy đủ theo đúng lễ nghi hoặc theo khả năng và lòng thành. Trong đó phải có các lễ vật:

    • Mâm trái cây: Nhiều loại, phải có trái lê ki ma,
    • Đồ trang điểm: Lược và gương thật, son phấn,..
    • Nón lá
    • Nước suối
    • Tiền và vàng mã, quần áo giấy, …
    • 2 cây nến
    • Sớ.

    Bước 2: Khi bày mâm cúng, bạn để ngửa nón lá, bày mọi thứ vào lòng nón lá và đặt lễ lên khu vực xung quanh mộ. Trường hợp quá đông, bạn hỏi và làm theo hướng dẫn của người quản mộ.

    Bước 3: Cầu khấn tại mộ Cô 6. Lúc này, bạn đọc thần chú trúng số độc đắc như sau:

    “Kính lạy:

    Con lạy Cô Sáu, con tên là … Ở …..

    Hôm nay ngày ….. Con sắm ít lễ vật, quần áo đẹp dâng lên Cô….

    Nay nhân ngày………………  chúng con xin có vài lời cầu xin làm ăn may mắn, vạn sự hanh thông. Cầu cho con đặt số dễ trúng, lô đề dễ ăn.

    Nếu con trúng số độ đắc, con xin trả lễ cô đầy đủ và tươm tất.

    Nam Mô A Di Đà Phật!

    Bước 4: Sau đó, lặp lại thêm 2 lần. Kết thúc lễ, đốt vàng và tiền.

    https://www.youtube.com/watch?v=Fw2h4W8_LAc

    Một số lưu ý khi sử dụng các thần chú trúng số độc đắc

    Khi sử dụng văn khấn cầu trúng số ở bất kỳ nơi nào, gia chủ cần phải chuẩn bị đầy đủ và tươm tất. Nếu không phải nhà mình, bạn nên thành tâm nghiên cứu để sắm lễ đầy đủ nhất.

    Nếu trong khả năng, bạn nên chuẩn bị trước khi hành lễ như sau:

    • Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, lưu ý dọn từ trước ra sau, từ trên xuống dưới.
    • Tắm rửa sạch sẽ, nên tắm bằng nước lá nếu có thể.
    • Lau dọn bàn thờ, miếu sạch bụi. Trong quá trình này, gia chủ cần tránh làm xê dịch lư hương nơi thờ cúng.
    • Giữ thân trai tịnh chuyện tình cảm trai gái để không bị giảm linh nghiệm của thần chú.
    • Bày lễ cúng đầy đủ theo đặc điểm từng nơi, nhang thơm, trái cây và hoa.

    thần chú cầu trúng số độc đắcthần chú cầu trúng số độc đắc

    Kết luận

    Tổng hợp thần chú trúng số độc đắc tại các nơi thờ tự linh thiêng mang lại sức mạnh tâm linh và niềm tin lớn. Ngoài những điều này, bạn cần học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm chọn số, canh đài để tăng hiệu quả.

    ✔️Xem thêm tuyển tập Thơ vé số tại đây, những vần thơ cực hay cũng liên quan đến bộ môn xổ số – lô đề.

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Dội nước hay giội nước là đúng chính tả?

    Dội nước hay giội nước là đúng chính tả?

    Trong tiếng việt rất nhiều người mơ hồ, nhầm lẫn giữa từ “d” và “gi”. Vậy, từ dội nước hay giội nước mới viết đúng. Cảnh sát chính tả The Poet sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

    Dội nước hay giội nước? Từ nào mới viết đúng chính tả?

    Giội nước là từ viết đúng chính tả và có trong từ điển của tiếng việt. Còn từ dội nước sẽ là từ viết sai chính tả và không có trong từ điển tiếng việt.

    Giải thích nghĩa các từ dội nước và giội nước

    Dội nước hay giội nước rất dễ nhầm lẫn khi sử dụng từ. Để hiểu rõ hơn về từ này bạn có thể tham khảo một số thông tin sau:

    Giội nước có nghĩa là gì?

    Gội nước là từ dùng để diễn tả hành động của một người nào đó đổ nước từ trên cao xuống hay còn gọi là dội nước từ trên cao xuống. Ngoài ra, từ giội nước còn được sử dụng ở các trường hợp như khi bạn đang tắm, khi tưới cho cây hay khi dùng để làm sạch một vật gì đó… Các ví dụ cụ thể về từ giội nước như sau:

    • Câu nói này như giội nước lạnh lên khiến cô không thể tin đó là sự thật.
    • Anh ấy giội nước lên người khi tắm.
    • Cậu đã giội nước lạnh để tỉnh rượu chưa?

    doi-nuoc-hay-gioi-nuocPhân biệt nghĩa và cách dùng từ chuẩn

    Dội nước có nghĩa là gì?

    Dội nước là từ không có nghĩa gì cả và không được dùng trong từ điển tiếng việt. Vì vậy, từ dội nước sẽ không được dùng trong giảng dạy và trong các loại văn bản hằng ngày.

    Kết luận

    Phân biệt từ dội nước hay giội nước đâu là từ viết đúng chính tả đã được chia sẻ. Việc sử dụng đúng từ ngữ không chỉ thể hiện khả năng hiểu biết của bạn mà còn giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Tuyển tập những bài thơ viết về mùa xuân hay, lãng mạn nhất

    Tuyển tập những bài thơ viết về mùa xuân hay, lãng mạn nhất

    Thơ về mùa xuân sử dụng hình ảnh trăm hoa đua nở, tiếng chim hót líu lo để khắc họa nét đẹp đất trời và những tâm tư, cảm xúc của con người. Mùa xuân là thời điểm của sự sống mới và niềm hân hoan. 99+ tác phẩm thơ hay do TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN tổng hợp sẽ giúp bạn đắm chìm trong sắc xuân tươi đẹp.

    TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN – Website uy tín chuyên tổng hợp các mẫu thơ hay nhất, ngoài ra chúng tôi còn mở rộng nhiều chủ đề khác: Ngôn ngữ Việt, văn học, câu nói, blog phong thủy, chính tả, đồng dao, ca dao tục ngữ,…

    Tuyển tập thơ về mùa xuân hay nhất mọi thời đại

    Dưới đây là những bài thơ về mùa xuân của nhà thơ nổi tiếng mở ra góc nhìn hoàn toàn khác biệt về mùa của sự hồi sinh mà bạn không thể bỏ qua:

    1. Mùa Xuân Anh Cho Em (Phạm Sĩ Trung)

    Mùa Xuân anh cho em

    Đua nở thắm ngàn hoa

    Mùa Xuân về năm đó

    Vào cuộc tình đôi ta

    2. Một Chút Mùa Xuân (Đaminh Thiên Sa)

    Một chút mùa xuân ngời trong nắng

    Hẹn gót chân em ở cuối đường

    Em có nghiêng nghiêng bờ vai xuống

    Để thấy mùa xuân như tóc vương.

    3. Mùa Xuân và Em (Đào Công Điện)

    Mùa xuân đến em có là biển rộng

    Dạt dào kia đâu dễ hiểu vô cùng

    Hay sông nọ êm đềm em lắng sóng

    Trút phong trần anh lặn ngụp ung dung

    4. Ông Đồ (Vũ Đình Liên)

    Mỗi năm hoa đào nở

    Lại thấy ông đồ già

    Bày mực tàu giấy đỏ

    Bên phố đông người qua.

    Bao nhiêu người thuê viết

    Tấm tắc ngợi khen tài

    ‘’Hoa tay thảo những nét

    Như phượng múa rồng bay’’.

    Nhưng mỗi năm mỗi vắng

    Người thuê viết nay đâu?

    Giấy đỏ buồn không thắm

    Mực đọng trong nghiêng sầu…

    Ông đồ vẫn ngồi đấy

    Qua đường không ai hay

    Lá vàng rơi trên giấy

    Ngoài giời mưa bụi bay.

    Năm nay hoa đào nở

    Không thấy ông đồ xưa

    Những người muôn năm cũ

    Hồn ở đâu bây giờ?

    5. Tiếng Mùa Xuân (Phan Thị Thanh Nhàn)

    Tôi đi dọc bờ sông

    Nghe thầm thì tiếng đất

    Lá mía kêu xào xạc…

    Mầm ngô lên xanh non

    6. Xuân Về (Nguyễn Bính)

    Mưa trước sân nhà

    Mùa xuân, hoa tuyết mong manh nở

    Ngợi ca mùa xuân sau

    Cảm tác đầu xuân

    thơ về mùa xuânTrọn bộ thơ xuân nổi tiếng

    7. Vội Vàng (Xuân Diệu)

    Tôi muốn tắt nắng đi

    Cho màu đừng nhạt mất;

    Tôi muốn buộc gió lại

    Cho hương đừng bay đi.

    Của ong bướm này đây tuần tháng mật,

    Này đây hoa của đồng nội xanh rì,

    Này đây lá của cành tơ phơ phất,

    Của yến anh này đây khúc tình si.

    Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

    Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa,

    Tháng giêng ngon như một cặp môi gần,

    Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

    Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

    Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,

    Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

    Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

    Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

    Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

    Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

    Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại.

    Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,

    Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.

    Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,

    Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt…

    Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,

    Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

    Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,

    Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

    Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…

    Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,

    Ta muốn ôm

    Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn,

    Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

    Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

    Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

    Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

    Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

    Cho no nê thanh sắc của thời tươi,

    Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

    8. Mùa Xuân Chín (Hàn Mặc Tử)

    Mùa xuân chín trên cành

    Hoa khoe sắc thắm thiết

    Lòng người như say đắm

    Trong nắng mới mùa xuân

    9. Ý Xuân (Tố Hữu)

    Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua

    Cây cối đâm chồi nở hoa

    Xuân này ta chẳng lẻ loi

    Vì có em rồi, xuân ơi

    10. Xuân Không Mùa (Xuân Diệu)

    Một ít nắng, vài ba sương mỏng thắm,

    Mấy cành xanh, năm bảy sắc yêu yêu

    Thế là xuân. Tôi không hỏi chi nhiều.

    Xuân đã sẵn trong lòng tôi lai láng.

    Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng;

    Xuân là khi nắng rạng đến tình cờ,

    Chim trên cành há mỏ hót ra thơ;

    Xuân là lúc gió về không định trước.

    Đông đang lạnh bỗng một hôm trở ngược,

    Mây bay đi để hở một khung trời

    Thế là xuân. Ngày chỉ ấm hơi hơi,

    Như được nắm một bàn tay son trẻ…

    Xuân ở giữa mùa đông khi nắng hé;

    Giữa mùa hè khi trời biếc sau mưa;

    Giữa mùa thu khi gió sáng bay vừa

    Lùa thanh sắc ngẫu nhiên trong áo rộng.

    Nếu lá úa trên cành bàng không rụng,

    Mà hoa thưa ửng máu quá ngày thường;

    Nếu vườn nào cây nhãn bỗng ra hương,

    Là xuân đó. Tôi đợi chờ chi nữa?

    Bình minh quá, mỗi khi tình lại hứa,

    Xuân ơi xuân vĩnh viễn giữa lòng ta

    Khi những em gặp gỡ giữa đường qua

    Ngừng mắt lại, để trao cười, bỡ ngỡ.

    Ấy là máu báo tin lòng sắp nở

    Thêm một phen, tuy đã mấy lần tàn.

    Ấy là hồn giăng rộng khắp không gian

    Để đánh lưới những duyên hờ mới mẻ?

    Ấy những cánh chuyển trong lòng nhẹ nhẹ

    Nghe xôn xao rờn rợn đến hay hay…

    Ấy là thư hồi hộp đón trong tay;

    Ấy dư âm giọng nói đã lâu ngày

    Một sớm tim bỗng dịu dàng đồng vọng…

    Miễn trời sáng, mà lòng ta dợn sóng,

    Thế là xuân. Hà tất đủ chim, hoa?

    Kể chi mùa, thời tiết, với niên hoa,

    Tình không tuổi, và xuân không ngày tháng.

    11. Xuân (Xuân Diệu)

    Lá bàng non ngon lành như ăn được.

    Trời tạnh mà lá mới ướt như mưa.

    Nhựa bàng đỏ còn thắm đầu lá biếc;

    Gió rào rào tốc áo lá còn thưa.

    Một dãy cây bàng tuổi còn trẻ lắm

    Biết gió đùa nên cây lại đùa hơn.

    Những chồi nhọn vui tươi châm khoảng thắm,

    Cành lao xao chuyền ánh lá xanh rờn.

    Tôi đi giữa buổi đầu ngày, đi giữa

    Buổi đầu xuân – đi giữa buổi đầu tiên

    Như sáng nay cuộc đời vừa mới mở.

    Và ban đầu cây với gió cười duyên.

    12. Xuân Đầu (Xuân Diệu)

    Trời xanh thế! Hàng cây thơ biết mấy!

    Vườn non sao! Đường cỏ mộng bao nhiêu.

    Khi Phạm Thái gặp Quỳnh Như thuở ấy,

    Khi chàng Kim vừa được thấy nàng Kiều.

    Hỡi năm tháng vội đi làm quá khứ!

    Trời về đây! Và đem trở về đây

    Rượu nơi mắt với khi nhìn ướm thử,

    Gấm trong lòng và khi đứng chờ ngây.

    Và nhạc phất dưới chân mừng sánh bước;

    Và tơ giăng trong lời nhỏ khơi ngòi;

    Tà áo mới cũng say mùi gió nước;

    Rặng mi dài xao động ánh dương vui.

    Thiêng liêng quá, những chiều không dám nói,

    Những tay e, những đầu ngượng cúi mau;

    Chim giữa nắng sao mà kêu đến chói!

    Ôi vô cùng trong một phút nhìn nhau!

    Cho ta xin, cho ta xin sắc đỏ,

    Xin màu xanh về tô lại khung đời…

    Trời ơi, trời ơi, đâu rồi tuổi nhỏ?

    Hôm xưa đâu rồi, trời ơi! trời ơi!

    13. Nụ Cười Xuân (Xuân Diệu)

    Giữa vườn inh ỏi tiếng chim vui

    Thiếu nữ nhìn sương chói mặt trời

    Sao buổi đầu xuân êm ái thế!

    Cánh hồng kết những nụ cười tươi.

    Ánh sáng ôm trùm những ngọn cao

    Cây vàng rung nắng lá xôn xao

    Gió thơm phơ phất bay vô ý

    Đem đụng cành mai sát nhánh đào.

    Tóc liễu buông xanh quá mỹ miều

    Bên màu hoa mới thắm như kêu

    Nỗi gì âu yếm qua không khí

    Như thoảng đưa mùi hương mến yêu.

    Này lượt đầu tiên thiếu nữ nghe

    Nhạc thầm lên tiếng hát say mê

    Mùa xuân chín ửng trên đôi má

    Xui khiến lòng ai thấy nặng nề…

    Thiếu nữ bâng khuâng đợi một người

    Chưa từng hẹn đến – giữa xuân tươi

    Cùng chàng trai trẻ xa xôi ấy

    Thiếu nữ làm duyên, đứng mỉm cười

    14. Xuân Sớm (Tố Hữu)

    Xuân đến năm nay, sớm lạ thường

    Trời đang rét ngọt, sáng nhiều sương

    Ong kêu ong dậy đường hoa vải

    Rực lúa chiêm vàng, bướm bướm vàng.

    Ơi con cò trắng bay ngang

    Có nom thấy lúa thẳng hàng xanh xanh?

    Xuống đây mà ngắm cùng anh

    Ngón tay các chị cấy nhanh như đàn.

    Nghé con, mày đứng cho ngoan

    Chớ xô hàng chuối hàng xoan mới trồng

    Kênh mương vừa nắn thẳng dòng

    Chớ leo bờ thửa bờ vùng mới xây.

    Quýt nhà ai chín đỏ cây

    Hỡi em đi học, hây hây má tròn

    Trường em mấy tổ trong thôn

    Ríu ra ríu rít chim non đầu mùa…

    Như nghìn năm đẹp nét xuân xưa

    Bỗng toả gương trong, sạch bụi mờ

    Xuân mới, đơn sơ, đằm thắm vậy

    Căng đầy sức dậy, dáng non tơ…

    Đi giữa đồng xuân, dạ ngẩn ngơ

    Quê hương ta hỡi! Có ai ngờ

    Mỗi dòng kênh đó, bờ tre đó

    Máu đã rơi nhiều, đỏ ước mơ!

    Mà vẫn chưa yên. Vẫn những ngày

    Đạn bom còn dội, nát đường cày

    Còn toan xóa sạch màu xanh lúa

    Toan xé trời xanh của én bay!

    Giặc Mỹ! Cứ đem mày đến đây!

    Chúng ta, pháo đã sẵn trong tay

    Lúa ta vẫn tốt, cây ra lộ

    Xuân vẫn về cho ong bướm say…

    Ôi những nàng xuân rất dịu dàng

    Hát câu quan họ chuyến đò ngang

    Nhẹ nhàng tay cấy bên sông ấy

    Súng khoác trên lưng, chẳng ngỡ ngàng.

    Ai biết vì sao? Lúc đất trời

    Chuyển mùa, rét dữ, gió sương rơi

    Ấy ngày xuân đến… nên hoa lá

    Cứ nở, như không đợi nắng mời.

    Ta giữ cho ai? Mảnh đất này

    Việt Nam! Hai tiếng gọi hôm nay

    Mênh mông đôi cánh bay muôn dặm

    Qua mấy trùng dương, vượt tuyết dày.

    Nghe nói nhiều nơi còn lạnh lắm

    Mùa xuân chậm đến, giá lâu tan

    Ước gì mang ít hoa xuân sớm

    Gửi bạn gần xa, bớt nỗi hàn…

    Xuân ở miền Nam có nóng không?

    Tết nay dưa hấu chín đầy đồng

    Đoàn xe kia chạy đâu nhanh thế?

    Lá nguỵ trang reo, cuốn bụi hồng…

    15. Giữa Ngày Xuân (Tố Hữu)

    Giữa ngày xuân nắng trải mênh mông

    Chúng tôi đi, trên một bãi sông Hồng

    Người con gái, lượn quanh đồng, hớn hở;

    Quê em đó! Hàm răng em trắng nở.

    Ôi quê em, tươi đẹp bãi nâu non

    Sông vòng quanh như đôi cánh tay tròn

    Ôm con nhỏ, ru trong lòng mát rượi.

    Mía lên mật, thân tím màu áo cưới

    Đồng ngô non, phơi phới tuổi xuân xanh

    Quê hương em đây, mùa ngọt lành.

    Người con gái đi nhanh trên đê nhỏ

    Bước chân sáo, tóc lồng giữa gió

    Bỗng nghiêng đầu, như chim lắng trời cao

    Tiếng máy cày reo đâu đó, xôn xao

    Và rúc rích tiếng ai cười trong mía…

    Tôi muốn hỏi, như một chàng thi sĩ

    Ngẩn ngơ nhìn bát ngát dải phù sa

    Rằng: Đất trời, sông nước bao la

    Và xuân đó, người đây, tự bao giờ đẹp vậy?

    Tôi muốn hỏi từng cây ngô mía ấy

    Bãi sống này, đã mấy đau thương?

    Ôi những ngày xưa… sống ngâm da, chết ngâm xương

    Câu hát cũ, tái tê lòng đất nước!

    Nhưng cứ lặng, trông người con gái bước

    Hai cánh tay đưa trước, đánh đường xa

    Như con thuyền quen vượt những phong ba

    Giương ngực nở, đi đến bờ bến mới…

    Hỡi em gái, hãy hát mùa xuân tới!

    16. Xuân Lòng (Tố Hữu)

    Nắng xuân tưới trên thân dừa xanh dịu

    Tàu cau non lấp loáng muôn gươm xanh

    Ánh nhởn nhơ đùa quả non trắng phếu

    Và chảy tan qua kẽ lá vườn chanh.

    Gió nhè nhẹ, hương cỏ cây nhè nhẹ

    Thoảng bay lên, hương mạ dưới đồng xa

    Tự đâu đó, hương muôn hoa mới hé

    Như khói trầm từ đỉnh rộng bao la.

    Hơi xuân ấm trả cho trời đất lặng

    Tiếng reo ca nhí nhảnh và ngây thơ

    Của đàn sáo say phơi mình dưới nắng

    Chim nghệ vàng rỉa cánh trên nhành tơ…

    Xuân trong sáng, xuân thơm, xuân ríu rít

    Nhưng xuân đâu tươi đẹp, không xuân lòng?

    Ôi xuân nay chỉ là xuân lạnh chết

    Trong buồn đau phẫn uất của công nông!

    Xuân nay chỉ một mùa tang đẫm máu

    Lòng người đang thét nỗi bi ai

    Đứng phắt dậy! Hỡi muôn hồn phấn đấu

    Phá bất bình, mưu sống cho ngày mai…

    Rồi xuân ấy, cả nhân quần vui vẻ

    Nắm tay nhau, tuy khác tiếng, màu da

    Dẫm chân lên những núi sông chia rẽ

    Và ôm nhau thân ái, cùng vang ca.

    17. Xuân (Chế Lan Viên)

    Tôi có chờ đâu, có đợi đâu

    Ðem chi xuân lại gợi thêm sầu?

    Với tôi, tất cả như vô nghĩa

    Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!

    Ai đâu trở lại mùa thu trước

    Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?

    Với của hoa tươi, muôn cánh rã

    Về đây, đem chắn nẻo xuân sang!

    Ai biết hồn tôi say mộng ảo

    Ý thu góp lại cản tình xuân?

    Có một người nghèo không biết Tết

    Mang lì chiếc áo độ thu tàn!

    Có đứa trẻ thơ không biết khóc

    Vô tình bỗng nổi tiếng cười ran!

    Chao ôi! Mong nhớ! Ôi mong nhớ!

    Một cánh chim thu lạc cuối ngàn.

    18. Nàng Xuân Chết (Hoàng Mai)

    Nàng xuân chết trời xanh buông tiếng khóc

    Mạch sâu khơi gờn gợn sóng hồ thu

    Liễu quên rũ thông hững hờ ngưng tiếng

    Đàn không dây lạc phím giữa sa mù.

    Em nằm đó núi rừng vang tiếng gọi

    Mưa thôi rơi, suối ngưng chảy, gió buồn

    Nắng cũng tắt, trăng khi mờ khi tỏ

    Ban mai rồi ta cứ ngỡ hoàng hôn.

    Sóng thêm vỗ biển ầm ào cuồn cuộn

    Mây lang thang trôi mãi chẳng quay về

    Hoa rũ cánh xuân qua, rồi nắng hạ

    Lá thu vàng xào xạc dưới chân đê.

    Đời quạnh vắng, đông chạnh lòng se lạnh

    Người quên ta, tình cũng bỏ quên ta

    Em yên giấc nghìn thu ôi băng giá

    Ta âm thầm ngày tháng tóc sương pha.

    Nàng xuân hỡi! Đành thôi … ta vĩnh biệt

    Hẹn tri âm, tương ngộ… Bến Giang hà…

    19. Hóa Thân (Nguyễn Hường)

    Hóa thân làm ánh Ban Mai

    Xua tan giá lạnh thương ai đêm dài.

    Hóa thân làm cánh hoa Nhài

    Bên hiên Chim hót khoan thai ngắm Trời.

    Hóa thân vui mãi muôn đời

    Câu ca điệu nhạc thơ ngời sắc Xuân.

    20. Xuân Về (Chu Minh Khôi)

    Trời mới ửng lên nắng trạng nguyên

    Tiếng chim thả chữ xuống vòm hiên

    Tháng giêng khép mắt cười em ấp

    Lộc biếc mọc răng khểnh nõn duyên.

    Chợ Tết gặp phiên đông thật đông

    Đào phai chúm chím khóe môi hồng

    Dăm ba thôn nữ về qua ngõ

    Cười vỡ khoảng trời ngọc bích trong.

    Đã thấy hơi xuân trong gió may

    Vương trên mái lá tiễn đông gầy

    Nhà ai vừa quét tường vôi trắng

    Thỏ thẻ bên thềm hoa cúc lay.

    Mòn đợi mưa xuân phơi phới bay

    Dáng mơ thôn nữ ngấm men say

    Văn nghệ chi đoàn xuân đã hẹn

    Em có sang tìm ta tối nay?

    Xem thêm: Bộ sưu tập thơ mùa hè vui tươi tràn đầy sức sống.

    Bộ sưu tập bài thơ về xuân của Bác

    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại kho tàng văn học phong phú, đa dạng cho người Việt Nam, trong đó bao gồm cả những câu thơ hay về mùa xuân. Dưới đây là 3 tác phẩm thơ xuân tiêu biểu của Người mà bất cứ tín đồ “văn học” nào cũng biết:

    1. Thơ chúc tết năm 1968

    Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,

    Thắng trận tin vui khắp nước nhà,

    Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ.

    Tiến lên!

    Toàn thắng ắt về ta!

    2. Thơ chúc tết năm 1964

    Bắc Nam như cội với cành,

    Anh em ruột thịt, đấu tranh một lòng.

    Rồi đây thống nhất thành công,

    Bắc Nam ta lại vui chung một nhà.

    Mấy lời thân ái nôm na,

    Vừa là kêu gọi, vừa là mừng xuân.

    3. Thơ chúc tết năm 1959

    Chúc mừng đồng bào năm mới,

    Đoàn kết thi đua tiến tới,

    Hoàn thành kế hoạch ba năm,

    Thống nhất nước nhà thắng lợi.

    4. Thơ chúc tết năm 1951

    Xuân này kháng chiến đã năm xuân,

    Nhiều xuân thắng lợi càng gần thành công.

    Toàn dân hăng hái một lòng

    Thi đua chuẩn bị, tổng phản công kịp thời.

    5. Nguyên Tiêu (1948)

    Đêm nay, rằm tháng giêng, trăng vừa tròn

    Nước sông xuân tiếp liền với màu trời xuân.

    Giữa nơi khói sóng thăm thẳm, bàn bạc việc quân

    Nửa đêm trở về, thuyền chở đầy ánh trăng.

    6. Thơ chúc tết xuân Giáp Thân (1944)

    …Xuân ơi, Xuân hỡi, hỡi Xuân,

    Từ xa tới gần, Xuân khắp mọi nơi

    Rót cốc rượu Xuân, mừng cách mạng

    Viết bài chào Tết, chúc thành công!

    7. Thơ chúc tết xuân Nhâm Ngọ (1942)

    Tháng ngày thấm thoát chóng như thoi

    Nǎm cũ qua rồi, chúc nǎm mới

    Chúc phe xâm lược sẽ diệt vong

    Chúc phe dân chủ sẽ thắng lợi

    Chúc đồng bào ta đoàn kết mau

    Chúc Việt-minh ta càng tấn tới

    Chúc toàn quốc ta trong nǎm này

    Cờ đỏ ngôi sao bay phất phới

    Nǎm này là nǎm Tết vẻ vang

    Cách mệnh thành công khắp thế giới.

    Các bài thơ về mùa xuân ngắn tự sáng tác

    Những bài thơ về mùa xuân ngắn gọn, ngọt ngào từ tác giả trẻ sẽ mang đến trải nghiệm khác biệt so với các tác phẩm nổi tiếng trên:

    1. Mùa Xuân Nhẹ Nhàng (Sưu Tầm)

    Mùa xuân về, hoa khoe sắc thắm,

    Làn gió nhẹ, lòng người thêm ấm.

    Cành mai vàng, đào nở bên thềm,

    Mùa xuân mới, hạnh phúc tràn trề.

    2. Xuân Trong Mắt Em (Sưu Tầm)

    Trong mắt em, xuân thắm màu hoa,

    Đôi môi cười, đẹp tựa bình minh.

    Bướm lượn quanh, ngập tràn hương thơm,

    Xuân yêu dấu, đong đầy niềm tin.

    3. Xuân Về Trên Phố (Sưu Tầm)

    Phố xuân nồng nàn hương bưởi bay,

    Lá xanh mơn mởn, đón chào ngày.

    Nắng vàng rải khắp lối đi về,

    Xuân về rộn ràng, đất trời say.

    4. Hạnh phúc Mùa Xuân (Sưu Tầm)

    Hạnh phúc xuân, như giấc mơ dài,

    Cây cối đâm chồi, đất trời khai.

    Tiếng cười trẻ thơ, vang vọng khắp,

    Mùa xuân ấm áp, đẹp tuyệt vời.

    5. Xuân Hồng (Sưu Tầm)

    Xuân hồng nở rộ khắp muôn nơi,

    Điệu hò xuân, vang vọng trời xanh.

    Tình yêu đong đầy, lòng người mở,

    Xuân này tươi mới, mộng mơ lành.

    Thơ về mùa xuân ngắnThơ về mùa xuân ngắnThơ Xuân ngắn

    6. Với Những Mùa Xuân (Lưu Vĩnh Hạ)

    Lạnh nghe gió bạt mưa phùn

    Ba mươi năm những mùa xuân có về

    Chạnh lòng phảng phất hồn quê

    Có người đi nhặt ước thề ngày xưa.

    Hàng cây lá đổ lưa thưa

    Tháng giêng giá rét cũng vừa xuân sang

    Tìm đâu những cánh mai vàng

    Lặng trong nỗi nhớ tiếng đàn xa xôi.

    Khép lòng giấc ngủ mà thôi

    Ngày mai đi nhặt mặt trời trong mưa

    Mùa xuân đã đến rồi chưa

    Giật mình hai mắt suốt mùa trũng sâu.

    Mùa xuân nghiêng lá khô sầu

    Nhớ con phố hẹp tìm nhau thuở nào

    Tuổi hồng phiến đá xanh xao

    Chợt trên tay vỡ niềm đau cuối đời.

    Mùa xuân khép bóng mây trôi

    Vô tri giấy mực có bồi hồi chăng

    Nghe về mưa bụi rêu hoang

    Đẫm sương bạc nổi áo vàng mùa xuân.

    7. Xuân Yêu Thương (Tuyết Nguyễn)

    Xuân về mang đến yêu thương

    Nhọc nhằn bỏ lại chặng đường phía sau

    Xuân mang hương vị ngọt ngào

    Nỗi sầu cay đắng chôn vào lãng quên.

    Xuân về hạnh phúc dịu êm

    Bao nhiêu lo lắng buồn phiền trôi xa

    Xuân về đông cũng đã qua

    Xua tan giá lạnh chan hòa nắng lên.

    Xuân sang mai nở bên thềm

    Anh về ru lại tình em thuở nào

    Mùa xuân mang cánh hoa đào

    Hồng đôi môi má anh trao nụ cười.

    Xuân ơi xuân rất tuyệt vời

    Xuân sang mang lại cuộc đời yêu thương….

    8. Xuân Yêu Thương (Dương Tuấn)

    Búp non đậu nhánh hoa đào

    Én dang cánh rộng đón chào tiết xuân

    Nàng Đông trả rét bâng khuâng

    Nắng lung linh tỏa đường trần thênh thang.

    Vườn sau cúc rộ hoa vàng

    Bên hiên thược dược màu loang tím chiều

    Hồng nhung e ấp mỹ miều

    Ngẩn ngơ hoa dại cũng liều toả hương.

    Đông sầu mi ướt giọt sương

    Nắng xuân phơi phới má hường thắm chưa?

    Dòng người trên chuyến đò đưa

    Có chàng lữ khách như vừa ghé qua.

    Hôm nào còn gọi tình xa

    Tim theo ước hẹn, xuân hoà duyên thơ

    Anh về trọn vẹn bến mơ

    Thỏa bao tháng đợi năm chờ chung đôi.

    Tiếng xuân nhịp thở bồi hồi

    Thướt tha dáng ngọc, bờ môi thắm hồng

    Đưa tay vuốt tóc phiêu bồng

    Nụ hôn bẽn lẽn trộm nồng hương say.

    Hồng đào ngỏ ý vàng mai

    Đất trời ước hẹn tương lai ngọt ngào

    Qua rồi cái thuở khát khao

    Có em từ ấy dạt dào hương xuân.

    9. Mùa Xuân về (Liên Phạm)

    Xuân về nắng toả ngọt ngào

    Dịu dàng, âu yếm gửi trao ân tình

    Môi hồng đón gió càng xinh

    Tóc bay nhè nhẹ hương tình càng say…

    Nụ cười ấm cả trời mây

    Xuân về hoa lá cỏ cây vui cười,

    Hương thơm tỏa khắp muôn nơi

    Đâu đâu cũng thấy ngập trời sắc xuân.

    Giọt sương óng ánh trong ngần

    Niềm vui dào dạt, hân hoan đón chờ.

    Đời đẹp như những giấc mơ

    Du dương bản nhạc, lời thơ rộn ràng…

    10. Xuân (Đỗ Lan)

    Xuân về cánh én lượn bay

    Trăm hoa đua nở ngất ngây lòng người

    Xuân cho Lộc nẩy chồi tươi

    Xuân tô nét thắm nụ cười trẻ thơ.

    Ban mai điểm giọt sương mờ

    Chào Xuân diễn lệ bên bờ cỏ xanh

    Xuân ươm nụ biếc trên cành

    Đợi tia nắng ấm an lành trổ bông.

    Xuân mơ ủ nhụy cánh hồng

    Gió lùa khe khẽ hương nồng nhẹ bay

    Xuân đem hạnh phúc trao tay

    Xuân về rực rỡ trời mây sắc hồng.

    11. Gió Mùa Xuân (Võ Thanh Phong)

    Gió Xuân đang thổi qua lòng

    Tưởng như sống lại tuổi hồng ngày xưa!

    Tần ngần đứng trước rèm thưa

    Nhớ em, cứ ngỡ như vừa…mới yêu…

    Hoa bay dưới ánh nắng chiều

    Một lời hẹn ước gây nhiều vấn vương!

    Đêm qua mơ khúc Nghê Thường

    Thiếu đôi cánh nhỏ, Uyên Ương xa đàn…

    Chuyện đời hết hợp lại tan

    Sao lòng vẫn cứ mơ màng em ơi!

    Gió mưa là bệnh của trời

    Nhớ em chẳng dám nửa lời thở than…

    Bên song nguyệt khuyết hoa tàn

    Con tim vẫn cứ mơ màng người xa!

    Mùa Đông rồi sẽ đi qua

    Tình Xuân đang muốn vỡ òa trong anh..

    Sợi tơ dù rất mong manh

    Cố công dệt mãi sẽ thành lụa xinh!

    Gió Xuân đang cuốn theo tình

    Nụ hôn trao vội để mình đừng xa…

    Bài thơ xuân chủ đề tình yêu lãng mạn

    Tình yêu là nguồn cảm hứng bất tận trong văn học. Hãy cùng đắm chìm trong không gian thơ mộng, lãng mạn thông qua những bài thơ mùa xuân và tình yêu sau:

    1. Mùa Xuân Về Cho Em (Trần Minh Hiền)

    Mùa xuân về cho em

    Đầy những lời thương mến

    Đêm sao trời ước hẹn

    Giọt sương hồng gần bên

    Mùa xuân rất êm đềm

    Mang ơn đời ân sủng

    Đợi chờ tình yêu đến

    Thắp vàng lòng bao dung

    2. Xuân Này Vắng Nhau (Chiều Tím)

    Biết xuân này mình có gặp nhau không

    Đường anh đi vẫn chất chồng khắc khoải

    Lối em về hoa thơm vàng nắng trải

    Tiếng yêu thương chẳng dầu dãi bao giờ

    Xuân của anh có thể đẹp như mơ

    Có nhớ em, có đợi chờ gặp lại

    Xuân trong em, từng đêm sầu tê tái

    Hoài niệm mùa hoa cải sáng triền sông

    3. Mùa Xuân Tình Yêu (Toàn Tâm Hòa)

    Mùa Xuân về trước hiên nhà

    Khoác màu áo mới điệu đà thanh tân

    Ngoài kia hoa nở đầy sân

    Gió xuân hây hẩy trong ngần trinh nguyên

    Kể từ mình kết nợ duyên

    Mùa Xuân là cả một miền lung linh

    Mái nhà chăm chút thêm xinh

    Có đầy hơi ấm và tình yêu thương

    4. Mưa Xuân (Nguyễn Bính)

    Em là con gái trong khung cửi

    Dệt lụa quanh năm với mẹ già

    Lòng trẻ còn như cây lụa trắng

    Mẹ già chưa bán chợ làng xa

    Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay

    Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy

    Hội chèo làng Ðặng đi ngang ngõ

    Mẹ bảo: “Thôn Ðoài hát tối nay”

    Lòng thấy giăng tơ một mối tình

    Em ngừng thoi lại giữa tay xinh

    Hình như hai má em bừng đỏ

    Có lẽ là em nghĩ đến anh

    5. Anh Đến (Lê Thị Kim)

    Anh đến mang về những gót xuân

    Lòng em chim hót tiếng trong ngần

    Xin đừng làm vỡ mùa xuân ấy

    Chút nhíu mày thôi đủ chạnh lòng.

    Thơ xuânThơ xuânThơ tình mùa xuân

    6. Ấm Lạnh Mùa Xuân (Cao Quảng Văn)

    Ai thả vàng bay trong gió?

    Cho đường ngập nắng chiều nay

    Tay ấm mùa xuân vừa đến

    Tình nồng dù chưa men say

    Thương cánh mai vàng chăm chỉ

    Em chưa lỡ hẹn bao giờ…

    7. Quà Tặng Màu Xuân (Hoàng Chẩm)

    Gửi em vạt nắng mùa xuân cũ

    Hong ấm trời quê ngọt mùa sang

    Tầm xuân chín dâng đời dấu ái

    Chia hết nồng say lòng riêng mang

    Gửi em câu hát mùa xuân cũ

    Bay bổng xuân thì buổi ban sơ

    Sớm muộn sân trường thơm áo lụa

    Chữ viết lòng nghiêng một câu thơ.

    Gửi em cơn mưa mùa xuân cũ

    Ướt mộng bên thềm hoa ngát hương

    Khung cửa hẹp giấu lòng tri kỷ

    Thương hoài cố nhân miền khói sương

    Gửi em bến nước mùa xuân thắm

    Buông cánh tàn phai bên dòng sông

    Khăn áo giữa chiều như cơn mộng

    Em một nửa chừng, nhớ mênh mông!

    Xem thêm: Các bài thơ về mùa thu tình yêu cảm động, sâu lắng.

    Những bài thơ hay về mùa xuân lắng đọng

    Hãy cùng thưởng thức những bài thơ viết về mùa xuân và tận hưởng vẻ đẹp sâu sắc, ý nghĩa của chúng.

    1. Xuân Về Trên Ngõ Nhỏ (Sưu tầm)

    Ngõ nhỏ xuân về nắng ấm hong đời,

    Hoa đào nở rộ đón chào ngày mới.

    Tiếng cười trẻ thơ vang vọng khắp nơi,

    Mùa xuân hạnh phúc lòng người rộn rã.

    2. Hương Xuân (Sưu tầm)

    Xuân sang hương thơm ngát lối đi,

    Cành mai vàng đào thắm đua nghiêng.

    Tình yêu đong đầy, trong ánh mắt

    Mùa xuân tình tự, đẹp ngất ngây.

    3. Dấu Xuân (Sưu tầm)

    Dấu chân xuân in hằn trên cỏ non,

    Gió lay nhẹ khẽ đưa hồn vào mộng.

    Lòng bình yên như suối trong veo,

    Xuân này tình yêu thêm đượm sâu.

    4. Xuân Tha Hương (Sưu tầm)

    Xuân về nơi xa nhớ quê nhà,

    Cành đào nở muộn giữa trời xa.

    Tình xuân tha hương lòng man mác,

    Kỷ niệm xôn xao mỗi độ xuân qua.

    5. Xuân Và Tuổi Trẻ (Sưu tầm)

    Xuân đến rộn ràng tuổi trẻ mơ mộng,

    Đôi mắt lấp lánh ước vọng bay cao.

    Mùa xuân của đời ngập tràn sức sống,

    Ước hẹn ngày mai rực rỡ hơn nào.

    6. Xuân Về (An Giang Bùi)

    Xin trao em mùa xuân

    Vừa về trên cành lá

    Có mùi hương trong gió

    Tiếng chim hót lưng trời

    Xuân đã về em ơi

    Mau giang tay đón nhận

    Cánh hoa hồng đỏ thắm

    Rực rỡ nắng hồng tươi.

    Xuân về khắp muôn nơi

    Từ miền quê góc phố

    Người người nô nức đón

    Xuân sang vui ngập tràn.

    Bầu trời xanh mênh mang

    Ngút ngàn trong ánh mắt

    Tình em theo câu hát

    Vừa đậu xuống vai anh.

    Em trao anh ngọt lành

    Của tình yêu nồng thắm

    Ôi tình em đẹp lắm

    Anh giữ mãi trong lòng.

    7. Xuân Ca (Lê Mỹ Hường)

    Xuân đang đến, chào xuân đang đến

    Khúc xuân ca náo nức rộn ràng

    Hoa nở tưng bừng, rạng rỡ nét xuân sang

    Trên má thắm, môi hồng người con gái

    Xuân đang đến, và xuân sẽ đến

    Chim sơn ca vui hót rộn khắp nơi

    Cánh én bay chao liệng giữa bầu trời

    Nỗi thương nhớ ở hai đầu đất nước

    Xuân hoan ca, lòng ta thêm ao ước

    Người người vui, hạnh phúc đến mọi nhà

    Nụ cười đẹp như những đóa hoa

    Nở bừng sắc trong mùa xuân ấm áp

    Xuân đang đến, lòng rộn vang câu hát

    Khúc hát xuân tô thắm mãi muôn đời

    Trọn ân tình xây mơ ước đẹp tươi

    Sum họp, đoàn viên hai miền Nam – Bắc

    Xuân đang đến, nghĩa tình thêm đằm thắm

    Bức tranh quê, vang vọng khúc khải hoàn

    Mùa xuân tới, giở trang sách sang trang

    Đẹp vô ngần, khúc ca xuân tươi sáng.

    8. Thương Nhớ Chốn Quê Nhà (Tấn Thành)

    Tháng Chạp về lũy tre làng vẫy gọi

    Tuổi thơ ơi rơm rạ chốn quê nhà

    Thương cọng lúa, vồng khoai của mẹ

    Thương luống cày vất vả một đời cha

    Lớn lên rồi con xa nhà từ ấy

    Nhớ chốn quê nhà da diết mẹ cha ơi

    Và hôm nay đất trời đang sanh khí

    Xuân đã về con chắc chắn về thôi.

    Bài thơ nói về mùa xuân hài hước

    Danh sách 5 bài thơ mùa xuân vui nhộn mang đến tiếng cười rộn ràng và niềm vui cho bạn:

    1. Xuân về Đầy Ươm (Sưu tầm)

    Xuân về bụng mập ướm ướm,

    Hoa cười chim hót tôi thì thở không nổi.

    Lì xì chưa thấy tiền đã tiêu,

    Mừng tuổi ai đây túi thì rỗng.

    2. Chúc Tết Bá Đạo (Sưu tầm)

    Năm mới chúc bạn thật là khỏe

    Tiền về như nước sức như voi.

    Tình duyên rực rỡ như pháo hoa

    Xuân này vui vẻ không lo nợ.

    3. Xuân Sang Rộn Ràng (Sưu tầm)

    Xuân sang bao dự định tràn trề,

    Thực hiện thì ít mơ mộng thì nhiều.

    Hoa nở chim ca lòng tôi rạo rực,

    Chỉ mong sao đừng có ai nhắc việc làm.

    4. Xuân Vui Quá Chừng (Sưu tầm)

    Xuân này hứa hẹn thật nhiều điều,

    Làm được một nửa cũng mừng rơi nước mắt.

    Bạn bè tụ họp cười nói không ngừng,

    Chúc nhau năm mới ai cũng mong giàu sang.

    5. Xuân Và Lời Hứa (Sưu tầm)

    Xuân đến lời hứa mọc lên như nấm,

    Thể dục hàng ngày, Ăn uống điều độ.

    Nhưng rồi bánh chưng xanh, mắt sáng long lanh,

    Lời hứa năm cũ lại giấu vào ngăn kéo.

    6. Xuân (Đăng Nguyễn)

    Xuân à! Những tưởng xuân đi

    Nào hay xuân lại tức thì đến ngay

    Đời say, xuân cũng say say

    Hoa vàng, bướm trắng, ngất ngây một trời

    Xuân à! Những tưởng xuân tươi

    Ngờ đâu xuân cũng biết cười gió đông

    Bên kia xuân đẹp, xuân nồng

    Bên này xuân quá lạnh lùng, hỡi xuân!

    Bài thơ về mùa xuânBài thơ về mùa xuânThơ Xuân hay

    7. Mùa Xuân Về Đâu (Sưu tầm)

    Hoa đào nở đỏ

    Hoa mơ trắng ngần

    Búp non nhu nhú

    Cùng chào mùa xuân

    Rồi cánh mơ rụng

    Đào phai hết màu

    Cành xanh lá biếc

    Mùa xuân về đâu?

    A! Em biết rồi!

    Mùa xuân rất lạ

    Ú tìm nắng hè

    Ẩn vào chùm quả

    8. Cây Đào (Sưu tầm)

    Cây đào đầu xóm

    Lốm đốm nụ hồng

    Chúng em chỉ mong

    Mùa đào mau nở

    Bông đào nho nhỏ

    Cánh đào hồng tươi

    Hễ thấy hoa cười

    Đúng là Tết đến.

    9. Mùa Xuân Trong Vườn (Sưu tầm)

    Mùa đông vừa đi qua

    Cây trong vườn trút lá

    Chợt mùa xuân hiện ra

    Bật chồi non mượt mà

    Bầu trời xanh trong vắt

    Thánh thót tiếng chim ca

    Ông mặt trời ló ra

    Gửi nắng mai làm quà

    Bé mở tung cửa sổ

    Đón mùa xuân vào nhà!

    10. Xuân Vui (Sưu tầm)

    Năm mới: Đau đầu vì nhà giàu

    Mệt mỏi vì học giỏi

    Buồn phiền vì nhiều tiền

    Ngang trái vì xinh gái

    Tàn phai vì đẹp giai

    Và mất ngủ vì không có đối thủ

    Sức khỏe vô biên

    Thành công liên miên

    Hạnh phúc triền miên

    Túi luôn đầy tiền

    Sung sướng như tiên.

    Thơ lục bát về mùa xuân ngắn gọn

    Bạn sẽ cảm nhận được không khí tươi mới, hồi hộp mà mùa xuân mạng lại của những vần thơ đậm chất dân gian sau:

    1. Xuân Về (Sưu tầm)

    Xuân về gọi lộc nảy mầm,

    Xuân về gọi gió mưa dầm sương bay.

    Xuân về gọi mắt nai say,

    Xuân về nắng gọi bàn tay dịu mềm.

    2. Xuân Sang (Sưu tầm)

    Xuân về rực thắm cánh đào,

    Đung đưa trong nắng đón chào tết sang.

    Hoạ mi vui hót rộn ràng,

    Hương hoa toả ngát mênh mang đất trời…

    3. Mùa Xuân Về (Sưu tầm)

    Xuân về nắng toả ngọt ngào,

    Dịu dàng, âu yếm gửi trao ân tình.

    Môi hồng đón gió càng xinh,

    Tóc bay nhè nhẹ hương tình càng say…

    4. Gió Mùa Xuân (Sưu tầm)

    Gió Xuân đang thổi qua lòng,

    Tưởng như sống lại tuổi hồng ngày xưa!

    Chỉ 2 câu thơ về mùa xuân cũng đủ để bạn đắm chìm vào cảnh sắc cùng những cảm xúc bồi hồi như sống lại “tuổi hồng này xưa”.

    5. Lục Bát Mùa Xuân (Sưu tầm)

    Lá dài đôi mắt thâm quầng nhớ nhau,

    Nắng xuân soi bóng hàng cau.

    La đà khói biếc rớm màu rạ rơm,

    Lũ qua bùn ngái sen thơm.

    6. Với Những Mùa Xuân (Lưu Vĩnh Hạ)

    Lạnh nghe gió bạt mưa phùn

    Ba mươi năm những mùa xuân có về

    Chạnh lòng phảng phất hồn quê

    Có người đi nhặt ước thề ngày xưa.

    Hàng cây lá đổ lưa thưa

    Tháng giêng giá rét cũng vừa xuân sang

    Tìm đâu những cánh mai vàng

    Lặng trong nỗi nhớ tiếng đàn xa xôi.

    Khép lòng giấc ngủ mà thôi

    Ngày mai đi nhặt mặt trời trong mưa

    Mùa xuân đã đến rồi chưa

    Giật mình hai mắt suốt mùa trũng sâu.

    Mùa xuân nghiêng lá khô sầu

    Nhớ con phố hẹp tìm nhau thuở nào

    Tuổi hồng phiến đá xanh xao

    Chợt trên tay vỡ niềm đau cuối đời.

    Mùa xuân khép bóng mây trôi

    Vô tri giấy mực có bồi hồi chăng

    Nghe về mưa bụi rêu hoang

    Đẫm sương bạc nổi áo vàng mùa xuân.

    7. Mùa Xuân Bên Anh (Hồng Hoa)

    Xuân về hoa lá khoe hương

    Còn em đứng tựa góc đường chờ anh

    Gió mang hơi ấm trong lành

    Cho Đào Mai Cúc đua tranh sắc mình.

    Sương chiều từng giọt lung linh

    Thẫn thờ ôm nhớ mặc tình mây mưa

    Hờn ghen gió cũng vội vừa

    Xô nghiêng chiếc lá đong đưa mấy lần.

    Tình quê nặng trĩu ngàn cân

    Yêu thương khắc dạ luôn gần chẳng vơi

    Hoa theo Xuân nở rạng ngời

    Đỏ Xanh Vàng Tím khắp nơi vẫy chào.

    Mừng vui hạnh phúc biết bao

    Ấm êm sum họp ngọt ngào lời thương

    Yêu nhau đi đến cuối đường

    Nợ duyên tròn nghĩa mãi vương vấn hoài.

    8. Sắc Xuân (Châu Lê)

    Nàng xuân bước đến cận kề.

    Sắc màu tươi thắm bên lề yêu thương.

    Tiễn mùa đông chút vấn vương.

    Trăm hoa đua nở khắp đường đẹp tươi.

    Ô kìa.. nao nức mọi người.

    Đón chào năm mới miệng cười thêm yêu.

    Gió nhè nhẹ gửi rất nhiều.

    Lời vui chúc phúc ngàn điều đến ta.

    Nô đùa trẻ hát ngân nga.

    Mùa xuân của bé mãi là trời mơ.

    Mai vàng đào thắm nên thơ.

    Điểm trang tô đẹp đợi chờ khắc giao.

    Thanh bình đất nước dạt dào.

    Niềm vui mãi trọn ngọt ngào tim say.

    Anh lành hạnh phúc điềm may.

    Làng quê thành thị dang tay đón mừng.

    9. Xuân về (Lãng Du Khách)

    Xuân về gọi lộc nảy mầm

    Xuân về gọi gió mưa dầm sương bay

    Xuân về gọi mắt nai say

    Xuân về nắng gọi bàn tay dịu mềm

    Xuân về hạnh phúc êm đềm

    Xuân về sum họp bên thềm đoàn viên

    Xuân về ta cúng tất niên

    Xuân về nở nụ cười hiền thắm duyên

    Xuân về gọi nắng dịu hiền

    Xuân về gọi gió ru miền xanh tươi

    Xuân về hoa hé nở cười

    Xuân về màu lá xanh tươi ngập tràn

    Xuân về du lãng miên man

    Xuân về thăm thú cảnh quan thế trần

    Xuân về đổi kiếp trầm luân

    Xuân về kết dính xa gần thăm nhau

    Xuân về xanh ngắt một màu

    Xuân về mai nở trắng phau núi rừng

    Xuân về chim hót tưng bừng

    Xuân về gọi gió ngập ngừng tiễn đông

    Xuân về hạnh phúc ấm nồng

    Xuân về giá buốt của đông lụi tàn

    Xuân về gọi hạ mênh mang

    Xuân về sức sống căng tràn thật xuân.

    Xem thêm: Tuyển tập thơ mùa đông thể loại lục bát hay nhất mọi thời đại.

    Thơ 4 chữ về mùa xuân

    Dưới đây là những câu thơ ngắn nói về mùa xuân mang đến niềm vui, sự ấm áp và tình yêu đối với mùa này:

    1. Cây Bàng Ngày Xuân

    Cây bàng phờ phạc,

    Suốt cả mùa đông.

    Sáng nay ấm nồng,

    Mưa xuân nhè nhẹ.

    2. Xuân Về Trên Bản

    Xuân về trên bản,

    Mặt trời – trái cam.

    Nhành non chim hót,

    Tan màn sương lam.

    3. Những Ngày Xuân

    Xuân nay lại đến,

    Mến chúc các ông.

    Không riêng mấy bà,

    Cùng các cô cậu.

    4. Mùa Xuân

    Dung dăng dung dẻ,

    Dẫn trẻ đi chơi.

    Mùa Xuân đến rồi,

    Ánh xuân tươi sáng.

    5. Vào Xuân

    Đi vào nẻo xuân,

    Gặp đường lụa đỏ.

    Ai chờ em đó,

    Mà hoa trắng ngần.

    6. Vào Xuân (Hoàng Cầm)

    Đi vào nẻo xuân

    Gặp đường lụa đỏ

    Ai chờ em đó

    Mà hoa trắng ngần.

    Đi vào thanh tân

    Như về quê ngoại

    Lúa hương đồng gần

    Đương thì con gái.

    Hẹn cưới phân vân

    Em nhìn mê mải

    Chuồn ngô ngủ mãi

    Bờ ao cúc tần.

    Khép tà áo mới

    Em vào đêm xuân.

    Thơ hay về mùa xuânThơ hay về mùa xuânThơ xuân 4 chữ

    7. Mùa Xuân Về Đâu (Nguyễn Thị Ngọc Anh)

    Hoa đào nở đỏ

    Hoa mơ trắng ngần

    Búp non nhu nhú

    Cùng chào mùa xuân.

    Rồi cánh mơ rụng

    Đào phai hết màu

    Cành xanh lá biếc

    Mùa xuân về đâu?

    A! Em biết rồi!

    Mùa xuân rất lạ

    Ú tìm nắng hè

    Ẩn vào chùm quả.

    8. Mùa Xuân Vùng Cao (Hoàng Anh Tuấn)

    Xuân về trên bản

    Mặt trời – trái cam

    Nhành non chim hót

    Tan màn sương lam.

    Đầu sàn hoa ban

    Múa xòe trong gió

    Én chở mưa xuân

    Đánh rơi vạt cỏ.

    Suối cười róc rách

    Cối gạo xập xình

    Bé khoe áo mới

    Nắng hồng môi xinh.

    Nương xuân bố đốt

    Khói vẽ lên trời

    Mẹ nhen bếp lửa

    Thơm nồng nếp xôi.

    Đường xuân xuống chợ

    Váy hoa nở đầy

    Núi già sợ rét

    Cổ choàng khăn mây.

    Khèn nhớ ai thổi?

    Dìu dặt rừng cây…

    Còn thương ai ném?

    Lạc vào biển mây…

    Mùa bướm tìm hoa

    Mùa ong tìm mật

    Mùa bao đôi mắt

    Ngóng tìm người thương…​

    9. Mùa Xuân Đến (Sưu tầm)

    Thế là thu đi

    Lập đông chưa nhỉ

    Mùa xuân đến rồi

    Cánh én đang bay.

    Chứng tỏ xuân đến

    Ấy vậy mà tôi

    Không biết khi nào

    Về nhà đón xuân.

    Bởi xuân cứ đến

    Để rồi cứ đi

    Bao nhiêu hồi ức

    Bao nhiêu kỷ niệm

    Đều được gói lại

    Trong xuân năm nay.

    Cố lấy thật nhiều

    Phong bì đỏ nhé

    Vì biết lúc nào

    Mới được đón xuân.

    10. Cơn Mưa Mùa Xuân (Sưu tầm)

    Mùa xuân cỏ cây

    Mưa phùn hương lạ

    Gió nói gì đây

    Em hồng đôi má.

    Anh đi chăm cây

    Vườn em ngọt quá

    Nấn ná nơi đây

    Xin em dăm quả.

    Em gái ngọt ngào

    Tiễn người đi xa

    Vẫn hồng đôi má

    Lòng em nở hoa​.

    Thơ về mùa xuân 5 chữ

    Những bài thơ về mùa xuân 5 chữ tuy ngắn gọn nhưng ẩn chứa cả một thế giới đầy màu sắc, hạnh phúc và sự hồi sinh của tự nhiên.

    1. Bên Thềm Năm Mới (Lan Thanh)

    Ngoài kia rét buốt gió,

    Năm mới thì sang rồi.

    Ơ tiếng Xuân gọi cửa,

    Dài rộng dòng đời trôi.

    2. Em Đã Thấy Mùa Xuân Chưa (Sưu tầm)

    Gởi tình xuân trong nắng,

    Cho thơm đôi má đào.

    Gởi lòng tôi thương nhớ,

    Lên con phố xôn xao.

    3. Chợ Xuân (Khuyết danh)

    Bé dậy rất là sớm,

    Theo bà đi chợ xuân.

    Đường làng sương còn ngủ,

    Đong đeo trên lá cành.

    4. Xuân Gõ Cửa (Sưu Tầm)

    Nếu bạn yêu thích các bài thơ về xuân,

    Thì nhất định không nên bỏ qua.

    Mùa xuân nho nhỏ tác giả: Thanh Hải,

    Mọc giữa dòng sông xanh.

    Những bài thơ về mùa xuân cho học sinh

    Sự tươi mới và sức sống mãnh liệt thông qua những dòng thơ ý nghĩa, sáng tạp là nguồn tư liệu học tập quý giá cho các bạn học sinh, sinh viên.

    1. Xuân Sớm (Sưu tầm)

    Xuân đến năm nay, sớm lạ thường

    Trời đang rét ngọt, sáng nhiều sương

    Ong kêu ong dậy đường hoa vải

    Rực lúa chiêm vàng, bướm bướm vàng.

    2. Mùa Xuân Nho Nhỏ (Thanh Hải)

    Mọc giữa dòng sông xanh

    Một bông hoa tím biếc

    Ơi con chim chiền chiện

    Hót chi mà vang trời

    Từng giọt long lanh rơi

    Tôi đưa tay tôi hứng.

    Mùa xuân người cầm súng

    Lộc giắt đầy quanh lưng

    Mùa xuân người ra đồng

    Lộc trải dài nương mạ

    Tất cả như hối hả

    Tất cả như xôn xao.

    Ðất nước bốn nghìn năm

    Vất vả và gian lao

    Ðất nước như vì sao

    Cứ đi lên phía trước.

    Ta làm con chim hót

    Ta làm một cành hoa

    Ta nhập vào hoà ca

    Một nốt trầm xao xuyến.

    Một mùa xuân nho nhỏ

    Lặng lẽ dâng cho đời

    Dù là tuổi hai mươi

    Dù là khi tóc bạc.

    Mùa xuân ta xin hát

    Câu Nam ai, Nam bình

    Nước non ngàn dặm mình

    Nước non ngàn dặm tình

    Nhịp phách tiền đất Huế.

    3. Chiều Xuân (Anh Thơ)

    Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,

    Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;

    Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng

    Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.

    Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,

    Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ

    Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió

    Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.

    Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng

    Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,

    Làm giật mình một cô nàng yếm thắm.

    Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.

    4. Cảnh Ngày Xuân (Nguyễn Du)

    Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

    Cỏ non xanh tận chân trời,

    Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

    Thanh minh trong tiết tháng ba,

    Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.

    Gần xa nô nức yến anh,

    Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.

    Dập dìu tài tử, giai nhân,

    Ngựa xe như nước áo quần như nêm.

    Ngổn ngang gò đống kéo lên,

    Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.

    Tà tà bóng ngả về tây,

    Chị em thơ thẩn dan tay ra về.

    Bước dần theo ngọn tiểu khê,

    Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.

    Nao nao dòng nước uốn quanh,

    Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

    5. Tết Về Quê Bà (Đoàn Văn Cừ)

    Bà tôi ở một túp nhà tre.

    Có một hàng cau chạy trước hè,

    Một mảnh vườn bên rào giậu nứa.

    Xuân về hoa cải nở vàng hoe.

    Gạo nếp ngày xuân gói bánh chưng,

    Cả đêm cuối chạp nướng than hồng.

    Quần đào, áo đỏ, tranh gà lợn,

    Cơm tám, dưa hành, thịt mỡ đông.

    Thơ mùa xuân cho bé

    Bộ sưu tập thơ mùa xuân với những hình ảnh đẹp, màu sắc rực rỡ dành riêng cho bé:

    1. Mùa Xuân Của Bé (Sưu tầm)

    Mùa xuân của bé chẳng ở đâu xa,

    Cái chồi tách vỏ bé ươm hôm qua.

    Bé chơi bé học, bé múa bé ca,

    Mùa xuân của bé như tiếng chim quanh nhà.

    2. Hoa Đào Hoa Mai (Sưu Tầm)

    Hoa đào ưa rét, lấm tấm mưa bay,

    Hoa mai chỉ say nắng pha chút gió.

    Hoa đào thắm đỏ, hoa mai dát vàng,

    Thoắt mùa xuân sang, thi nhau nở rộ.

    3. Bướm Xuân (Sưu Tầm)

    Con dốc vàng nắng xuân,

    Núi bừng hoa ngũ sắc.

    Chị em bướm bâng khuâng,

    Đến soi mình bên thác.

    4. Mưa Xuân 1 (Duy Hạnh Trần)

    Mưa Xuân đang tí tách

    Thả long lanh xuống đây

    Có hạt đọng lá cây

    Có hạt thấm lòng đất.

    Sợ hạt ngọc rơi mất

    Bé vội vã giơ tay

    Hứng giọt mưa tràn đầy

    Trong lòng tay bé bỏng.

    Những giọt đầy căng mọng

    Vừa đầy ắp tay em

    Nâng niu ghé mắt xem

    Lấp lánh hình ai đó …

    Nhưng mà thật rất khó

    Giữ được nước trong tay

    Vậy mà Bé hứng đầy

    Lấp lánh toàn hạt ngọc.

    5. Bé Gọi Mùa Xuân (Thụy Anh)

    Mùa xuân có chim én

    Mùa xuân có mây bay

    Mùa xuân có hoa nở

    Mùa xuân vui cả ngày!

    Bé bây giờ còn nhỏ

    Chưa nhìn thấy én đâu

    Mùa xuân ơi, bé gọi

    Đừng bắt bé đợi lâu!

    6. Tết Đang Vào Nhà (Nguyễn Hồng Kiên)

    Hoa đào trước ngõ

    Cười vui sáng hồng

    Hoa mai trong vườn

    Rung rinh cánh trắng.

    Sân nhà đầy nắng

    Mẹ phơi áo hoa

    Em dán tranh gà

    Ông treo câu đố.

    Tết đang vào nhà

    Sắp thêm một tuổi

    Đất trời nở hoa.

    7. Mùa Xuân (Dương Khâu Luông)

    Mùa xuân gọi dậy chồi non

    Gọi bông hoa nở xoe tròn trên cây

    Gọi cơn nắng ấm tràn đầy

    Gọi con sáo vỗ cánh bay tìm đàn

    Gọi cho con én bay sang

    Gọi cơn gió thoảng mơ màng tiếng xuân.

    8. Bướm Xuân (Nguyễn Lãm Thắng)

    Con dốc vàng nắng xuân

    Núi bừng hoa ngũ sắc

    Chị em bướm bâng khuâng

    Đến soi mình bên thác.

    Chị tinh khôi áo trắng

    Em biêng biếc áo xanh

    Rồi áo hồng, áo đỏ

    Một đàn bướm xinh xinh.

    Trong rừng chị chim hát

    Triền suối anh vượn kêu

    Hương hoa lan ngào ngạt.

    Chị em bướm thích quá!

    Chập chờn đôi cánh mơ

    Giữa đôi bờ hoa lá

    Cùng nhảy điệu slow…

    Xem thêm: Những bài thơ tháng 2 để chìm đắm trong không khí đầu xuân vui tươi rộn rã.

    Lời kết

    Mùa Xuân mang đến ánh nắng tươi vui sau những ngày đông ẩm ương hiu quạnh. Thơ về mùa xuân không chỉ là những câu chữ tươi sáng mà còn là lời nhắc về hạnh phúc và sức sống. Hãy để những bài thơ hay làm say đắm trái tim và giúp bạn nhớ mãi vẻ đẹp kỳ diệu của mùa xuân.

     

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Đường xá hay đường sá đúng chính tả?

    Đường xá hay đường sá đúng chính tả?

    Xác định đường sá hay đường xá là từ có nghĩa để bạn sử dụng đúng trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong văn viết. Cập nhật nhanh chóng thông tin qua Cảnh Sát Chính Tả tại The Poet Magazine để dùng từ chính xác.

    Đường xá hay đường sá đúng chính tả?

    Đường sá là từ đúng chính tả và có nghĩa, còn đường xá bị viết sai chính tả và không xuất hiện trong từ điển tiếng Việt.

    đường sá hay đường xá đúng chính tảXác định từ đúng để sử dụng

    Đường sá có nghĩa là gì?

    Đường sá có nghĩa là đường đi lại trên bộ (nói khái quát).

    Một số ví dụ để bạn hình dung cách dùng:

    • Đường sá lầy lội.
    • Đường sá xa xôi.
    • Mở mang đường xá.

    Đường sá là cách dùng chung cho con đường di chuyển trên đất liền, có thể dùng cho cả người và xe cộ đi lại. Các con đường có thể xếp vào nhóm đường sá gồm:

    • Đường bộ: Đường trên đất liền.
    • Đường cái: Đường tương đối rộng, làm trục giao thông chính cho một địa phương ở nông thôn.

    Những nhóm đường như đường sắt, đường băng thường không được xếp vào nhưng nếu để chỉ chặng đường dài (gồm cả di chuyển bằng đường sắt), người ta vẫn dùng từ này để mô tả “đường sá xa xôi).

    Đường xá có nghĩa là gì?

    Đường xá là từ sai chính tả, không có ý nghĩa.

    Lời kết

    Đường sá hay đường xá đúng chính tả đã có câu trả lời cụ thể. Bạn có thể theo dõi thông tin tại The Poet để biết thêm tính đúng sai của nhiều cặp từ khác.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Làm xong hay làm song đúng chính tả?

    Làm xong hay làm song đúng chính tả?

    Khi hoàn thành một công việc được giao, nên sử dụng từ làm xong hay làm song thì đúng chính tả. Để tìm câu trả lời chính xác hãy cùng The POET Magazine Kiểm Tra Chính Tả phân tích ý nghĩa của 2 từ này.

    Làm xong hay làm song? Từ nào đúng chính tả?

    Theo từ điển ngữ pháp Việt Nam, chỉ có từ “làm xong”, hoàn toàn không có từ “làm song”. Vì vậy, từ làm xong là từ viết đúng chính tả, được sử dụng trong giao tiếp hay các văn bản giấy tờ.

    Do sự nhầm lẫn giữa âm “x” và “s” dẫn đến phát âm sai, nhiều người nhầm lẫn từ làm xong thành làm song. Từ làm song là từ viết sai chính tả không được sử dụng trong tiếng Việt.

    Làm xong hay làm songLàm xong hay làm song, từ nào đúng chính tả?

    Làm xong nghĩa là gì?

    Làm xong có nghĩa là bạn đã hoàn thành, hoàn tất một việc nào đó. Từ này nhằm chỉ tới người hoặc thông báo đã hoàn thành xong công việc, nhiệm vụ, dự án hay dọn dẹp nhà cửa,…

    Ví dụ:

    • Con đã làm xong bài tập về nhà rồi
    • Cô ấy đã làm xong nhiệm vụ trước thời gian được giao
    • Chúng tôi đã làm xong kế hoạch cho dự án thiện nguyện sắp tới.

    Làm song nghĩa là gì?

    Từ làm song là từ viết sai chính tả, từ này không có nghĩa nên không được sử dụng trong tiếng Việt. Tuy nhiên, một phần giới trẻ sử dụng Facebook hay các nền tảng mạng xã hội khác vẫn sử dụng từ này để giao tiếp, bình luận.

    Một số từ liên quan khác

    Một số từ đồng nghĩa với từ làm xong như:

    • Hoàn thành
    • Hoàn tất
    • Hoàn thiện
    • Làm xong nhiệm vụ
    • Xong xuôi
    • Làm xong công việc
    • Đã xong deadline

    Kết luận

    Việc phát âm cũng như viết đúng chính tả hai từ làm xong hay làm song sẽ giúp đối phương hiểu ý nghĩa câu nói. The POET Magazine đã lý giải chi tiết ý nghĩa của từ, hãy lưu ý để sử dụng từ làm xong đúng hoàn cảnh.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Sơ xác hay xơ xác đúng chính tả?

    Sơ xác hay xơ xác đúng chính tả?

    Hiện nay, nhiều bạn vẫn hay nhầm lẫn phát âm giữa “s” và “x”, đặc biệt là từ sơ xác hay xơ xác. Cùng tìm hiểu ý nghĩa và cách viết đúng chính tả của hai từ này.

    Sơ xác hay xơ xác? Từ nào đúng chính tả?

    Trong từ điển tiếng Việt chỉ có từ “xơ xác”, không xuất hiện từ “sơ xác”. Vì vậy, từ “xơ xác” là từ đúng chính tả, từ “sơ xác” là từ bị viết sai chính tả.

    Sơ xác hay xơ xác là đúng chính tả

    Giải thích nghĩa các từ

    Với cách phát âm khá giống nhau nên hai từ này gây hiểu lầm cho người đọc. Cảnh sát chính tả The Poet Magazine phân tích chi tiết nghĩa của các từ này như sau:

    1/ Xơ xác nghĩa là gì?

    Xơ xác có nghĩa là tính từ chỉ tình trạng không còn nguyên vẹn, không lành lặn trông thảm hại, tiều tụy.

    Ví dụ:

    • Nhà cửa, cây cối xơ xác, vườn không nhà trống.
    • Vừa ra khỏi phòng mổ trông cô ta thật xơ xác

    2/ Sơ xác nghĩa là gì?

    Sơ xác là từ sai chính tả. Từ này hoàn toàn không có ý nghĩa nên không được sử dụng trong tiếng Việt. Lỗi phát âm này thường xuyên xảy ra do bạn phát âm sai “s” và”x”, vì thế cần luyện tập phát âm chuẩn tránh nhầm lẫn.

    Kết luận

    Việc phân biệt được sơ xác hay xơ xác giúp bạn nâng cao chất lượng giao tiếp và có thêm kiến thức về ngôn từ. Hãy lưu ý các cụm từ đặc biệt là âm “s” và “x”.

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Xát muối hay Sát muối đúng chính tả?

    Xát muối hay Sát muối đúng chính tả?

    Xát muối hay sát muối là 2 từ bị nhầm lẫn khá nhiều trong giao tiếp Việt Nam. Bởi tùy vào từng địa phương sẽ có cách phát âm khác nhau, hãy cùng tìm hiểu xem “xát muối” hay “sát muối” mới đúng chính tả.

    Từ xát muối hay sát muối là đúng chính tả?

    Xát muối là từ đúng chính tả, và sát muối là từ sai chính tả.

    Khi bạn tra Google từ “sát muối” sẽ không xuất hiện thông tin gì. Trong từ điển tiếng Việt cũng không nhắc đến từ này.

    xát muối hay sát muốiXát muối hay sát muối đúng chính tả

    Giải thích nghĩa các từ

    Để hiểu đúng cách dùng, bạn có thể xem ý nghĩa từng từ cùng ví dụ cụ thể:

    Xát muối nghĩa là gì?

    Xát muối là từ ngữ ám chỉ đến việc sử dụng muối để sát hoặc chà lên bề mặt thực phẩm để tăng hương vị.  Trong đó, xát có nghĩa là hành động chà, sử dụng lực để tác động vào người khác hoặc bề mặt một đồ vật nào đó.

    Ngoài ra từ “xát muối” cũng dùng trong trường hợp muốn mỉa mai, làm đau gấp 2, 3 lần vết thương tinh thần của người khác.

    Ví dụ:

    • Xát muối vào vết thương
    • Hãy xát muối cho tôi miếng thịt gà này.

    Khi sử dụng từ “xát muối” cần lưu ý có đúng hoàn cảnh hay không. Vì thông thường, từ này sẽ được dùng trong hoàn cảnh xát muối làm sạch thực phẩm. Và cũng có vài trường hợp, từ này vô tình gây tổn thương thêm cho người khác.

    Sát muối nghĩa là gì?

    Trong từ điển tiếng Việt từ “sát muối” không có ý nghĩa, đây là một từ sai chính tả. Bạn cần lưu ý từ này để tránh nhầm lẫn khi dùng từ trong các tình huống giao giao tiếp.

    Từ “sát” có 2 nghĩa, gồm:

    1. Làm chết sớm vợ hay chồng. Ví dụ: Có tướng sát chồng. Số anh ta sát vợ.

    2. Sát: Gần đến mức tiếp giáp, không còn khoảng cách ở giữa. Ví dụ: Tủ kê sát tường. Ngồi sát vào nhau.

    Cả hai nghĩa này đều không thể ghép với “muối” để tạo một từ có nghĩa.

    Kết luận

    Việc hiểu rõ ý nghĩa của từng từ như xát muối hay sát muối rất quan trọng để tránh gây những hiểu nhầm trong giao tiếp. TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN đã lý giải ý nghĩa của 2 từ này một cách chi tiết nhất.

    Tìm hiểu thêm:

    Bạn có thể xem thêm nhiều giải nghĩa của các từ hay bị nhầm lẫn khác tại: https://www.thepoetmagazine.org/canh-sat-chinh-ta/

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Gây dựng hay gầy dựng là đúng chính tả?

    Gây dựng hay gầy dựng là đúng chính tả?

    Hướng dẫn cách sử dụng chính xác từ gây dựng hay gầy dựng theo hệ thống từ điển tiếng Việt. Đồng hành cùng Cảnh sát chính tả The Poet để có câu trả lời chuẩn nhất.

    Gây dựng và gầy dựng? Từ nào đúng chính tả?

    Gây dựng và gầy dựng đều là những từ chuẩn chính tả theo từ điển tiếng Việt hiện nay.

    Gầy dựng không phải là sự nhầm lẫn dấu câu giống như các trường hợp sai chính tả khác. Hai từ vựng này được coi là những biến thể tương đồng và tồn tại song song trong hệ thống tiếng Việt.

    gây dựng hay gầy dựngGây dưng và dầy dựng đều được thừa nhận là cách sử dụng đúng

    Gây dựng nghĩa là gì?

    Gây dựng có nghĩa là tạo dựng một nền tảng, cơ sở để thúc đẩy nó phát triển lên so với ban đầu. Từ vựng này có phạm vi sử dụng khá rộng, phù hợp với nhiều ngữ cảnh khác nhau.

    Bạn có thể tham khảo các ví dụ minh họa dưới đây:

    • Sau nhiều năm gây dựng, hệ thống nhà hàng của chúng tôi đã bước vào giai đoạn phát triển ổn định
    • Cô ấy đã bỏ ra một số tiền khủng và toàn bộ thời gian để tập trung gây dựng dự án hỗ trợ người khuyết tật
    • Đừng gây dựng cho mình quá nhiều ảo vọng, bạn sẽ rất thất vọng khi chúng không diễn ra như mong đợi.

    Gầy dựng nghĩa là gì?

    Gầy dựng mang ý nghĩa giống như gây dựng. Theo từ điển tiếng Việt, đây là một ngoại động từ mô tả sự vun đắp, tạo cơ sở để từ đó tiếp tục phát triển.

    Ví dụ minh họa:

    • Một tay ông ấy gầy dựng lên cơ đồ ngày hôm nay
    • Hành trình gầy dựng lên sự nghiệp của anh ấy thật đáng ngưỡng mộ

    Kết luận

    Gây dựng hay gầy dựng đều là những từ đúng chính tả và được thừa nhận trong hệ thống tiếng Việt. Đồng hành cùng The Poet để cập nhật những thông tin thú vị trong thời gian tới.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Giãi bày hay dãi bày hay giải bày đúng chính tả?

    Giãi bày hay dãi bày hay giải bày đúng chính tả?

    Giãi bày hay dãi bày hay giải bày từ nào mới là đúng nhất trong từ điển Tiếng Việt nhiều bạn chưa phân biệt được. Điều này đã gây tranh cãi giữa các vùng miền mới nhau.

    Giãi bày hay dãi bày hay giải bày đúng chính tả?

    Giãi bày là từ đúng và có nằm trong từ điển Tiếng Việt. Còn dãi bày và giải bày là từ sai chính tả.

    giãi bày hay dãi bày hay giải bàyGiãi bày là từ ngữ đúng chính tả

    Giải thích nghĩa các từ

    Bạn hiểu đúng nghĩa của từ sẽ lập câu chuẩn xác khi nói hoặc viết. Cụ thể:

    Giãi bày là gì?

    “Giãi” có nghĩa là bày tỏ những tâm sự trong lòng. Còn “bày” có nghĩa là trình bày. Vậy giãi bày có nghĩa là nói ra những oan ức hay nỗi niềm chất chứa trong lòng cho người khác được hiểu rõ hơn.

    Từ đồng nghĩa với giãi bày: là bày tỏ. Bày tỏ mang nghĩa nói rõ ràng những thắc mắc hay thổ lộ những tâm tư trong lòng một cách chân thành.

    Ví dụ :

    • Anh ấy viết thư để bày tỏ tình cảm với cô ấy
    • Học sinh bày tỏ lòng biết ơn với cô giáo vào ngày 20/11

    Từ đồng nghĩa với giãi bày: Giãi tỏ.

    Giải bày là gì?

    “Giải” trong Tiếng Việt có nghĩa là giải trình, “bày” có nghĩa là trình bày. Vì vậy mà nhiều người cho rằng giải bày mới là từ chính xác nhất.

    Thế nhưng, trong Hán Tự “giải” mang ý nghĩa là xẻ, mổ. Mà theo theo quy tắc trong Tiếng Việt, từ gốc Hán và gốc Việt khi kết hợp phải có nghĩa gần như nhau. Do đó mà giải bày là  viết sai chính tả.

    Dãi bày là gì?

    Dãi bày là từ sai và nó không có ý nghĩa nào cả.

    Kết luận

    Mọi thông tin về về thuật ngữ giãi bày hay dãi bày hay giải bày đã được diễn đàn phân tích chi tiết và cụ thể. Hãy truy cập vào POET magazine chuyên mục Cảnh Sát chính tả tại đây để cập nhật những kiến thức bổ ích nhanh chóng nhất.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Tất niên hay tết niên đúng chính tả?

    Tất niên hay tết niên đúng chính tả?

    Tìm hiểu ý nghĩa của các từ để nắm rõ tất niên hay tết niên là đúng chính tả. Sử dụng chính xác các từ ngữ là yếu tố quan trọng giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp.

    Tất niên hay tết niên? Từ nào đúng chính tả?

    Tất niên là từ đúng chính tả. Trong khi đó, tết niên là một cách sử dụng không chuẩn xác do sự phát âm không chuẩn xác giữa âm “êt” và “ât”.

    Lỗi chính tả này thường gặp ở các khu vực miền tây và nam bộ. Đây cũng là một trong những nhầm lẫn khá phổ biến hiện nay.

    tất niên hay tết niênTất niên là cách viết đúng chính tả

    Tất niên nghĩa là gì?

    Tất niên ám chỉ thời điểm sắp kết thúc năm cũ, chuẩn bị đón năm mới. Ngày nay, từ này phổ biến với ý nghĩa là một buổi lễ, buổi tiệc để tổng kết và nhìn lại một năm đã qua.

    Thông thường, tất niên thường diễn ra vào những ngày cuối năm âm lịch và gắn liền với phong tục tập quán của người Việt. Đây là dịp để các thành viên trong gia đình, bạn bè thân thiết quây tự sum hop.

    Ví dụ minh họa:

    • Chúng tôi tranh thủ dọn dẹp nhà cửa để kịp đón tất niên
    • Bố mẹ tôi tất bật chuẩn bị cho bữa tiệc tất niên vào buổi chiều hôm nay
    • Cả gia đình tôi quây quần bên mâm cơm tất niên, chuẩn bị đón một năm mới bình an và hạnh phúc

    Tết niên nghĩa là gi?

    Tết niên là cách sử dụng từ ngữ không chính xác. Từ này không có trong từ điển Việt Nam và không có ý nghĩa.

    Kết luận

    Thắc mắc tất niên hay tết niên là đúng đã được  Cảnh sát chính tả The Poet giải đáp đầy đủ và chi tiết với những ví dụ cụ thể. Hãy lưu lại và chia sẻ với bạn bè để mọi người  cùng hiểu thêm về sự giàu đẹp của tiếng Việt.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Cập nhật 80+ meme tức giận hung dữ, cute, dễ thương

    Cập nhật 80+ meme tức giận hung dữ, cute, dễ thương

    Bộ sưu tập meme tức giận với các biểu cảm giận dữ nhưng cũng có lúc cute dễ thương chắc chắn khiến bạn hài lòng. Sử dụng đúng hoàn cảnh và thời điểm giúp bạn thể hiện được suy nghĩ càm xúc của mình một cách hài hước. The POET cập nhật trọn bộ 80 những ảnh meme ấn tượng được sử dụng nhiều nhất cho bạn đọc quan tâm.

    Nguồn gốc meme giận dữ

    Không có nguồn gốc rõ ràng cho loạt meme giận dữ này. Đơn giản là mọi người chế và sử dụng chúng để biểu thị cảm giác, cảm xúc cá nhân trước một vấn đề gì đó.

    Meme tức giận được giới trẻ sử dụng thể hiện cảm xúc

    Những bức ảnh với khuôn mặt giận giữ được sử dụng. Bạn cũng có thể thêm các dòng text liên quan để biểu đạt rõ hơn ý tưởng của mình. Đây là cách giải tỏa cảm xúc cực kỳ hiệu quả.

    Ảnh meme tức giận được nhiều người sử dụng, nhất là trên các ứng dụng xã hội như Facebook, Telegram, Instagram… Bằng sự sáng tạo vô bờ bến cũng như bàn tay thiên tài, rất nhiều meme đã ra đời.

    Khi bạn đồng tính với vấn đề nào đó, hãy sử dụng meme OK. Còn nếu không, muốn phản đối hay thể hiện thái độ, có thể dùng meme giận dữ.

    Khám phá trọn bộ meme tức giận đủ sắc thái

    Sau đây là trọn bộ 80 hình ảnh meme mang biểu cảm giận giữ mà The POET đã sưu tầm giúp bạn thoải mái lựa chọn:

    meme tứcmeme tứcKhuôn mặt giận dữ nhưng đầy bất lực
    meme mèo tức giận hàimeme mèo tức giận hàiMeme mèo tức giận nhe nanh giơ vuốt
    meme mèo tức giận hài hướcmeme mèo tức giận hài hướcHình ảnh tức giận dễ thương của chú mèo
    meme tức cutememe tức cuteMeme hung dữ của chú chó nhe hàm răng sắc nhọn
    meme tức đẹpmeme tức đẹpGiận meme chú mèo cau có
    meme tức giận cutememe tức giận cuteTức meme – Sự giận dữ của băng Hải tặc Mũ Rơm với muôn vàn cú đấm
    meme tức giận cute yêumeme tức giận cute yêuTức giận meme – Sen combat chủ
    tức meme giận dutức meme giận duKhuôn mặt đen kịt với ánh mắt tối sầm thể hiện sự giận dữ
    tức memetức memeChuột Jerrry chống nạnh với ánh mắt sát thủ

    Bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều meme chống nạnh với các nhân vật khác. Rất nhiều sắc thái được thể hiện với tư thế độc đáo này.

    tức giận memetức giận memeMèo Tom thức tỉnh đối phương bằng nắp thùng rác

    Tham khảo thêm những meme Tom and Jerry cực đáng yêu được các bạn trẻ thưởng xuyên sử dụng. Chắc chắn bạn sẽ tìm thấy những ý tưởng cho mình.

    mim tứcmim tứcTức đỏ mặt
    mim giận dữmim giận dữKhuôn mặt giận đến mức mắt đỏ ngầu xót xa
    mim giậnmim giậnCô bé cute ôm cục tức
    meme vịt giậnmeme vịt giậnVịt con cũng đang muốn thể hiện thái độ của mình
    meme trẻ em tức giậnmeme trẻ em tức giậnKhuôn mặt đáng yêu của cô bé có mái tóc Maruko
    meme trẻ em tứcmeme trẻ em tứcCác em bé luôn thể hiện sự cute đáng yêu trong mọi trường hợp
    meme tức giận đẹpmeme tức giận đẹpCô bé giận dỗi quay mặt thể hiện thái độ
    meme mào tức giận cutememe mào tức giận cuteMeme mào tức giận cute nhưng cũng khá đáng sợ
    meme mèo tức giậnmeme mèo tức giậnKhuôn mặt của boss khi bực mình
    meme mèo giận dữmeme mèo giận dữChắc chắn sen đã làm gì phật ý hoàng thượng
    meme mày coi chừng taomeme mày coi chừng taoCác chú đừng đề anh phải nóng
    meme hung dữmeme hung dữChú mèo với ánh mắt sát thủ và cặp lông mày khó ở
    meme hài tức giậnmeme hài tức giậnCô gái tức đến đỏ mặt bặm môi
    meme giận dữ cutememe giận dữ cuteChiến sĩ ném chai nước mắm “bà nội cha mày”
    meme giận giữmeme giận giữCó đáng yêu đến mấy khi giận cũng thật đáng sợ
    meme giận đẹpmeme giận đẹpNhe nanh nhọn hoặt dọa đối phương
    meme giậnmeme giậnVì tức giận sẵn sàng lao vào combat
    meme chó tức giận hài hướcmeme chó tức giận hài hướcĐừng làm anh cáu
    meme chó tức giậnmeme chó tức giậnAnh có súng đấy, đừng khiến anh nổi giận
    meme cute tức giậnmeme cute tức giậnNhe nhanh dọa nạt thế này liệu có hiệu quả chưa nhỷ?
    hình tức memehình tức memeGấu trúc tức quá cầm bình ga phang đối phương
    hình meme tức giận đẹphình meme tức giận đẹpẾch xanh giận vằn mắt
    hình meme tứchình meme tứcĐầu nấm cầm chùy sắp chiến đến nơi
    hình ảnh giận memehình ảnh giận memeMeme chó tức giận đáng sợ
    hình meme hung dữhình meme hung dữMiếng phô mai hung dữ
    hình meme giận dữ đẹphình meme giận dữ đẹpKhuôn mặt cáu có tức giận chuẩn bị muốn đánh nhau
    hình meme giận dữhình meme giận dữChụy cầm đao sẵn sàng khô máu với chúng mày
    hình meme giậnhình meme giậnDù khuôn mặt cute nhưng hai tay hai dao thì cũng không ai không rén
    hình giận meme dễ thươnghình giận meme dễ thươngHai tay hai viên gạch đố ai dám lại gần
    hình giận meme cutehình giận meme cuteGấu trúc tức giận tay chân vung loạn xạ
    hình giận memehình giận memeMèo Tom giận dữ giơ bàn tay chê đối phương Ăn nói xà lơ
    hình ảnh tức memehình ảnh tức memeSổ ghi thù của gấu trúc
    hình ảnh tức giận dễ thươnghình ảnh tức giận dễ thươngChú chó với hàm răng không giống ai nên phát âm cũng không giống ai
    hình ảnh meme tức giậnhình ảnh meme tức giậnTrước là giận tím mặt, giờ là giận đen mặt
    hình ảnh meme tứchình ảnh meme tứcGấu trúc đánh bạn “Này thì ngang ngược”
    hình ảnh meme hung dữhình ảnh meme hung dữẾch xanh giận đỏ mặt
    hình ảnh meme giậnhình ảnh meme giậnBàn tay Chaien nắm thành nắm đấm
    hình ảnh giận dữ memehình ảnh giận dữ memeMèo Tom không muốn nghe bạn nói thêm
    giận meme dễ thươnggiận meme dễ thươngThí chủ né ra để bần thăng chọi chết mụa chủ tus
    giận meme đẹpgiận meme đẹpReo rắc sự giận dữ theo phong cách riêng
    giận memegiận memeChú chó cute thể hiện thái độ giận dữ với sen
    ảnh meme tức giận hàiảnh meme tức giận hàiẾch xanh cho ăn liên hoàn tát
    ảnh meme tức giận dễ thươngảnh meme tức giận dễ thươngĐầu cây cute với gương mặt giận dữ
    ảnh meme tức giận đẹpảnh meme tức giận đẹpKhuôn mặt cực kỳ thái độ
    ảnh meme tức giận đáng yêuảnh meme tức giận đáng yêuKhuôn mặt giận dữ nhưng vẫn cực kỳ dễ thương
    ảnh meme tức giận cuteảnh meme tức giận cuteGiận đến bốc hỏa
    ảnh meme tức giậnảnh meme tức giậnChú mèo shut up
    ảnh meme tức đẹp hàiảnh meme tức đẹp hàiCô bé giận dỗi ánh mắt lườm sắc lẹm
    ảnh meme tức đẹpảnh meme tức đẹpẾch xanh lại tiếp tục bị nhuộm đỏ với ánh mắt vằn tia máu
    ảnh meme hung dữảnh meme hung dữẢnh meme hung dữ của ếch xanh
    ảnh meme giận dữảnh meme giận dữChuột đọc kinh thánh để giải tỏa cảm xúc
    ảnh meme giận đẹpảnh meme giận đẹpMèo chuyển dần từ bình thường cam sang tức giận đỏ
    ảnh meme giậnảnh meme giậnNhững chú hải âu giận dữ cũng trở nên đáng sợ
    ảnh giận memeảnh giận memeCác bác tránh xa ra để em cuốc một phát vào mồm
    ảnh giận dữ memeảnh giận dữ memeBạn cay tôi à? Nhưng bạn làm gì được tôi? Báo chính quyền à?

    Tổng kết

    Tổng hợp meme tức giận đầy đủ giúp bạn lựa chọn để thể hiện tâm trạng, giải tỏa cảm xúc. Từ những gợi ý này, bạn cũng có thể dễ dàng chế mim phù hợp với các dòng text mang đậm dấu ấn cá nhân để dùng. Nhớ theo dõi TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN thường xuyên để cập nhật nhiều meme mới nhé.

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Tổng hợp bộ ảnh meme ngủ hài hước, vui nhộn nhất

    Tổng hợp bộ ảnh meme ngủ hài hước, vui nhộn nhất

    Meme ngủ là một trong những bộ meme nổi tiếng nhất trên mạng xã hội. Bộ sưu tập ảnh ngủ tại TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN chắc chắn sẽ giúp bạn trở thành người có nhiều meme ngủ nhất.

    Table of Contents

    Toggle

    • Ý nghĩa ngủ ngon meme
    • Tổng hợp chúc ngủ ngon meme
    • Kết luận

    Ý nghĩa ngủ ngon meme

    Tại các trang mạng xã hội, meme chúc ngủ ngon, ảnh ngủ thường được sử dụng vào các buổi đêm. Nhiều người cũng sử dụng những meme vui này như một bức ảnh “giả vờ ngủ” để làm ngơ đi chủ đề đang diễn ra.

    Meme đi ngủ đẹp nhất

    Tổng hợp chúc ngủ ngon meme

    Bộ sưu tập meme ngủ ngon đầy đủ nhất tại trang web bạn không thể bỏ qua.

    pikachu ngủ memepikachu ngủ memeMeme Pikachu ngủ
    meme vịt ngủmeme vịt ngủMeme đi ngủ con vịt
    meme thỏ mất ngủmeme thỏ mất ngủThỏ ngủ meme hoạt hình
    meme thiếu ngủmeme thiếu ngủMẫu meme thiếu ngủ
    meme tom ngủmeme tom ngủMeme mèo chúc ngủ ngon Tom and Jerrry
    meme nhím ngủmeme nhím ngủNhím xinh meme buồn ngủ
    meme ngủ xinhmeme ngủ xinhHình chúc ngủ ngon meme hoạt ình cực xinh
    meme ngủ xấu hàimeme ngủ xấu hàiMẫu buồn ngủ meme 3D cute
    meme ngủ xấumeme ngủ xấuGợi ý ngủ ngon meme hài hước
    meme ngủ quên hàimeme ngủ quên hàiẢnh meme chúc ngủ ngon
    meme ngủ ngon vuimeme ngủ ngon vuiMẫu meme chúc ngủ ngon hài hoạt hình
    meme ngủ ngon cutememe ngủ ngon cuteMeme ngủ ngon cute Gia đình Simson
    meme ngủ ngonmeme ngủ ngonMẫu chúc bé ngủ ngon meme hình nhân vật trong Gia đình Simson
    meme ngủ kinh dịmeme ngủ kinh dịMẫu meme ngủ đi gây ám ảnh
    meme ngủ hài nhấtmeme ngủ hài nhấtMẫu ảnh meme đi ngủ bá đạo
    meme ngủ hàimeme ngủ hàiTop đi ngủ meme hài hước
    meme ngủ gụcmeme ngủ gụcNgủ đi meme hoạt hình dễ thương gửi cho bạn bè
    meme ngủ gậtmeme ngủ gậtMẫu meme ngủ gật hoạt hình
    meme ngủ đimeme ngủ điMeme mèo con xinh xắn đang ngủ
    meme ngủ chungmeme ngủ chungMeme mèo dễ thương ngủ say
    meme mới dậymeme mới dậyMẫu meme mất ngủ nằm thao thức
    meme mèo tom buồn ngủmeme mèo tom buồn ngủTom xuất hiện với meme thiếu ngủ siêu hài
    meme mèo ôm gấu ngủmeme mèo ôm gấu ngủMeme ngủ chung dễ thương nhất
    meme mèo ngủ xấu xímeme mèo ngủ xấu xíMeme mèo ngủ cực xấu xí
    meme mèo ngủ xấumeme mèo ngủ xấuMeme tướng ngủ bá đạo nhất
    meme mèo ngủmeme mèo ngủMeme mèo đen ngủ say
    meme mèo chúc ngủ ngonmeme mèo chúc ngủ ngonMẫu meme không ngủ được, ngủ chập chờn
    meme mèo buồn ngủmeme mèo buồn ngủMeme mèo con màu trắng buồn ngủ cute
    meme mất ngủ vuimeme mất ngủ vuiNằm trên giường nhưng thao thức vì mất ngủ meme
    meme mất ngủmeme mất ngủNgủ say đến mức gọi nhiều lần vẫn không dậy
    meme không ngủ được hàimeme không ngủ được hàiBiểu cảm hài hước khi không ngủ được
    meme không ngủ đượcmeme không ngủ đượcChú chó dễ thương với meme mới ngủ dậy
    meme gấu ngủmeme gấu ngủMeme mất ngủ phải dùng tấm che mắt
    meme ếch sợ ngủmeme ếch sợ ngủMeme ếch không ngủ được
    meme ếch ngủ saymeme ếch ngủ sayMeme ếch đang nằm ngủ say giấc nồng
    meme ếch ngủmeme ếch ngủMeme ếch ngủ dễ thương
    meme đang ngủmeme đang ngủMeme ngủ say trong chăn ấm gối êm
    meme chúc ngủ ngon cutememe chúc ngủ ngon cuteẾch vừa ngủ vừa khóc
    meme chó đang ngủmeme chó đang ngủChó con dễ thương đang ngủ
    meme công chúa đang ngủ ngonmeme công chúa đang ngủ ngonBúp bê Barbie đang ngủ say
    meme con ếch ngủmeme con ếch ngủMeme ếch đang ngủ say
    meme cô bé mơ ngủmeme cô bé mơ ngủEm bé tóc xù dễ thương đang ngủ gật
    meme buồn ngủmeme buồn ngủCô bé ngủ ngon bên cọc tiền
    meme bị mất ngủmeme bị mất ngủMặt khó chịu khi buồn ngủ mà chưa ngủ được
    buồn ngủ memebuồn ngủ memeJerry đang buồn ngủ
    ảnh ngủ meme vuiảnh ngủ meme vuiMeme ngủ hài hước
    ảnh ngủ meme hàiảnh ngủ meme hàiMẫu meme ngủ say
    meme khỉ ngủ ngonmeme khỉ ngủ ngonKhỉ con đang say giấc
    meme đi ngủmeme đi ngủNgủ say meme hoạt hình
    meme chuột ngủmeme chuột ngủMẫu meme chúc ngủ ngon dễ thương
    meme chuột mất ngủmeme chuột mất ngủJerry đang thao thức mất ngủ
    meme chúc ngủ ngon hàimeme chúc ngủ ngon hàiẾch mất ngủ buồn rơi nước mắt
    meme chúc ngủ ngonmeme chúc ngủ ngonNgủ ngon trên chiếc giường thân yêu
    meme cô bé mất ngủmeme cô bé mất ngủCô bé mặt ghép khó chịu vì mãi chưa ngủ được
    meme cá ngủmeme cá ngủCá cũng có lúc “ngủ say như chết”
    mất ngủ mememất ngủ memeMẫu meme mất ngủ kinh dị
    đi ngủ memeđi ngủ memeMèo con đi ngủ

    Chú mèo cute này còn xuất hiện khá nhiều trong loạt ảnh meme ok. Click khám phá loạt mim đẹp ấn tượng để sử dụng.

    chúc ngủ ngon memechúc ngủ ngon memeHoàng tử đang chìm vài giấc ngủ ngon
    chúc bé ngủ ngon memechúc bé ngủ ngon memeÔng lão mất ngủ đỏ cả mắt
    ảnh ngủ quên memeảnh ngủ quên memeĐang đọc sách thì chìm vào giấc ngủ
    ảnh ngủ meme hoạt hìnhảnh ngủ meme hoạt hìnhVào giấc ngủ ngon
    ảnh ngủ memeảnh ngủ memeẢnh chúc bạn ngủ ngon
    ảnh ngủ hài memeảnh ngủ hài memeCô bé tóc xù ngủ cực hài
    ảnh ngủ gục memeảnh ngủ gục memeBiểu cảm ngủ quên troll
    ảnh mèo ngủ memeảnh mèo ngủ memeMèo ngủ quên trong đĩa cơm
    ảnh meme ngủ ngonảnh meme ngủ ngonĐang ngủ, không nên làm phiền
    ảnh meme ngủ gậtảnh meme ngủ gậtẢnh ngủ quên ở nơi công cộng
    ảnh meme ngủảnh meme ngủMèo con ngủ quên với diện mạo không thể hài hước hơn
    ảnh meme mèo ngủảnh meme mèo ngủHình chúc ngủ ngon cute phong cách hoạt hình
    ảnh meme chúc ngủ ngonảnh meme chúc ngủ ngonMất ngủ dù đã lên giường nằm từ rất lâu
    ảnh meme đi ngủảnh meme đi ngủMớ ngủ trợn tròng trắng
    meme mèo đi ngủmeme mèo đi ngủMèo nằm ngủ tướng bá đạo
    meme ngủ ghếmeme ngủ ghếTop meme ngủ gục tướng nằm bá đạo
    meme ngủ quênmeme ngủ quênChế meme chúc ngủ ngon hài hước
    meme ngủ không đượcmeme ngủ không đượcChế meme ngủ ngon gây cười
    ngủ ngon memengủ ngon memeẢnh meme ngủ say chảy ke
    ngủ memengủ memeTop meme chúc ngủ ngon
    ngủ đi memengủ đi memeMẫu ảnh meme ngủ ngon hài hước
    mèo ngủ xấu mememèo ngủ xấu memeMeme chúc ngủ ngon cute

    Những chú mèo cute còn được cập nhật tại danh sách meme mèo cười đầy đủ. Lựa chọn sử dụng các hình phù hợp để tăng “muối” cho cuộc trò chuyện.

    Kết luận

    Bộ ảnh meme ngủ đã được đăng tải đầy đủ tại The POET Magazine. Chỉ cần tải ngay về máy tính, điện thoại là bạn có thể thỏa thích sử dụng theo ý muốn. Đừng quên khám phá top Dark meme face sẽ được giới thiệu trong bài viết tiếp theo.

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Li kì hay ky kỳ đúng chính tả?

    Li kì hay ky kỳ đúng chính tả?

    Li kì hay ly kỳ đúng chính tả là vấn đề khiến nhiều người băn khoăn hiện nay. Cùng Cảnh sát chính tả TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN khám phá câu trả lời qua các phân tích cụ thể.

    Li kì hay ly kỳ là từ đúng chính tả?

    Theo từ điển Tiếng Việt, li kì và ly kỳ đều được công nhận là từ có nghĩa và đúng chính tả.

    li kì hay ly kỳ Li kì và ly kỳ đều là từ đúng chính tả

    Giải đáp ý nghĩa từ

    Nắm rõ ý nghĩa các từ sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt từ đúng và sai. Cùng tìm hiểu nghĩa của từ qua các ví dụ sau.

    Li kì và ly kỳ nghĩa là gì?

    Li kì và ly kỳ trong tiếng Việt là tính từ chỉ những tình tiết lạ lùng, hấp dẫn và khêu gợi tính hiếu kỳ.

    Một số ví dụ với từ li kì và ly kỳ

    • Chúng tôi đã trải qua một hành trình dài, và nó thật sự li kì.
    • Đây là một trong những câu chuyện ly kỳ và hấp dẫn nhất mà tôi từng nghe.
    • Hai bộ phim li kì đạt doanh thu cao năm 2010 là Salt và The Tourist.

    Nguyên nhân có hai cách viết i (ngắn) và y (dài)

    Trong ngữ pháp tiếng Việt, một số trường hợp ta có thể sử dụng cả i (ngắn) và y (dài). Vì cả i (ngắn) và y (dài) đều là nguyên âm, nên khi đứng cuối từ thì đều được chấp nhận và có ý nghĩa như nhau.

    Một số ví dụ sử dụng i (ngắn) và y (dài)

    • Lí do/ Lý do
    • Hi vọng/ Hy vọng
    • Mĩ thuật/ Mỹ thuật
    • Sĩ quan/ Sỹ quan

    Kết luận

    Thông tin chi tiết li kì hay ly kỳ đúng chính tả đã được TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN giải đáp chi tiết. Tham khảo thêm thông tin về ý nghĩa các từ tại chuyên mục Kiểm Tra Chính Tả để phân biệt từ đúng sai.

    Xem thêm:

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Cao ráo hay cao dáo là đúng chính tả?

    Cao ráo hay cao dáo là đúng chính tả?

    Cao ráo hay cao dáo là đúng chính tả luôn là câu hỏi được nhiều người bàn luận. Cách phát âm gần giống nhau này khiến nhiều người thắc mắc việc phát âm đúng và viết chính xác chính tả trong tiếng Việt.

    Bạn có thể tra cứu chính tả tại đây: https://www.thepoetmagazine.org/canh-sat-chinh-ta/

    Cao ráo hay cao dáo đúng chính tả?

    Cao ráo là tính từ đúng chính tả, và có ý nghĩa khi sử dụng. Cao dáo là từ sai chính tả.

    cao ráo hay cao dáoPhân biệt cao ráo và cao dáo khi sử dụng

    Giải thích nghĩa cao ráo và cao dáo

    Cao ráo và cao dáo thường bị phát âm sai bởi những sự giống nhau về âm khi ghép lại. Cùng tìm hiểu nghĩa của các từ để sử dụng hợp lý và chính xác.

    Cao ráo nghĩa là gì?

    Cao ráo là cụm từ thường dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng có đặc điểm cao và khô ráo. Một số ví dụ như:

    • Chỗ đất bạn ở rất cao ráo và thoáng đãng, phù hợp để nghỉ ngơi, thư giãn.
    • Vùng đất cao ráo này quanh năm không bị ngập lụt.

    Cao ráo còn có thể dùng để diễn tả dáng người gọn gàng, cao to và trông rất dễ nhìn. Một số ví dụ như:

    • Dáng người bạn cao ráo trong đẹp trai của cậu ấy nổi bật giữa đám đông.
    • Cô ấy bắt gặp một chàng trai cao ráo, khôi ngô gần giống như người bạn cũ của cô.

    Cao dáo nghĩa là gì?

    Cao dáo là từ viết sai chính tả, không có nghĩa khi sử dụng.

    Sở dĩ có cách viết sai này là do cách phát âm của một số người nói ngọng, ở các vùng miền…

    Kết luận

    Cao ráo hay cao dáo là chính xác đã được giới thiệu qua bài viết. Các thông tin sẽ giúp bạn có thể phân biệt được từ cao ráo và cao dáo là viết đúng chính tả.

    Xem thêm:

    • Săm hay xăm đúng chính tả? Nghĩa là gì?
    • Nên người hay lên người? Từ nào đúng?
    • Han gỉ hay han rỉ đúng chính tả? Nghĩa là gì?

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Đắt giá hay đắc giá đúng chính tả?

    Đắt giá hay đắc giá đúng chính tả?

    Đắt giá hay đắc giá là từ thường được nhiều người nhầm lẫn trong khi nói và viết. Bởi hai cụm từ này nó có sự tương đồng nhau về âm điệu và từ ngữ.

    Cảnh sát chính tả The Poet đã giải thích chi tiết và giúp bạn xác định từ nào đúng. Theo dõi để viết và nói chuẩn.

    Đắt giá hay đắt giá? Từ nào đúng chính tả ?

    Đắt giá là cụm từ viết đúng chính tả. Đây là một tính từ có nghĩa. Ngược lại từ đắc giá sẻ là từ viết sai chính tả và không có nghĩa nào.

    Giải thích nghĩa các từ đắt giá hay đắc giá

    Cách phân biệt hai từ này được quan tâm rất nhiều từ người dùng. Bởi những đặc điểm giọng nói vùng miền khiến bạn dễ nhầm lẫn và một số thông tin hữu ích mà bạn có thể tham khảo:

    Đắt giá có nghĩa là gì?

    Đắt giá là từ dùng để miêu tả một món hàng, món đồ gì đó có giá trị cao, hiện đang được nhiều người ưa chuộng.

    • Cái túi xách này đắt giá thật, bằng cả tháng lương của tôi.
    • Sản phẩm này có đắt giá đến mấy tôi cũng phải mua chúng.

    Đắt giá hay đắc giáPhân biệt đắt giá và đắc giá cho chính xác

    Đắc giá nghĩa là gì?

    Đắc giá là từ viết không đúng chính tả, chúng không có nghĩa gì và không có trong từ điển tiếng việt.

    Một số từ liên quan khác với đắt giá

    Ngoài từ đắt giá, trong tiếng Việt còn có một số từ có nghĩa lên quan tương đồng như đắt tiền, đắt đỏ. Đây cũng là những từ biểu thị vật có giá trị cao so với mặt bằng chung.

    Kết luận

    Trên đây là một số thông tin giúp bạn hiểu được từ đắt giá hay đắc giá là đúng chính tả. Đừng quên tìm hiểu các từ ngữ trong tiếng Việt để sử dụng chính xác và tự tin hơn trong giao tiếp.

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Giới thiệu tiểu sử nhà thơ Hàn Mặc Tử: Quê quán, cuộc đời và sự nghiệp

    Giới thiệu tiểu sử nhà thơ Hàn Mặc Tử: Quê quán, cuộc đời và sự nghiệp

    Tiểu sử nhà thơ Hàn Mặc Tử giúp bạn có cái nhìn tổng quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông. Đúng như bút danh Hàn Mặc Tử, cả đời ông sống trong sự cô đơn lạnh lẽo, thậm chí còn rời xa thế gian trong sự cô độc vì bệnh tật cuốn thân.

    Tiểu sử nhà thơ Hàn Mặc Tử

    Nhà thơ Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí. Ông sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912 tại Quảng Bình và mất ngày 11 tháng 11 năm 1940 tại Bình Định.

    Tiểu sử nhà thơ Hàn Mặc TửTiểu sử nhà thơ Hàn Mặc Tử

    Là một trong những người khởi xướng trường thơ loạn và dòng thơ lãng mạn hiện đại, ông được biết đến với nhiều bút danh như: Hàn Mặc Tử, Lệ Thanh, Phong Trần, Minh Duệ Thị.

    Cuộc đời của Hàn Mặc Tử

    Để giới thiệu tác giả Hàn Mặc Tử chi tiết hơn, ta đi vào tìm hiểu sâu về cuộc đời ông.

    Thuở nhỏ, Hàn Mặc Tử theo cha đi rất nhiều nơi và theo học tại nhiều trường tiểu học như Sa Kỳ 1920, Quy Nhơn – Bồng Sơn 1921 đến 1923, Sa Kỳ 1924. Đến năm 1926, khi cha mất, Hàn Mặc Tử được mẹ cho học tiếp ở trường Pellerin Huế. Tới năm 1930, ông thôi học và theo mẹ vào Quy Nhơn, Bình Định.

    Hàn Mặc Tử bộc lộ khả năng làm thơ từ rất sớm, ông chịu ảnh hưởng lớn của Phan Bội Châu sau khi có cơ hội gặp gỡ chí sĩ này. Phan Bội Châu cũng là người giới thiệu bài thơ Thức Khuya của Hàn Mặc Tử lên báo. Vì quá quá thân thiết với Phan Bội Châu, Hàn Mặc Tử đã từ bỏ học bổng đi Pháp, vào Sài Gòn lập nghiệp khi vừa tròn 21 tuổi.

    Hàn Mặc Tử quê ở đâuHàn Mặc Tử quê ở đâuCuộc đời nhà thơ

    Lúc đầu ông làm phóng viên phụ trách của báo Công Luận. Khi ấy bà Mộng Cầm ở Phan Thiết hay làm thơ gửi lên báo nên hai người quen biết nhau và Hàn Mặc Tử quyết định ra Phan Thiết gặp Mộng Cầm.

    Tới năm 1935, gia đình phát hiện dấu hiệu Hàn Mặc Tử mắc bệnh phong nhưng ông không quan tâm vì nghĩ đây là chứng bệnh không đáng kể. Tới năm 1938 – 1939, ông đau đớn dữ dội vì bệnh tật và buộc phải đi cách ly do chính quyền địa phương gây sức ép.

    Sau đó, gia đình đưa ông đi chạy chữa nhiều nơi nhưng đều không có kết quả. Tới tháng 9 năm 1940, Hàn Mặc Tử quyết định vào trại phong Tuy Hòa, ông mang số bệnh nhân 1134 và từ trần ngày 11 tháng 11 cùng năm vì chứng kiết lỵ. Lúc này Hàn Mặc Tử mới chỉ 28 tuổi.

    Xem thêm: Hàn Mặc Tử được mệnh danh là gì trong phong trào thơ mới?

    Sự nghiệp sáng tác của Hàn Mặc Tử

    Hàn Mặc Tử bắt đầu sáng tác từ năm 16 tuổi với bút danh Phong Trần rồi đổi thành Lệ Thanh. Đến năm 1936, khi muốn ra phụ trương báo Saigon thì ông đổi tên thành Hàn Mạc Tử. Sau đó bạn bè gợi ý nên ông đổi chứ Mạc thành Mặc (Mặt trăng khuyết) và lựa chọn bút danh Hàn Mặc Tử như hiện nay.

    Nhà thơ Hàn Mặc Tử quê ở đâuNhà thơ Hàn Mặc Tử quê ở đâuBài thơ Đây thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử

    Các sáng tác của Hàn Mặc Tử thiên về trường thư loạn và tình cảm lãng mạn. Trước khi mất ông để lại gần 200 tác phẩm thơ, kịch và văn xuôi. Trong đó có bài thơ Đây Thôn Vỹ Dạ nổi tiếng, được xuất hiện trong chương trình giáo dục môn Ngữ Văn của học sinh Việt Nam.

    Các tác phẩm tiêu biểu của Hàn Mặc Tử

    Dưới đây là một số tác phẩm tiêu biểu của ông:

    1. Đây thôn Vĩ Dạ
    2. Âm thầm
    3. Bán túi thơ
    4. Bán túi thơ (tự hoạ)
    5. Bẽn lẽn
    6. Buồn thu
    7. Bút thần khai
    8. Bước giang hồ
    9. Nụ cười
    10. Gái quê
    11. Nắng tươi…
    12. Bẽn lẽn
    13. Tôi thích làm con gái
    14. Khóm vi lau
    15. Tiếng nấc…
    16. Tôi không muốn gặp
    17. Ngủ mớ
    18. Uống trăng
    19. Đà Lạt trăng mờ
    20. Tối tân hôn
    21. Huyền ảo
    22. Mùa xuân chín
    23. Trường tương tư
    24. Hồn là ai
    25. Biển hồn ta
    26. Sáng láng
    27. Ngủ với trăng

    Ngoài các tác phẩm trên, còn rất nhiều tác phẩm thơ, kịch thơ khác được Hàn Mặc Tử sáng tác. Để theo dõi trọn bộ, bạn hãy xem thêm tuyển tập thơ Hàn Mặc Tử, thơ tình, thơ điên hay nhất do TRƯỜNG MẦM NON THIÊN THẦN tổng hợp.

    Q&A về tác giả Hàn Mặc Tử

    Để giải đáp chi tiết Hàn Mặc Tử là ai và Hàn Mặc Tử bị bệnh gì thì dưới đây là một số câu hỏi kèm lời giải có liên quan:

    1/ Nhà thơ Hàn Mặc Tử quê ở đâu?

    Hàn Mặc Tử sinh tại Đồng Hới, Quảng Bình nhưng thường theo cha đi nhiều nơi.

    2/ Tại sao gọi Hàn Mặc Tử là nhà thơ điên?

    Hàn Mặc Tử có những sáng tác lạ, ảo chồng lên ảo mà người đời lúc đó chưa quen đọc. Chính vì vậy ông có biệt danh là nhà thơ điên.

    Xem thêm: Phong cách thơ của Hàn Mặc Tử là gì?

    3/ Hàn Mặc Tử theo đạo gì?

    Hàn Mặc Tử và gia đình theo đạo Công giáo. Ông được rửa tội tại Nhà thờ Tam Tòa và có tên thánh là Phêrô Phanxicô.

    4/ Hàn Mặc Tử sinh năm bao nhiêu?

    Ông sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912.

    5/ Hàn Mặc Tử mất năm bao nhiêu tuổi?

    Ông mất năm 28 tuổi, tức ngày 11 tháng 11 năm 1940.

    6/ Hàn Mặc Tử chết vì bệnh gì?

    Hàn Mặc Tử chết vì chứng kiết lỵ khi mắc bệnh phong.

    7/ Tại sao Hàn Mặc Tử mắc bệnh phong?

    Theo quan điểm mê tín thời đó, Hàn Mặc Tử mắc phong do nhiễm hơi từ ngôi mộ mới bốc lên trong lúc mưa giông.

    Tuy nhiên đây chỉ là truyện hư cấu, về mặt khoa học thì chứng phong có quá trình lây nhiễm, xuất hiện triệu chứng kéo dài hàng tháng chứ không diễn ra trong 1 ngày.

    8/ Hàn Mặc Tử có bao nhiêu người yêu?

    Có tất cả 5 bóng hồng đã xuất hiện trong đời Hàn Mặc Tử gồm:

    • Bà Hoàng Thị Kim Cúc: Năm 1933 ông làm tại Sở Đạc Điền Quy Nhơn thì quen bà.
    • Bà Mộng Cầm (Huỳnh Thị Nghệ): Ông quen bà khi làm việc cho  báo Công Luận.
    • Bà Mai Đình: Ông quen bà khi đã lâm bệnh và xa lánh người đời.
    • Bà Lê Thị Ngọc Sương: Chị ruột của thi sĩ Bích Khê – Người bạn văn chương của ông.
    • Bà Thương Thương: Trong những ngày cô đơn vì bệnh tật, ông nhận được thử gửi từ Thương Thương và đem lòng yêu say đắm bà.

    9/ Hàn Mặc Tử tên thật là gì?

    Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí.

    10/ Bút danh Hàn Mặc Tử có ý nghĩa gì?

    Hàn Mặc Tử có nghĩa là Mặt trăng khuyết sau bức rèm lạnh lẽo, trống trải.

    11/ Hàn Mặc Tử làm thơ ở đâu?

    Hàn Mặc Tử từng làm việc ở Sở Đạc Điền Quy Nhơn, Báo Công Luận Sài Gòn và Trại phong Tuy Hòa.

    Lời kết

    Tiểu sử nhà thơ Hàn Mặc Tử không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp của ông mà còn có cái nhìn sâu sắc hơn về tình yêu, sự sống và cái chết. Tình yêu chất chứa với người thương hay với quê nhà của tác giả được thể hiện qua từng vần thơ.

     

     

     

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Giáo dục

  • Quy trình hay qui trình đúng chính tả?

    Quy trình hay qui trình đúng chính tả?

    Một lỗi chính tả bắt gặp khá nhiều hiện nay mà nhiều người mắc phải giữa hai từ quy trình hay qui trình. Hãy cùng Cảnh sát chính tả The POET Magazine tìm hiểu ý nghĩa cũng như cách phát âm chuẩn.

    Quy trình hay qui trình? Từ nào đúng chính tả?

    Trong từ điển tiếng Việt, từ “quy trình” là từ viết đúng chính tả, không xuất hiện từ “qui trình”, vì từ này viết bị sai chính tả.

    Quy trình hay qui trìnhQuy trình hay qui trình là đúng chính tả

    Giải thích nghĩa các từ

    Để tránh sự nhầm lẫn này, bạn cần hiểu hơn về ý nghĩa của hai từ quy trình và qui trình.

    1/ Quy trình nghĩa là gì?

    Quy trình có nghĩa là lộ trình, có một phương pháp, kế hoạch cụ thể, được thực hiện cả một quá trình. Một người làm việc có hiệu quả là người làm việc theo quy trình, làm việc theo mục tiêu đã đặt ra.

    Ví dụ:

    • Khi tôi mới vào công ty, Giám đốc đưa cho tôi quy trình về sản phẩm để học
    • Chúng tôi lên quy trình để làm theo khi mùa thi sắp đến.

    2/ Qui trình nghĩa là gì?

    Qui trình là từ bị sai chính tả, không được sử dụng trong các giấy tờ, văn bản vì không mang ý nghĩa rõ ràng. Hiện nay nhiều người viết sai từ này do chưa phân biệt được âm “i” và “y”.

    Kết luận

    Việc phân biệt được từ quy trình hay qui trình sẽ giúp bạn tránh sai sót khi làm việc. Hãy lưu ý các từ này để trau dồi thêm kiến thức về ngôn từ cũng cũng như giúp bạn tự tin hơn khi làm việc.

    Nguồn: truongmamnonthienthan.edu.vn
    Chuyên mục: Chính tả

  • Cách mở và kết bài Mùa xuân nho nhỏ (cơ bản – nâng cao)

    Cách mở và kết bài Mùa xuân nho nhỏ (cơ bản – nâng cao)

    Mở bài và kết bài Mùa xuân nho nhỏ là chi tiết giúp bài viết của bạn ẵm trọn điểm cao. Một đoạn mở hay, khơi gợi nhiều thắc mắc sẽ khiến người đọc bị cuốn hút, mặt khác một đoạn kết hoàn hảo sẽ tổng kết toàn bộ nội dung cốt lõi khiến người đọc phải suy ngẫm. Trang văn học đã tổng hợp 101+ các mẫu mở, kết bài hay cho bài phân tích Mùa xuân nho nhỏ bạn không thể bỏ qua.

    Mở bài Mùa xuân nho nhỏ

    Các mẫu mở bài Mùa xuân nho nhỏ chia theo từng dạng bài như sau:

    Mở bài phân tích Mùa xuân nho nhỏ hay

    Mẫu 1

    “Nếu là con chim, chiếc lá,

    Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

    Lẽ nào vay mà không trả,

    Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.”

    Đây là những dòng thơ của Tố Hữu trong bài Một Khúc Ca Xuân nói về tâm niệm được hiến dâng của mình. Trong khi đó, Thanh Hải – Nhà thơ cùng quê với Tố Hữu, khi viết bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” trước khi ra đi, không chỉ thể hiện những suy ngẫm mà còn mong ước được dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ của mình cho mùa xuân vĩ đại của đất nước Việt Nam.

    Mẫu 2

    “Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết

    Đêm qua sân trước một nhành mai”

    Trong suốt lịch sử, mùa xuân luôn là một đề tài hấp dẫn, làm say mê các thi nhân, thúc đẩy họ viết nên những bài thơ sáng tạo và mới lạ về mùa khởi đầu của năm mới. Chúng ta không thể không nhắc đến các tác phẩm như “Mùa xuân xanh” của Nguyễn Bính, “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử, “xuân hồng” của Xuân Diệu… và giữa số đó, có Thanh Hải – một nhà thơ đã trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp và góp phần quan trọng xây dựng văn học cách mạng miền Nam từ thời khởi đầu. “Mùa xuân nho nhỏ” là tác phẩm mà Thanh Hải viết vào tháng 11 năm 1980, chỉ cách ngày ông ra đi một tháng. Bài thơ mang đậm những cảm xúc chân thành và sâu sắc, thể hiện lòng ước ao mãnh liệt về sự cống hiến cho đời, góp phần vào mùa xuân lớn của quê hương và đất nước, làm cho đất nước ngày càng thêm mạnh mẽ và thịnh vượng.

    Mẫu 3

    Khi nhắc đến mùa xuân, người ta thường nghĩ đến vẻ đẹp tươi mới của tự nhiên, khi mà mọi thứ đều bắt đầu nảy nở và hồi sinh. Vẻ đẹp ấy đã làm xao động lòng người và không ai có thể cưỡng lại được sức hút đó, bao gồm cả các thi nhân. Mùa xuân là nguồn cảm hứng vô tận và không thể thiếu đối với sự nghiệp sáng tác của rất nhiều nhà thơ. “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải là một tác phẩm đặc sắc trong sự nghiệp văn chương của ông, từng câu thơ mang đậm cảm xúc của một con người tận hưởng những điều tuyệt vời nhất của mùa xuân. Qua đó, tác phẩm cũng thể hiện sự yêu mến cuộc sống, đất nước và các ước nguyện đẹp đẽ của tác giả.

    “Ngày xuân còn én đưa thoi

    Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

    Cỏ non xanh tận chân trời

    Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

    “Mọc giữa dòng sông xanh

    Một bông hoa tím biếc

    Ôi con chim chiền chiện

    Hót chi mà vang trời

    Từng giọt long lanh rơi

    Tôi đưa tay tôi hứng”

    Đây là mẫu mở bài hoàn hảo cho yêu cầu so sánh liên hệ tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ mà bạn không thể bỏ qua.

    Mở bài mùa xuân nho nhỏMở bài mùa xuân nho nhỏ

    Mở bài Mùa xuân nho nhỏ ngắn gọn nhất

    Mẫu 1

    Thanh Hải là một trong những nhà thơ nổi tiếng của văn học Việt Nam, ông sinh năm 1940 tại Hà Nội và là cựu chiến binh. Thanh Hải đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả bằng những tác phẩm thơ mang tính nhân văn cao và sắc sảo. Bài thơ “Mùa Xuân nhỏ nhỏ” của Thanh Hải không chỉ đơn thuần miêu tả vẻ đẹp mùa xuân mà còn thể hiện sự tình cảm sâu lắng về đất nước và con người Việt Nam.

    Mẫu 2

    Thanh Hải là một trong những nhà thơ hiện thực lớn của văn học Việt Nam thế kỷ 20, ông sinh ra và lớn lên trong những năm chiến tranh đầy khó khăn. Bài thơ “Mùa Xuân nhỏ nhỏ” của Thanh Hải là một tác phẩm điển hình cho phong cách sáng tác của ông, kết hợp giữa cái nhìn nhân văn sâu sắc và tình cảm sâu lắng về quê hương.

    Mẫu 3

    Thanh Hải, tên thật là Nguyễn Thanh Hải, là một trong những nhà thơ hàng đầu của thế hệ Việt Nam sinh sau chiến tranh. Bài thơ “Mùa Xuân nhỏ nhỏ” của ông là một tác phẩm văn học nổi tiếng, nổi bật với việc sử dụng ngôn từ tươi sáng và hình ảnh sắc nét để miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân cũng như tình yêu thương đối với đất nước.

    Mở bài Mùa xuân nho nhỏ cho học sinh giỏi

    3 mẫu mở bài Mùa xuân nho nhỏ nâng cao cho học sinh giỏi:

    Mẫu 1 

    Khi bước vào không gian văn học, độc giả thường dễ nhận thấy sự gần gũi của người nghệ sĩ với thiên nhiên trong tâm thế của họ. Niềm yêu mến đối với thiên nhiên có vẻ như chưa bao giờ hết trong dòng chảy văn chương từ thời cổ đại. Thiên nhiên chính nó đã như một bài thơ sống động. Tuy nhiên, qua cái nhìn của người nghệ sĩ, thiên nhiên không chỉ đẹp mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nhà thơ không chỉ miêu tả một bức tranh về thiên nhiên mà còn truyền tải những tình cảm yêu thương, khát khao, những suy ngẫm và triết lý về cuộc sống. Vì vậy, khi đọc tác phẩm thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, người đọc không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp mùa xuân kỳ diệu của xứ Huế, của đất nước Việt Nam mà còn đắm chìm trong khát vọng cao cả, sự cống hiến thiêng liêng của tác giả.

    Mẫu 2 

    Dù là bình minh hay hoàng hôn, khi ánh sáng ban mai hoặc chiều tà len lỏi trên bầu trời, tiếng sóng thủy triều vẫn không ngừng mang đến trang thơ những lớp sóng biển đời thường. Thi sĩ lắng nghe và chấm ngòi bút vào nghiên mực, hòa mình vào hơi thở của biển đời và mùi vị của cuộc sống để sáng tác nên những câu thơ. Do đó, mọi tác phẩm nghệ thuật đều được sinh ra từ biển cả cuộc sống, hướng về cuộc sống một cách chân thành nhất. Có lẽ đó là lý do mà Thanh Hải đã lựa chọn nhặt lấy từng chữ cái của cuộc đời, lựa chọn những viên ngọc thiên nhiên để sáng tác “Mùa xuân nho nhỏ”. Khi đọc tác phẩm, độc giả không còn thấy những cảnh giường bệnh trắng xóa, không có những nỗi đau khổ hay tiếng khóc của một thi nhân gần ngày từ biệt nhân thế. Chúng ta chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, và lòng yêu thương cuộc sống cùng ước nguyện cống hiến của tác giả.

    Mẫu 3

    Mùa Xuân, đối với nhiều người nghệ sĩ, là nguồn cảm hứng vô tận. Xuân đại diện cho chu kỳ thời gian, là ranh giới của không gian và hy vọng vào một tương lai tươi sáng, vào hạnh phúc của con người, thậm chí cả vào sự thay đổi của xã hội. Nhiều thi nhân đã lang thang khắp nơi trên thế gian để thu thập những hương vị, sắc màu của mùa xuân trong các tác phẩm văn học của họ. Hơi thở xuân rực rỡ trong “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử. Màu sắc mộc mạc của xuân thôn quê hiện diện qua những câu thơ trữ tình của Nguyễn Bính. Và Thanh Hải cũng dành tình cảm đặc biệt, gửi gắm những lời thơ chân thành trong “Mùa xuân nho nhỏ”. Khi cuộc sống sắp kết thúc, Thanh Hải đã ghi lại ước nguyện của mình trong những dòng thơ, để giai điệu của “Mùa xuân nho nhỏ” vẫn vang vọng trong lòng người đọc.

    Mở bài Mùa xuân nho nhỏ trực tiếp

    Mẫu 1 

    Thanh Hải là một trong những nhà thơ có ảnh hưởng lớn đến văn học Việt Nam, với phong cách sáng tạo độc đáo và tinh tế. Bài thơ “Mùa Xuân nhỏ nhỏ” của ông là một tác phẩm thơ ca về mùa xuân, nổi bật với sự sắc sảo trong từng câu thơ và khả năng tái hiện một cách chân thực những cảm xúc sâu lắng về quê hương và con người.

    Mẫu 2 

    “Bài thơ ‘Mùa xuân nho nhỏ’ đã truyền tải đến người đọc những cảm xúc sâu sắc của sự yêu mến và tình cảm gắn bó với đất nước, thể hiện sự ước nguyện chân thành từ tận đáy lòng của Thanh Hải.”

    Mẫu 3

    Thanh Hải, một trong những nhà thơ nổi tiếng của thế hệ Việt Nam, đã để lại dấu ấn sâu đậm trong văn học bằng những tác phẩm thơ đầy cảm xúc và tư tưởng. Bài thơ “Mùa Xuân nhỏ nhỏ” của ông là một ví dụ điển hình, với khả năng kết hợp giữa sắc thái mùa xuân và tình cảm sâu lắng về đất nước, mang lại cho người đọc những trải nghiệm tinh thần và văn chương đầy ý nghĩa.

    Mở bài Mùa xuân nho nhỏ gián tiếp

    Mẫu 1 

    Chẳng biết từ khi nào mà mùa xuân đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của các thi sĩ. Vẻ đẹp của mùa xuân đã làm xao động vô số trái tim của những người thơ. Biết bao bài thơ đã được sáng tác một cách tuyệt vời như thế. Nguyễn Du và Thanh Hải, hai cá tính trái ngược nhau nhưng lại đều cảm nhận và yêu mến một “nàng Xuân” tuyệt vời. Tình cảm này được tái hiện trong bức tranh “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.

    Nếu Nguyễn Du viết:

    “Ngày xuân còn én đưa thoi

    Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

    Cỏ non xanh tận chân trời

    Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”

    thì Thanh Hải viết:

    “Mọc giữa dòng sông xanh

    Một bông hoa tím biếc

    Ôi con chim chiền chiện

    Hót chi mà vang trời

    Từng giọt long lanh rơi

    Tôi đưa tay tôi hứng.”

    Mẫu 2 

    “Em bé Hà Nội” là một truyện ngắn nổi tiếng của Nam Cao, nhà văn Việt Nam thế kỷ 20, được viết vào những năm 1940. Tác phẩm này mang đậm tình cảm về tuổi thơ và quê hương, miêu tả cuộc sống bình dị và những nỗi niềm trong tim một đứa trẻ ở thủ đô Hà Nội.

    Bài thơ “Mùa Xuân nhỏ nhỏ” của Thanh Hải và truyện ngắn “Em bé Hà Nội” của Nam Cao đều khắc họa một cách sâu sắc về cuộc sống và tình yêu quê hương. Thông qua các hình ảnh sinh động và ngôn từ đầy tình cảm, cả hai tác phẩm đều mang lại cho người đọc một cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp của mùa xuân, sự bình dị và những giá trị văn hóa sâu sắc của dân tộc Việt Nam. Những tác phẩm này là những bức tranh sống động về quê hương và tuổi thơ, góp phần làm giàu văn học Việt Nam bằng những giá trị văn chương vô giá.

    Mẫu 3

    Bài thơ “Mùa Xuân nhỏ nhỏ” của Thanh Hải là một tác phẩm thơ ca sôi động về mùa xuân, nhưng nó cũng hơn thế nữa. Thanh Hải đã khéo léo sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh để không chỉ tái hiện vẻ đẹp của mùa xuân mà còn mang lại một cái nhìn sâu sắc về tình yêu quê hương và sự gắn kết với đất nước.

    Mở bài phân tích khổ đầu Mùa xuân nho nhỏ

    Mẫu 1 

    Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải là một tác phẩm miêu tả về mùa xuân vô cùng đặc sắc và ý nghĩa. Đặc biệt, đoạn đầu của bài thơ đã rất sinh động và sâu sắc trong việc khắc họa sự hòa quyện của mùa xuân trong lòng người đọc.

    Mẫu 2 

    Mùa xuân, thời điểm của sự sống và sinh sôi bừng nảy, là mùa của tất cả vạn vật. Với vẻ đẹp đặc biệt của nó, mùa xuân đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho rất nhiều thi nhân. Xuân Diệu, nhà thơ lãng mạn vĩ đại, đã táo bạo thể hiện vẻ đẹp mùa xuân qua góc nhìn của “người đam mê tình yêu”.

    Mẫu 3

    Thanh Hải là một nhà thơ đã trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ông đã gắn bó với cách mạng và quê hương suốt đời, cho đến hơi thở cuối cùng. “Mùa xuân nho nhỏ” là một trong những tác phẩm nổi bật của ông, khiến người đọc ấn tượng đặc biệt với khổ thơ đầu của bài thơ.

    Mẫu 4

    Khi nhắc đến đề tài mùa xuân, người yêu văn thơ nước nhà thường gợi nhớ đến bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải. Bài thơ này được coi như một sợi dây nối tiếp mạch cảm xúc từ những năm tháng xa xưa. Thanh Hải viết “Mùa xuân nho nhỏ” khi sắp đến lúc hồi hương, nhưng người đọc vẫn cảm nhận được tình yêu mãnh liệt dành cho thiên nhiên và đất trời luôn tràn đầy trong trái tim tác giả, ngay từ khổ thơ đầu của bài thơ.

    Mở bài phân tích mùa xuân nho nhỏMở bài phân tích mùa xuân nho nhỏMở bài phân tích mùa xuân nho nhỏ khổ 1

    Bạn có thể áp dụng những cách mở bài này trong bài phân tích khổ 1 Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải để ghi điểm cao hơn.

    Mở bài phân tích khổ 1 và 2

    Mẫu 1 

    Mùa xuân là chủ đề quen thuộc trong văn học Việt Nam, và mỗi nhà thơ lại có cách tiếp cận riêng để thể hiện vẻ đẹp và ý nghĩa của mùa xuân trong tác phẩm của mình. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải là một trong những ví dụ điển hình về một mùa xuân nhẹ nhàng và tràn đầy sức sống. Thanh Hải đã sáng tác bài thơ này trong một hoàn cảnh đặc biệt, khi đất nước đã thống nhất và toàn dân hướng về một mục tiêu chung là xây dựng và phát triển. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Thanh Hải đang nằm trên giường bệnh vì mắc một căn bệnh hiểm nghèo.

    Mẫu 2 

    Thiên nhiên với sự phong phú và hấp dẫn vẻ đẹp luôn là đề tài thu hút và khơi nguồn cảm hứng cho các tác giả. Đặc biệt, những khoảnh khắc chuyển mùa, khi mà các tâm hồn tinh tế có thể nắm bắt sự qua đi của mùa cũ và sự đến của mùa mới, luôn là thời điểm đáng để lưu lại trong văn chương. Thanh Hải, bằng tâm hồn nhạy cảm và tinh tế của mình, đã vẽ lên một bức tranh toàn cảnh về vẻ đẹp mùa xuân mộng mơ của xứ Huế. Điều này đặc biệt rõ ràng trong hai khổ thơ đầu của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.

    Mẫu 3 

    Mỗi khi xuân về, trong lòng mỗi nhà thơ lại nảy sinh một cảm xúc khác nhau, một cách tiếp cận riêng để khắc họa vẻ đẹp tinh khôi của mùa xuân. Thanh Hải, với bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, đã lựa chọn một góc nhìn nhẹ nhàng và tràn đầy sức sống để mô tả mùa xuân. Sáng tác bài thơ trong thời kỳ đất nước đang bước vào giai đoạn thống nhất, Thanh Hải lại đang phải chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo, điều này đã mang đến một chiều sâu đặc biệt cho tác phẩm.

    Mẫu 4

    Mùa xuân là một đề tài không lạ lẫm gì đối với các nhà thơ Việt Nam, mỗi người lại có cách riêng để phác họa vẻ đẹp tươi mới của năm tháng. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải là một ví dụ điển hình về sự nhẹ nhàng và sự sống động của mùa xuân. Nhưng điều đặc biệt là Thanh Hải đã sáng tác bài thơ này trong giai đoạn đất nước hồi sinh, trong khi chính ông lại đang trải qua những ngày tháng khó khăn với căn bệnh nặng.

    Mở bài phân tích khổ 2 và 3

    Mẫu 1 

    Bài thơ “Mùa Xuân nhỏ nhỏ” của Thanh Hải không chỉ là một sự tưởng tượng về mùa xuân với những hình ảnh rực rỡ mà còn là một lời ca ngợi sâu sắc về sự sống và tinh thần dân tộc Việt Nam. Khổ thơ thứ hai và ba đưa người đọc đến với hình ảnh sinh động của những người nông dân cầm súng, mang trên lưng những chồi lộc và những bông hoa mùa xuân, như một biểu tượng của sự hy sinh và nỗ lực vì đất nước.

    Mẫu 2 

    “Bài thơ ‘Mùa xuân nho nhỏ’ được viết vào năm 1980, khi nhà thơ Thanh Hải đang nằm trên giường bệnh. Tác phẩm không chỉ đơn thuần là một tác phẩm về mùa xuân tươi đẹp, mà còn là một khúc ca về lẽ sống cao đẹp và tình yêu sâu nặng đối với quê hương và đất nước. Những giá trị này được nhà thơ Thanh Hải thể hiện một cách chân thành và cảm động, đặc biệt là ở những khổ thơ 2 và 3 của bài thơ.”

    Mẫu 3

    Khởi đầu của khổ thơ thứ hai và thứ ba trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải là những lời nguyện cầu chân thành, nhẹ nhàng như những cánh chim nhỏ bay trên cành, như làn gió nhè nhẹ lay động mùa xuân. Đó là lời nguyện ước về sự cống hiến, về việc làm cho đời đẹp hơn, mà tác giả dâng trọn vào lòng yêu thương cuộc sống và quê hương.

    Mẫu 4 

    Hai khổ thơ 2 và 3 của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” như là những lời thề non sông từ tâm hồn ngập tràn sức sống và tình yêu thiêng liêng với quê hương. Những dòng thơ đơn giản mà sâu lắng, như làn sương mai thấm qua những cánh hoa thơm, giữa những tiếng chim hót vang vọng, khẳng định niềm tin và khát vọng về một cuộc sống tươi đẹp và hạnh phúc.

    Mẫu 5 

    Bắt đầu từ khổ thơ thứ hai, bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải đưa chúng ta vào một không gian thơ mộng, nơi mà tâm hồn của nhà thơ như là một ngọn nến soi sáng vùng đất yêu thương. Những câu thơ như là tiếng chuông reo vang, khơi gợi cảm xúc và lòng yêu mến vô bờ bến đối với thiên nhiên và cuộc sống.

    Ngoài những mẫu trên, bạn đừng quên tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác Mùa xuân nho nhỏ để có thêm ý tưởng triển khai các mở bài hấp dẫn khác.

    Phân tích khổ 2 3Phân tích khổ 2 3Mở bài phân tích khổ 2 3

    Mở bài phân tích khổ 4 và 5

    Mẫu 1 

    Trong thời đại Lý, Thiền sư Mãn Giác, dù sắp qua đời với căn bệnh nặng, vẫn sáng tác những vần thơ tràn đầy niềm lạc quan, yêu đời, vui sống: “Đừng nghĩ xuân tàn hoa rụng hết – Đêm qua sân trước một nhành mai”. Ngày nay, Thanh Hải cũng đã để lại những vần thơ tương tự, dù từng giờ, từng phút ông đều chống chọi với căn bệnh. Đó chính là tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ”, nơi tác giả thể hiện tình yêu thiên nhiên trong mùa xuân, tình yêu đất nước và ước nguyện sống có ích.

    Mẫu 2 

    Thanh Hải là nhà thơ sinh ra và lớn lên tại xứ Huế, một vùng đất đầy hữu tình với con sông Hương thơ mộng và núi Ngự Bình trang nghiêm, đã nuôi dưỡng và thổi hồn cho những bài thơ của ông bay cao. Được trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến, Thanh Hải là một trong những nhà văn có công đầu trong việc xây dựng nền văn học cách mạng miền Nam Việt Nam thời kỳ chống Mỹ. Những tác phẩm như “Mồ anh hoa nở” và “Những đồng chí trung kiên” của ông đã đi vào lòng người đọc qua các thế hệ, là biểu tượng cho sự trung thành và lòng yêu nước sâu sắc của tác giả.

    Mẫu 3

    Nhà thơ Thanh Hải, giống như nhiều nhà thơ khác, đã lắng nghe và cảm nhận mùa xuân để sáng tác bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, thể hiện ước nguyện nhỏ nhoi cuối đời của ông. Tác phẩm này không chỉ là một phần quý giá trong văn học Việt Nam mà còn là một bức tranh tinh tế, đơn giản nhưng ẩn chứa những dòng cảm xúc sâu lắng và những ước nguyện sâu xa của tác giả, đặc biệt là qua hai khổ thơ đầu của bài.

    Mẫu 4

    “Mùa xuân nho nhỏ” là bản nhạc cuối cùng mà nhà thơ Thanh Hải để lại cho cuộc đời. Bài thơ bắt nguồn từ cảm hứng về vẻ đẹp tự nhiên của xứ Huế, mở rộng ra thành tưởng tượng về mùa xuân vĩnh cửu của đất nước, đồng thời thể hiện khát vọng cống hiến cuộc đời cho mùa xuân rộng lớn của tổ quốc. Tình cảm này được Thanh Hải diễn đạt chân thành và cảm động qua khổ thơ thứ 4 và thứ 5 của bài thơ.

    Mở bài phân tích khổ 6

    Mẫu 1 

    “Mùa xuân nho nhỏ” là một trong những bài thơ t